Tánh không cốt tủy triết học Phật giáo - Nghiên cứu về Trung Quán Tông

Tác giả : T.R.V Murti
  • Lượt đọc : 37
  • Kích thước : 111.89 MB
  • Số trang : 465
  • Đăng lúc : 10 tháng trước
  • Số lượt tải : 378
  • Số lượt xem : 1.770
  • Đọc trên điện thoại :
Prajnaparamita là chỗ kết tinh của mọi lý luận trong thiên hạ, còn Tánh Không làm tiêu dung tất cả các kiến giải cổ kim. Mô phỏng theo Ngọa Long Sinh ta có thể nói: "Trước Thiên kiếm Prajnaparamita, lý luận không còn tuyệt học, dưới Tuyệt đao Sunyata, kiến giải không có sinh cơ."!
Đẩy lý trí con người vào tuyệt lộ, buộc tất cả các luận sư uyên bác phải đối diện với sự sụp đổ tan tành của mọi hệ thống lý luận, đó là Tuyệt đao. Nhưng phủ định toàn triệt theo tinh thần Prajna là thể cách vi diệu để đưa đến sự khẳng định toàn triệt trong cảnh giới tự do tuyệt đối, đó là Thiên kiếm.
Tuyệt đao thì phá hủy mọi kiến giải theo thể cách của Trí tuệ, còn Thiên kiếm thì từ bi hóa độ theo thể điệu của Bi tâm. Cả kiếm lẫn đao đều vạch ra một thông lộ cho hành giả tìm về cõi đạo uyên nguyên trong sự Im Lặng của đức Phật - sự Im Lặng trùm tất cả những chân trời tư tưởng của nhân loại.