Kinh Thi Tập 1

Thể loại: Thơ Ca
Tác giả : Khổng Tử
  • Lượt đọc : 2.372
  • Kích thước : 8.62 MB
  • Số trang : 695
  • Đăng lúc : 3 năm trước
  • Số lượt tải : 1.512
  • Số lượt xem : 7.571
  • Đọc trên điện thoại :
Kinh Thi là một bộ tổng tập thơ ca của Trung Quốc, một trong năm bộ sách kinh điển của Nho giáo. Trong Luận ngữ, Khổng tử có nói: "Không học Thi làm sao biết ăn nói" (bất học Thi, vi dĩ ngôn). Có thể tưởng tượng thời của ông, người ta thường hay mượn cách nói, cách ví von và trích dẫn từ Kinh Thi.

Kinh Thi được ví như một bức tranh miêu tả toàn cảnh về xã hội đương thời, từ lịch sử, phong tục tập quán, tình trạng xã hội và chế độ chính trị của Trung Quốc thời Chu cho đến sông núi, cây cỏ, chim thú... Nghệ thuật của Kinh Thi cũng rất đặc sắc, nhất là phương pháp "phú", "tỉ", "hứng" và lối trùng chương điệp ngữ rất có ảnh hưởng đến đời sau. Bên cạnh đó, Kinh Thi còn là là tài liệu giáo dục quan trọng, trở thành giáo trình chính thức cho tầng lớp Nho học trong xã hội suốt hai nghìn năm phong kiến.

Vì vậy, khi tìm hiểu thơ ca nói riêng và cổ học nói chung, thiết nghĩ chúng ta cũng nên tham khảo Kinh Thi, ít nhất là để hiểu thêm về những điển tích, thành ngữ xuất phát từ Kinh Thi.
***
Con người từ mấy ngàn năm qua đến nay có nhiều thay đổi về vật chất, còn về tinh thần vẫn mãi mãi như nhau. Con người vẫn là con người. Kinh Thi đã chứng minh điều đó.

Kinh Thi là bộ sách gồm có những câu ca dao rất cổ của Trung Hoa. Thiên tử cứ 5 năm đi tuần thú một lần và ra lệnh cho quan Thái sư hiến dâng ca dao để xem phong tục của dân. Thiên Nghệ văn chí trong Hán thư chép: “Cổ hữu thái chi quan, vương giả sở dĩ quan phong tục, tri đắc thất” (nghĩa là: Xưa có chức quan phụ trách việc đi nhặt ca dao, bậc vường giả lấy đó mà xem xét phong tục, biết được sự đắc thất về chính trị).

Theo những lời dẫn thì những bài ca dao trong Kinh Thi đã được các nhà cầm quyền ở Trung Quốc ngày xưa sưu tập trước đời Khổng Tử. Nguyên nhan đề sách ấy là Thi chứ không có chữ Kinh. Người đời sau thêm vào chữ Kinh vì cho rằng sách ấy đã được Khổng Tử san định.

Kinh Thi gồm 311 thiên. Trong số đó, chỉ có 305 thiên là đầy đủ, còn sáu thiên kia có đề mục nhưng không có lời. Sáu thiên ấy là: Nam cai, Bạc hoa, Hoa thử, Do canh, Sùng khâu và Do nghi. Có thuyết cho rằng lời thơ của sáu thiên đó bị thất vong bởi ngọn lửa nhà Tần. Nhưng theo Trịnh Tiều trong Thi biện vọng, sáu thiên ấy không có lời, chỉ có nhạc.

Về đời Hán, có bốn bản Kinh Thi xuất hiện nhưng còn truyền đến nay là bản của Mao công, gồm có 3 phần:

A – Quốc phong: là những bài ca dao của các dân tộc nước chư hầu, đã được nhạc quan sưu tập. Quốc phong có 160 thiên, chia làm 15 quyển, mỗi quyển một nước, gồm có:

1. Chính phong: Chu nam Và Thiệu nam

2. Biến phong: Bội phong, Dung phong, Vệ phong, Vương phong, Trịnh phong, Tề phong, Nguỵ phong, Đường phòng, Tần phong, Cối phong, Tào phong, Mân phong.

B – Nhã: nghĩa là đính chính, gồm những bài hát ở triều đình. Nhã chia làm 2 phần:

1. Tiểu nhã: những bài dùng trong trường hợp không quan trọng lắm như các buổi yến tiệc (74 thiên)

2. Đại nhã: những bài dùng trong trường hợp qaun trọng như khi Thiên tử họp các vua chư hầu hoặc tế ở miếu đường (31 thiên)

C – Tụng: nghĩa là ngợi khen, gồm những bài ca tụng các vua đời trước và dùng để hát ở chốn miếu đường. Tụng gồm tất cả 40 thiên, chia làm:

1. Chu tụng: 31 thiên

2. Lỗ tụng: 4 thiên

3. Thương tụng: 5 thiên

Trong Kinh Thi có lục nghĩa là: Phong, Nhã, Tụng, phú, tỷ, hứng. Thiên Xuân quan, trong Chu lễ chép: “Thái sư giáo lục thi: viết Phong, viết Phú, viết tỷ, viết hứng, viết Nhã, viết Tụng, (nghĩa là Quan Thái sư dạy sáu thi là: Phong, phú, tỷ, hứng, Nhã, Tụng). Phong, Nhã, Tụng là trỏ bộ phận của âm nhạc, còn Phú, tỷ, hứng tức là thể của Phong, Nhã, Tụng.

Như vậy, Kinh Thi có ba phần: Phong, Nhã, Tụng và ba thể: phú, tỷ, hứng mà cổ nhân đã gọi là 6 nghĩa của Kinh Thi.

Bản dịch bộ Kinh Thi gồm 3 quyển: Quyển Thượng (cuốn Kinh Thi I), quyển Trung và quyển Hạ (cuốn Kinh Thi II)

Quyển Thượng có 160 thiên gồm thơ Quốc phong (Chính phong và vệ phong) của những nước Chu nam, Thiệu nam, Bội, Dung, Vệ, Vương, Trịnh, Tề, Nguỵ, Đường, Rần, Trần, Cối, Tào, Ban.

Quyển Trung có 81 thiên gồm thơ Tiểu nhã.

Quyển Hạ có 70 thiên, gồm thơ Đại nhã và thơ Tụng (Chu tụng, Lỗ tụng và Thượng tụng)
***
Khổng Phu Tử (tiếng Trung: 孔夫子) hoặc Khổng Tử (tiếng Trung: 孔子) là danh hiệu tôn kính của hậu thế cho Khổng Khâu hay Khổng Khưu (chữ Hán: 孔丘; 28 tháng 9, 551 TCN[1][2] - 11 tháng 4, 479 TCN) tự Trọng Ni (chữ Hán: 仲尼). Ông được suy tôn như một trong những nhà khai sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia lỗi lạc bậc nhất cõi Á Đông.

Trí tuệ và công đức của Khổng Tử được đúc kết trong mỹ tự Vạn thế sư biểu[7] (chữ Hán: 萬世師表) hoặc Đại thành chí thánh tiên sư[8] (chữ Hán: 大成至聖先師), hay như có thơ rằng Thiên bất sinh Trọng Ni, vạn cổ như trường dạ (chữ Hán: “天不生仲尼,万古如长夜", tạm dịch: Trời không sinh Trọng Ni, muôn đời như đêm dài).

Con cháu Khổng Tử kế thừa truyền thống tổ tiên, thế hệ nào cũng ghi chép gia phả để nhắc nhở con cháu về công lao của tổ tiên. Năm 2005, dòng họ Khổng Tử được Sách Kỷ lục Guinness ghi nhận là gia tộc có bộ gia phả lâu dài nhất trong lịch sử thế giới, với 86 thế hệ con cháu được ghi chép lại đầy đủ, trải dài trên 2.500 năm Bộ gia phả không chỉ có giá trị to lớn với con cháu Khổng Tử, mà còn là tư liệu quý để tìm hiểu về lịch sử Trung Quốc trong 2.500 năm qua.

Thuộc bộ sách