Hồng Nhan Thượng Hải – Thời Thanh xuân là 2 truyện dài của 2 nhà văn nổi tiếng Trung Quốc – Trần Đan Yến và Trương Hiền Lượng.
Truyện dài Hồng nhan Thượng Hải (Trần Đan Yến) là một câu chuyện lấy bối cảnh Thượng Hải từ năm 1944 qua lời kể của nhiều người về cuộc đời của Diêu Diêu - ra đời vào mùa hè năm 1944. Diêu Diêu là con gái thứ hai của một ngôi sao điện ảnh nhưng sống hòa đồng với bạn bè và chịu sự giáo dục nghiêm khắc và nóng nảy của mẹ. Cô giống mẹ ở tính muốn có danh tiếng nhưng lại lựa chọn chính trị. Song tiền đồ chính trị của cô luôn gặp khó khăn, trắc trở vì mẹ cô là ngôi sao của giai cấp tư sản vì vậy Diêu Diêu đã phải chịu những hy sinh, mất mát ngay cả những người mà cô yêu thương nhất...
Truyện dài Thời Thanh Xuân của nhà văn Trương Hiền Lượng viết về những khoảnh khắc, ký ức và những câu chuyện được định nghĩa là “thời thanh xuân” mà tác giả cũng chính là nhân vật “tôi” đã trải qua, đã cảm nhận được trong thời gian đi cải tạo ở thời kỳ bài trừ phái hữu, cải cách văn hóa của Trung Quốc.
***
Thưa cụ, cụ có thể kể cho cháu về mùa hè Thượng Hải năm 1944, về những câu chuyện bình thường mà ngày ngày đã xảy ra ở đây. - Tôi tìm đến Ngụy Thiệu Xương, được sinh hạ, lớn lên và gần như cả một đời người đã gắn bó với cái thành phố đông dân nhất này của Trung Quốc.
Giờ là mùa xuân, cách năm 1944 phải đến 56 năm rồi, trời mưa và cả Thượng Hải đượm màu xám nhạt, các góc phố có phần tối hơn, giống như tàn thuốc điểm vài chấm đen, bóng những khuông cửa in lên tường mờ nhòa, loang lổ. Những ai chưa quen với Thượng Hải dầm dề mưa xuân thì khó có thể cảm thụ cùng vẻ đẹp mềm mại, mây khói của màu trời mùa này, và tương tự khó lòng thể hội một cái gì đó thương cảm nhè nhẹ ẩn chứa trong hơi mưa ẩm ướt. Mưa rả rích, liên miên, chẳng biết đến lúc nào mới tạnh, và đến lúc nào mới nghe được tiếng sấm đầu xuân. Cụ già Ngụy nhớ như in, thời tiết năm 1944 cũng giống thế này, cụ còn kể chuyện năm 1932, khi người Nhật ném bom Thượng Hải với cảnh tượng ở “Thương vụ ấn thư quán” trên đường Bảo Sơn, thiêu trụi một nhà in và một thư viện lớn nhất Đông Á. Bốn mươi vạn cuốn sách, trong đó có sáu vạn cuốn đặc biệt và toàn bộ số giấy chuẩn bị in sách đều trở thành tro bụi. Trời Thượng Hải ngập trong mưa tuyết, những cánh tuyết màu đen từ Bảo Sơn theo gió mùa đông bắc bay khắp thành phố, rơi xuống, phủ lên áo quần phơi ngoài ban công mọi con đường, nhất là Nam Kinh đông lộ. Ngụy Thiệu Xương có vẻ mỉm cười, thần sắc đổi thay khi kể chuyện cháy sách ở “Thương vụ ấn thư quán”, nhưng khi cụ ngẩng lên, hất mái đầu bạc trắng thì bạn sẽ nhìn thấy một gương mặt gắng gượng, chịu đựng và vô cùng nhẫn nại với dĩ vãng, cụ chẳng cười chút nào, cụ hơi ngạc nhiên vì sao tôi lại muốn biết những gì về năm 1944 ở Thượng Hải.
- Dạ thưa, cháu đang viết sách, kể chuyện một người mà năm đó đã sinh ra ở đây, cháu muốn biết những tình tiết chân thực khó có thể tìm thấy trong sử sách, tân văn báo chí, thậm chí cả các truyện ký hay hồi ức của các bậc vĩ nhân, bởi vì nhân vật của cháu là cô gái rất bình thường. - Tôi trả lời và cảm thấy, cô ta như hạt bụi dính trên pho sách sử, nhưng tôi muốn hạt bụi đó vĩnh viễn không bị quét đi, rơi mất.
Truyện dài Hồng nhan Thượng Hải (Trần Đan Yến) là một câu chuyện lấy bối cảnh Thượng Hải từ năm 1944 qua lời kể của nhiều người về cuộc đời của Diêu Diêu - ra đời vào mùa hè năm 1944. Diêu Diêu là con gái thứ hai của một ngôi sao điện ảnh nhưng sống hòa đồng với bạn bè và chịu sự giáo dục nghiêm khắc và nóng nảy của mẹ. Cô giống mẹ ở tính muốn có danh tiếng nhưng lại lựa chọn chính trị. Song tiền đồ chính trị của cô luôn gặp khó khăn, trắc trở vì mẹ cô là ngôi sao của giai cấp tư sản vì vậy Diêu Diêu đã phải chịu những hy sinh, mất mát ngay cả những người mà cô yêu thương nhất...
Truyện dài Thời Thanh Xuân của nhà văn Trương Hiền Lượng viết về những khoảnh khắc, ký ức và những câu chuyện được định nghĩa là “thời thanh xuân” mà tác giả cũng chính là nhân vật “tôi” đã trải qua, đã cảm nhận được trong thời gian đi cải tạo ở thời kỳ bài trừ phái hữu, cải cách văn hóa của Trung Quốc.
***
Thưa cụ, cụ có thể kể cho cháu về mùa hè Thượng Hải năm 1944, về những câu chuyện bình thường mà ngày ngày đã xảy ra ở đây. - Tôi tìm đến Ngụy Thiệu Xương, được sinh hạ, lớn lên và gần như cả một đời người đã gắn bó với cái thành phố đông dân nhất này của Trung Quốc.
Giờ là mùa xuân, cách năm 1944 phải đến 56 năm rồi, trời mưa và cả Thượng Hải đượm màu xám nhạt, các góc phố có phần tối hơn, giống như tàn thuốc điểm vài chấm đen, bóng những khuông cửa in lên tường mờ nhòa, loang lổ. Những ai chưa quen với Thượng Hải dầm dề mưa xuân thì khó có thể cảm thụ cùng vẻ đẹp mềm mại, mây khói của màu trời mùa này, và tương tự khó lòng thể hội một cái gì đó thương cảm nhè nhẹ ẩn chứa trong hơi mưa ẩm ướt. Mưa rả rích, liên miên, chẳng biết đến lúc nào mới tạnh, và đến lúc nào mới nghe được tiếng sấm đầu xuân. Cụ già Ngụy nhớ như in, thời tiết năm 1944 cũng giống thế này, cụ còn kể chuyện năm 1932, khi người Nhật ném bom Thượng Hải với cảnh tượng ở “Thương vụ ấn thư quán” trên đường Bảo Sơn, thiêu trụi một nhà in và một thư viện lớn nhất Đông Á. Bốn mươi vạn cuốn sách, trong đó có sáu vạn cuốn đặc biệt và toàn bộ số giấy chuẩn bị in sách đều trở thành tro bụi. Trời Thượng Hải ngập trong mưa tuyết, những cánh tuyết màu đen từ Bảo Sơn theo gió mùa đông bắc bay khắp thành phố, rơi xuống, phủ lên áo quần phơi ngoài ban công mọi con đường, nhất là Nam Kinh đông lộ. Ngụy Thiệu Xương có vẻ mỉm cười, thần sắc đổi thay khi kể chuyện cháy sách ở “Thương vụ ấn thư quán”, nhưng khi cụ ngẩng lên, hất mái đầu bạc trắng thì bạn sẽ nhìn thấy một gương mặt gắng gượng, chịu đựng và vô cùng nhẫn nại với dĩ vãng, cụ chẳng cười chút nào, cụ hơi ngạc nhiên vì sao tôi lại muốn biết những gì về năm 1944 ở Thượng Hải.
- Dạ thưa, cháu đang viết sách, kể chuyện một người mà năm đó đã sinh ra ở đây, cháu muốn biết những tình tiết chân thực khó có thể tìm thấy trong sử sách, tân văn báo chí, thậm chí cả các truyện ký hay hồi ức của các bậc vĩ nhân, bởi vì nhân vật của cháu là cô gái rất bình thường. - Tôi trả lời và cảm thấy, cô ta như hạt bụi dính trên pho sách sử, nhưng tôi muốn hạt bụi đó vĩnh viễn không bị quét đi, rơi mất.