Đạo đức học bằng tranh

Thể loại: Giải Trí ;Triết Học
Tác giả : Dave Robinson
  • Lượt đọc : 36
  • Kích thước : 15.80 MB
  • Số trang : 190
  • Đăng lúc : 8 tháng trước
  • Số lượt tải : 327
  • Số lượt xem : 1.245
  • Đọc trên điện thoại :
VẤN ĐỀ LUÂN LÝ Mọi người đều quan tâm tới đạo đức. Mỗi chúng ta đều có quan điểm riêng và biết cách phân biệt lẽ đúng điều sai. Các triết gia và lãnh đạo tôn giáo cùng nhau thảo luận về “mê cung” của luân lý trên đài phát thanh. Con người giờ không còn biết xử sự theo chuẩn mực chung nữa.
Ta thường được nghe nói như vậy. Thế nhưng trong cuộc sống này vẫn luôn hiện diện "sự hoảng loạn về luân lý”. Plato kết luận rằng vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, Athens chịu kết cục bi thảm chính là do chủ nghĩa hoài nghi về đạo đức hết sức nguy hiểm của các Triết gia phái Nguy biện và sự cả tin của đồng bảo ông.
CON NGƯỜI XÃ HỘI
Tất cả chúng ta đều là sản phẩm của từng xã hội cụ thể. Ta không “tự tạo ra bản thân mình" được. Phần nhiều những gì ta xem là “bản sắc” và “ý kiến cá nhân” của mình đều đến từ cộng đồng nơi ta sống. Điều này hoàn toàn tương đồng với ý kiến của Aristotle. Ông cho rằng chức năng đầu tiên của Nhà nước là giúp con người sống tập thể tham gia vào những thảo luận có tính triết học để cuối cùng đồng thuận với những qui ước đạo đức chung.
Nhưng ngay khi trưởng thành, hầu hết chúng ta bắt đầu chất vấn xã hội đã tạo ra ta theo những cách khác nhau. Socrates nhấn mạnh rằng đó mới thực sự là bổn phận của chúng ta.
Nhà nước có thể phản quyết lẽ đúng và điều sai về mặt pháp lý, nhưng luật pháp và luân lý lại là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau.