Tiểu thuyết Không khóc của Lydie Salvayre, nữ văn sĩ Pháp gốc Tây Ban Nha, giải Goncourt 2014, là một kiệt tác văn học về nội dung cũng như về nghệ thuật viết văn. Lấy bối cảnh cuộc nội chiến Tây Ban Nha vào năm 1936, Lydie Salvayre đã khéo đặt cuộc sống và tình yêu của một cô gái trẻ trong lịch sử chung của đất nước Tây Ban Nha để nói về lịch sử đất nước và đồng thời lịch sử của Châu Âu và thế giới trong những năm 1930 thông qua một phận người.
***
Tác giả Lydie Salvayre đặt cuộc sống và tình yêu của một cô gái trẻ để nói về lịch sử, đất nước Tây Ban Nha, đồng thời là lịch sử châu Âu trong những năm 1930.
Không khóc là tiểu thuyết đoạt giải Goncourt năm 2014 của tác giả Lydie Salvare. Tác phẩm mới được dịch sang tiếng Việt bởi Tiến sĩ Nguyễn Duy Bình. Nhân dịp ra mắt tại Việt Nam, một buổi tọa đàm về tác phẩm đã được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Pháp Hà Nội. Chương trình có sự tham gia của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, nhà nghiên cứu Nguyễn Trí Dũng và dịch giả Nguyễn Duy Bình.
Đây là cuốn đoạt giải Goncourt thứ ba mà Tiến sĩ Nguyễn Duy Bình dịch. Anh lấy bằng Tiến sĩ văn học tại Pháp. Tác giả sinh năm 1948, tại Tây Ban Nha, gốc Pháp. Tác phẩm nói về cuộc nội chiến Tây Ban Nha, thông qua hai giọng điệu chính: bà mẹ với những hồi ức, một tuyến nữa là của một nhà văn, nhà báo.
Trong Không khóc, tác giả Lydie Salvayre thuật lại câu chuyện của mẹ mình – bà Montse - một người phụ nữ 90 tuổi đã mất trí nhớ. Bà chỉ nhớ giai đoạn những năm 1930, khi mình là thiếu nữ. Cô Montse đến xin làm con ở trong một nhà địa chủ nhưng bị chê là “trông nó xoàng quá”.
Nội chiến xảy ra đã cứu cô thoát khỏi thân phận con ở. Để thoát khỏi ngôi làng với những hủ tục, định kiến, lạc hậu, cô cùng anh trai tới thành phố với khao khát về thế giới tốt đẹp cho mọi người. Họ đến Catalonia nơi phe tự do vô chính phủ đã cướp chính quyền, bao trùm một niềm hân hoan, vui sướng.
Tại đây Montse xinh đẹp có một cuộc tình, nhưng người yêu cô theo lý tưởng mới mà bỏ đi theo chiến tranh. Thất tình, Montse trở về làng với cái thai trong bụng. Cô gặp và kết hôn với con trai một nhà địa chủ. Sự xung khắc tư tưởng, quan điểm chính trị tiếp tục tạo ra nhiều biến cố trong đời Montse.
Nhằm giúp độc giả hiểu hơn về tiểu thuyết, nhà nghiên cứu Nguyễn Trí Dũng nói về bối cảnh lịch sử mà tác phẩm phản ánh. Ông cho rằng Không khóc là sự nối dài ký ức cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Năm 1936, chế độ chính trị Tây Ban Nha rối ren. Tháng 7/1936, cuộc nội chiến chính thức nổ ra. Phe Cộng hòa có chính sách không phù hợp với “cánh hữu” với các viên tướng của quốc gia. Cánh tả được những người có tư tưởng xã hội chủ nghĩa ủng hộ, trong khi cánh hữu lại được các cường quốc phát xít hậu thuẫn.
Rất nhiều nhà văn, nhà báo tới Tây Ban Nha đưa tin, sáng tác nghệ thuật về cuộc nội chiến kinh khủng này. Một thảm sát đẫm máu đã diễn ra. Có khoảng 50.000 người bị ám sát, giết hại trong cuộc chiến. Đây không chỉ là một nội chiến ở Tây Ban Nha, mà trở thành cuộc chiến tư tưởng ở khắp châu Âu, ngay trong từng làng mạc, từng gia đình, tạo ra một hiện thực đau thương.
Tiến sĩ Duy Bình chia sẻ khi dịch, điều khiến anh gặp khó nhất là tác phẩm có hai giọng điệu khác nhau. Giọng kể của tác giả thuật lại câu chuyện của mẹ mình thì trau chuốt, trong khi giọng kể của bà mẹ - một người mất trí nhớ - lại mộc mạc, chân phương, sai ngữ pháp, đôi khi không rõ ràng, rành mạch. Hiện tại và quá khứ trong sách cũng chen lẫn với nhau, nên chọn đại từ nhân xưng cho các ngôi kể trong sách cũng là một lựa chọn khó.
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đánh giá dịch giả Duy Bình đã dịch sát với một tác phẩm khó. Bởi tiểu thuyết Không khóc được viết bởi hai giọng văn, ngôn ngữ. Nhà phê bình cho rằng ở Không khóc, Lydie Salvayre đã tạ nên hai giọng nói, hai cái nhìn về bạo lực và thanh thoát, giữa tàn nhẫn và tinh tế. Giọng văn khi thì hoàn hảo, lúc thì vụng về, tươi vui. Không khóc được độc giả Pháp đón nhận tích cực, với 22 nghìn bản đã bán hết và một Nhà xuất bản Seuil in gần 450 nghìn bản.
Nói về giá trị tác phẩm, nhà nghiên cứu Nguyễn Trí Dũng cho rằng chính tình yêu làm nên vẻ đẹp cho tiểu thuyết. Ông nói: “Nếu không có tình yêu, thì con người vẫn sẽ tàn sát lẫn nhau bởi chiến tranh, cuộc đấu tranh tư tưởng. Chỉ có tình yêu bao phủ mới chấm dứt được cuộc nội chiến ở ngôi làng nhỏ Catalan, cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Có lẽ, nếu không có tình yêu thì thế giới cũng tuyệt diệt”.
***
Một tác phẩm viết về chiến tranh và tình yêu vô cùng sâu sắc. Một cuốn tiểu thuyết mà ở đó là sự phân biệt giai cấp giàu nghèo vẫn vô cùng nhức nhối, những hủ tục lạc hậu, định kến cổ hủ vẫn quanh quẩn trong tác phẩm. Tác phẩm xứng đáng được trao tặng giải Goncourt danh giá.
Cụ bà Montse, bà bị rối loạn trí nhớ và bà sẽ mãi mãi quên đi những ký ức của quá khứ và hiện tại thế nhưng trong ký ức bà chỉ dai dẳng nhớ đến mùa hè năm 36, mùa hè mà cuộc dống và tình yêu quấn quýt với bà, mùa hè mà bà cảm giác như đang sống hoà quyệt với thế giới, một mùa hè tuổi xuân viên mãn, núp bóng mùa hè đó bà đã có thể sống những tháng ngày còn lại của đời mình. Bà đã giữ lại kỷ niệm đẹp nhất, sống động nhất như là một vết thương, một vết sẹo trên người mãi mãi không phai mờ.
Mùa hè ấy cuộc đời bà đã bước sang một trang mới, bà đã gặp được tình yêu của đời mình, nhưng nó lại vội vụt mất khỏi tầm tay của cô gái ngây thơ ngốc nghếch, mùa hè ấy mà từ giai cấp thấp hèn chở thành giai cấp tư sản trong cuộc hôn nhân không tình yêu. Mùa hè người anh yêu quý nông nổi của bà ra đi mãi mãi. Mùa hè ấy mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn.
Tác phẩm còn vẽ lên cho người đọc thấy được những sự kiện lịch sự của cuộc nội chiến Tây Ban Nha năm 1936. Và cả sự cuồng nhiệt bồng bột của tuổi trẻ. Họ luôn sống hết mình với ước mơ, ý trí, niềm tin và tình yêu của họ. Ai cũng có duy nhất chỉ một cuộc đời vì vậy hãy cứ là chính mình và sống hết mình. Thế thôi!!!!
***
Không Khóc của Lydie Salvayre như một bản giao hưởng của ngôn từ. Tác giả quả là một “nhà soạn nhạc” tài ba khi chỉ với 300 trang mà có thể viết nên một bản trường ca với “ngồn ngộn” thông tin và sựkiện lịch sử, được lồng vào câu chuyện đời với biết bao đau thương và mất mát, đắng cay và tủi nhục, nhưng không bi luỵ, mà vô cùng mạnh mẽ và vẫn rất trữ tình.
Điểm đặc sắc nhất trong Không Khóc là Lydie Salvayre đã viết nên những đoạn văn đầy tính nhạc, đó chính là việc sử dụng rất nhiều câu phức, câu ghép, với những điệp từ, điệp ngữ, cứ trùng trùng, điệp điệp trong từng câu, từng đoạn như những đợt sóng cuộn trào của ngôn từ.
Nhưng tài năng trong bút pháp của tác giả chính là kỹ thuật “phân bè” trong tác phẩm của mình, từng câu, từng đoạn, từng nhân vận, từng sự kiện, như được viết trên những khuông nhạc, với những nốt đen, nốt lặng, móc đơn, móc kép, khi lại 2/4, khi lại 4/4, khi thì mạnh mẽ, lúc lại trữ tình… Tất cả thật sự tạo nên một bản giao hưởng của ngôn từ, mà ở đó có thể người đọc không thể hiểu hết được, nhưng giai điệu của nó vẫn có sức lay động tâm hồn.
Nửa đầu cuốn sách tưởng là sẽ chỉ thấy hay, tuy nhiên sẽ không thích vì nội dung chính trị mình không có am hiểu, nhưng đọc nửa sau thì thấy quá hay quá thích, đặc biệt là chương cuối cùng, một màn “coda” tuyệt hảo, kết thúc cho một bản nhạc xuất sắc.
So sánh ví von vậy nhưng có khi mình cũng không hiểu chi về giao hưởng với trường ca đâu. Chỉ là cảm giác đọc Không Khóc đúng như là nghe nhạc giao hưởng, đôi khi không hiểu gì, nhưng mà vẫn thấy rất hay, rất cảm xúc.
***
Tác giả Lydie Salvayre đặt cuộc sống và tình yêu của một cô gái trẻ để nói về lịch sử, đất nước Tây Ban Nha, đồng thời là lịch sử châu Âu trong những năm 1930.
Không khóc là tiểu thuyết đoạt giải Goncourt năm 2014 của tác giả Lydie Salvare. Tác phẩm mới được dịch sang tiếng Việt bởi Tiến sĩ Nguyễn Duy Bình. Nhân dịp ra mắt tại Việt Nam, một buổi tọa đàm về tác phẩm đã được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Pháp Hà Nội. Chương trình có sự tham gia của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, nhà nghiên cứu Nguyễn Trí Dũng và dịch giả Nguyễn Duy Bình.
Đây là cuốn đoạt giải Goncourt thứ ba mà Tiến sĩ Nguyễn Duy Bình dịch. Anh lấy bằng Tiến sĩ văn học tại Pháp. Tác giả sinh năm 1948, tại Tây Ban Nha, gốc Pháp. Tác phẩm nói về cuộc nội chiến Tây Ban Nha, thông qua hai giọng điệu chính: bà mẹ với những hồi ức, một tuyến nữa là của một nhà văn, nhà báo.
Trong Không khóc, tác giả Lydie Salvayre thuật lại câu chuyện của mẹ mình – bà Montse - một người phụ nữ 90 tuổi đã mất trí nhớ. Bà chỉ nhớ giai đoạn những năm 1930, khi mình là thiếu nữ. Cô Montse đến xin làm con ở trong một nhà địa chủ nhưng bị chê là “trông nó xoàng quá”.
Nội chiến xảy ra đã cứu cô thoát khỏi thân phận con ở. Để thoát khỏi ngôi làng với những hủ tục, định kiến, lạc hậu, cô cùng anh trai tới thành phố với khao khát về thế giới tốt đẹp cho mọi người. Họ đến Catalonia nơi phe tự do vô chính phủ đã cướp chính quyền, bao trùm một niềm hân hoan, vui sướng.
Tại đây Montse xinh đẹp có một cuộc tình, nhưng người yêu cô theo lý tưởng mới mà bỏ đi theo chiến tranh. Thất tình, Montse trở về làng với cái thai trong bụng. Cô gặp và kết hôn với con trai một nhà địa chủ. Sự xung khắc tư tưởng, quan điểm chính trị tiếp tục tạo ra nhiều biến cố trong đời Montse.
Nhằm giúp độc giả hiểu hơn về tiểu thuyết, nhà nghiên cứu Nguyễn Trí Dũng nói về bối cảnh lịch sử mà tác phẩm phản ánh. Ông cho rằng Không khóc là sự nối dài ký ức cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Năm 1936, chế độ chính trị Tây Ban Nha rối ren. Tháng 7/1936, cuộc nội chiến chính thức nổ ra. Phe Cộng hòa có chính sách không phù hợp với “cánh hữu” với các viên tướng của quốc gia. Cánh tả được những người có tư tưởng xã hội chủ nghĩa ủng hộ, trong khi cánh hữu lại được các cường quốc phát xít hậu thuẫn.
Rất nhiều nhà văn, nhà báo tới Tây Ban Nha đưa tin, sáng tác nghệ thuật về cuộc nội chiến kinh khủng này. Một thảm sát đẫm máu đã diễn ra. Có khoảng 50.000 người bị ám sát, giết hại trong cuộc chiến. Đây không chỉ là một nội chiến ở Tây Ban Nha, mà trở thành cuộc chiến tư tưởng ở khắp châu Âu, ngay trong từng làng mạc, từng gia đình, tạo ra một hiện thực đau thương.
Tiến sĩ Duy Bình chia sẻ khi dịch, điều khiến anh gặp khó nhất là tác phẩm có hai giọng điệu khác nhau. Giọng kể của tác giả thuật lại câu chuyện của mẹ mình thì trau chuốt, trong khi giọng kể của bà mẹ - một người mất trí nhớ - lại mộc mạc, chân phương, sai ngữ pháp, đôi khi không rõ ràng, rành mạch. Hiện tại và quá khứ trong sách cũng chen lẫn với nhau, nên chọn đại từ nhân xưng cho các ngôi kể trong sách cũng là một lựa chọn khó.
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đánh giá dịch giả Duy Bình đã dịch sát với một tác phẩm khó. Bởi tiểu thuyết Không khóc được viết bởi hai giọng văn, ngôn ngữ. Nhà phê bình cho rằng ở Không khóc, Lydie Salvayre đã tạ nên hai giọng nói, hai cái nhìn về bạo lực và thanh thoát, giữa tàn nhẫn và tinh tế. Giọng văn khi thì hoàn hảo, lúc thì vụng về, tươi vui. Không khóc được độc giả Pháp đón nhận tích cực, với 22 nghìn bản đã bán hết và một Nhà xuất bản Seuil in gần 450 nghìn bản.
Nói về giá trị tác phẩm, nhà nghiên cứu Nguyễn Trí Dũng cho rằng chính tình yêu làm nên vẻ đẹp cho tiểu thuyết. Ông nói: “Nếu không có tình yêu, thì con người vẫn sẽ tàn sát lẫn nhau bởi chiến tranh, cuộc đấu tranh tư tưởng. Chỉ có tình yêu bao phủ mới chấm dứt được cuộc nội chiến ở ngôi làng nhỏ Catalan, cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Có lẽ, nếu không có tình yêu thì thế giới cũng tuyệt diệt”.
***
Một tác phẩm viết về chiến tranh và tình yêu vô cùng sâu sắc. Một cuốn tiểu thuyết mà ở đó là sự phân biệt giai cấp giàu nghèo vẫn vô cùng nhức nhối, những hủ tục lạc hậu, định kến cổ hủ vẫn quanh quẩn trong tác phẩm. Tác phẩm xứng đáng được trao tặng giải Goncourt danh giá.
Cụ bà Montse, bà bị rối loạn trí nhớ và bà sẽ mãi mãi quên đi những ký ức của quá khứ và hiện tại thế nhưng trong ký ức bà chỉ dai dẳng nhớ đến mùa hè năm 36, mùa hè mà cuộc dống và tình yêu quấn quýt với bà, mùa hè mà bà cảm giác như đang sống hoà quyệt với thế giới, một mùa hè tuổi xuân viên mãn, núp bóng mùa hè đó bà đã có thể sống những tháng ngày còn lại của đời mình. Bà đã giữ lại kỷ niệm đẹp nhất, sống động nhất như là một vết thương, một vết sẹo trên người mãi mãi không phai mờ.
Mùa hè ấy cuộc đời bà đã bước sang một trang mới, bà đã gặp được tình yêu của đời mình, nhưng nó lại vội vụt mất khỏi tầm tay của cô gái ngây thơ ngốc nghếch, mùa hè ấy mà từ giai cấp thấp hèn chở thành giai cấp tư sản trong cuộc hôn nhân không tình yêu. Mùa hè người anh yêu quý nông nổi của bà ra đi mãi mãi. Mùa hè ấy mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn.
Tác phẩm còn vẽ lên cho người đọc thấy được những sự kiện lịch sự của cuộc nội chiến Tây Ban Nha năm 1936. Và cả sự cuồng nhiệt bồng bột của tuổi trẻ. Họ luôn sống hết mình với ước mơ, ý trí, niềm tin và tình yêu của họ. Ai cũng có duy nhất chỉ một cuộc đời vì vậy hãy cứ là chính mình và sống hết mình. Thế thôi!!!!
***
Không Khóc của Lydie Salvayre như một bản giao hưởng của ngôn từ. Tác giả quả là một “nhà soạn nhạc” tài ba khi chỉ với 300 trang mà có thể viết nên một bản trường ca với “ngồn ngộn” thông tin và sựkiện lịch sử, được lồng vào câu chuyện đời với biết bao đau thương và mất mát, đắng cay và tủi nhục, nhưng không bi luỵ, mà vô cùng mạnh mẽ và vẫn rất trữ tình.
Điểm đặc sắc nhất trong Không Khóc là Lydie Salvayre đã viết nên những đoạn văn đầy tính nhạc, đó chính là việc sử dụng rất nhiều câu phức, câu ghép, với những điệp từ, điệp ngữ, cứ trùng trùng, điệp điệp trong từng câu, từng đoạn như những đợt sóng cuộn trào của ngôn từ.
Nhưng tài năng trong bút pháp của tác giả chính là kỹ thuật “phân bè” trong tác phẩm của mình, từng câu, từng đoạn, từng nhân vận, từng sự kiện, như được viết trên những khuông nhạc, với những nốt đen, nốt lặng, móc đơn, móc kép, khi lại 2/4, khi lại 4/4, khi thì mạnh mẽ, lúc lại trữ tình… Tất cả thật sự tạo nên một bản giao hưởng của ngôn từ, mà ở đó có thể người đọc không thể hiểu hết được, nhưng giai điệu của nó vẫn có sức lay động tâm hồn.
Nửa đầu cuốn sách tưởng là sẽ chỉ thấy hay, tuy nhiên sẽ không thích vì nội dung chính trị mình không có am hiểu, nhưng đọc nửa sau thì thấy quá hay quá thích, đặc biệt là chương cuối cùng, một màn “coda” tuyệt hảo, kết thúc cho một bản nhạc xuất sắc.
So sánh ví von vậy nhưng có khi mình cũng không hiểu chi về giao hưởng với trường ca đâu. Chỉ là cảm giác đọc Không Khóc đúng như là nghe nhạc giao hưởng, đôi khi không hiểu gì, nhưng mà vẫn thấy rất hay, rất cảm xúc.