Tìm hiểu Kinh Dịch chính là phát hiện cấu hình tư duy của người Trung Quốc không chỉ trong một thời đại lịch sử mà còn trong một viễn cảnh phổ quát. Kinh Dịch là một quyển cẩm nang chính trị bằng lời lẽ bí hiểm của vu thuật chiêm bốc, được sáng tác để giáo huấn những bậc quân vương về phương pháp an dân trị quốc. Đọc Kinh Dịch theo hướng này, chúng ta sẽ vô cùng kinh ngạc thấy rằng những lời giáo huấn đó không hề mất đi giá trị theo thời gian, mà trái lại, vẫn có thể được tiếp tục nghiên cứu và vận dụng trong khoa học về lãnh đạo cho thời hiện đại. Người Trung Quốc từ ngàn xưa đã dựa trên khái niệm cốt lỗi duy nhất là DỊCH mà đưa ra một hệ thống tư duy hoàn chỉnh xuyên suốt ba lĩnh vực Cá nhân trong đời sống công thể, người cai trị trong mối quan hệ với toàn bộ xã hội, và nguyên lý chuyển động trong thế giới tự nhiên. Nghiên cứu hệ thống tư duy đó chính là nền tảng để bước vào mọi lĩnh vực văn hóa khắc trong sinh hoạt tinh thần cũng như sinh hoạt cộng đồng của người Trung Quốc nói riêng và các dân tộc trong khu vực nói chung.
Từ khi được khai quật tại Mã Vương Đôi (Hồ Nam, Trung Quốc) tháng 12-1973, tác phẩm Bạch Thư Chu Dịch (Chu Dịch viết trên lụa) đã làm đảo lộn mọi nhận định bấy lâu về Chu Dịch, làm lung lay những thuyên thích cũng như suy diễn về ý nghĩa của từng hào từng quẻ, làm sụp đổ quan niệm cho rằng ý nghĩa các quẻ có liên quan đến thứ tự trước sau của chủng.
Đây là bản dịch tiếng Việt của Chu Dịch cập nhật nhất hiện nay, cực kỳ thú vị và hấp dẫn, tuy văn bản nguồn vẫn là bản Chu Dịch theo truyền thống nhưng dịch giả đã tham khảo Bạch Thư Chu Dịch, tham bác những thuyền thích của các nhà Dịch học Trung Quốc lịch đại và hiện đại theo các trường phái khảo chứng, chú thích huấn hỗ, khoa học-lịch sử, v.v. Với phương pháp so sánh, phân tích, và tổng hợp, bản dịch này giúp ta duyệt xét lại một cách cầu thị các bản dịch tiếng Việt hiện hành.
Quyển sách này còn giúp độc giả hình dung tình hình nghiên cứu Kinh Dịch hiện nay ở Trung Quốc, Đài Loan và Hương Cảng: Các dịch học phải với các đại gia tiêu biểu và tiểu sử của họ; các hội nghị hội thảo tại Trung Quốc những năm qua; các chuyên san về Dịch học; việc giảng dạy Dịch học tại các đại học Trung Quốc với hệ học vị thạc sĩ và bác sĩ những học hội, học viện, sở nghiên cứu về Chu Dịch; tình hình nghiên cứu Bạch Thư Chu Dịch; tiểu sử các Dịch học gia Tây phương; phương hướng nghiên cứu Chu Dịch hiện nay tại Trung Quốc, v.v. Ngoài ra sách còn có một thư mục đầy đủ (1379 bộ, gồm 4863 quyển) về các công trình nghiên cứu Chu Dịch từ thời Tiên Tần cho đến mấy năm gần đây, rất có ích cho các nhà nghiên cứu tham khảo.
Trong lần tái bản này, chúng tôi cập nhật một số thông tin, hiệu đính những sai sót trong ấn bản đầu tiên, đồng thời bổ sung các bài phụ lục. Chúng tôi mong rằng bản tân biên này sẽ được độc giả ưu ái tiếp nhận.
Từ khi được khai quật tại Mã Vương Đôi (Hồ Nam, Trung Quốc) tháng 12-1973, tác phẩm Bạch Thư Chu Dịch (Chu Dịch viết trên lụa) đã làm đảo lộn mọi nhận định bấy lâu về Chu Dịch, làm lung lay những thuyên thích cũng như suy diễn về ý nghĩa của từng hào từng quẻ, làm sụp đổ quan niệm cho rằng ý nghĩa các quẻ có liên quan đến thứ tự trước sau của chủng.
Đây là bản dịch tiếng Việt của Chu Dịch cập nhật nhất hiện nay, cực kỳ thú vị và hấp dẫn, tuy văn bản nguồn vẫn là bản Chu Dịch theo truyền thống nhưng dịch giả đã tham khảo Bạch Thư Chu Dịch, tham bác những thuyền thích của các nhà Dịch học Trung Quốc lịch đại và hiện đại theo các trường phái khảo chứng, chú thích huấn hỗ, khoa học-lịch sử, v.v. Với phương pháp so sánh, phân tích, và tổng hợp, bản dịch này giúp ta duyệt xét lại một cách cầu thị các bản dịch tiếng Việt hiện hành.
Quyển sách này còn giúp độc giả hình dung tình hình nghiên cứu Kinh Dịch hiện nay ở Trung Quốc, Đài Loan và Hương Cảng: Các dịch học phải với các đại gia tiêu biểu và tiểu sử của họ; các hội nghị hội thảo tại Trung Quốc những năm qua; các chuyên san về Dịch học; việc giảng dạy Dịch học tại các đại học Trung Quốc với hệ học vị thạc sĩ và bác sĩ những học hội, học viện, sở nghiên cứu về Chu Dịch; tình hình nghiên cứu Bạch Thư Chu Dịch; tiểu sử các Dịch học gia Tây phương; phương hướng nghiên cứu Chu Dịch hiện nay tại Trung Quốc, v.v. Ngoài ra sách còn có một thư mục đầy đủ (1379 bộ, gồm 4863 quyển) về các công trình nghiên cứu Chu Dịch từ thời Tiên Tần cho đến mấy năm gần đây, rất có ích cho các nhà nghiên cứu tham khảo.
Trong lần tái bản này, chúng tôi cập nhật một số thông tin, hiệu đính những sai sót trong ấn bản đầu tiên, đồng thời bổ sung các bài phụ lục. Chúng tôi mong rằng bản tân biên này sẽ được độc giả ưu ái tiếp nhận.