1.Về tác phẩm:
Năm 2010 kỷ niệm một sự kiện có ý nghĩa trong lĩnh vực giáo dục đại học: Đại học Humboldt tròn hai trăm năm tuổi, 1810 - 2010. Một số người Việt Nam trong và ngoài nước quan tâm đến giáo dục đại học đã bàn bạc nhau và kêu gọi các nhà khoa học, nghiên cứu Việt Nam cùng làm số Kỷ yếu Humboldt 200 năm.
Đại học Humboldt (Berlin, Đức) là Bà Mẹ của đại học hiện đại thế giới. Nền đại học hiện đại thế giới, từ châu Âu, Hoa Kỳ, đến Nhật Bản, châu Á… đều mang dòng máu này trong người. Nói đến đại học hiện đại, cộng đồng học giả thế giới không thể không nghĩ đến cái tên Wilhelm von Humboldt (1767-1835) là nhà cải cách đại học và giáo dục của Phổ thế kỷ thứ 19, và những nguyên lý của ông đặt ra cho Đại học Berlin được thành lập năm 1810 trong tinh thần khai phóng và khoa học để giải phóng sự kìm hãm và trì trệ trí thức của nước Phổ ở thế kỷ thứ 18.
Qua tập kỷ yếu này, các nhà khoa học, học giả muốn đi tìm lại nguồn gốc lịch sử của đại học thế giới, và của Đại học Humboldt, đặc biệt là các nguyên lí của đại học này, sự ra đời và khung cảnh lịch sử hết sức ý nghĩa của nó, để hiểu nhiều hơn sức mạnh và nguồn cảm hứng của nó có thể truyền đi xa, về ảnh hưởng lớn lao của nó lên đại học thế giới, đặc biệt lên đại học Hoa Kỳ, và về hệ thống đại học hàng đầu này, tìm hiểu sứ mệnh và đóng góp xã hội của đại học, cũng như sẽ đề cập một số khó khăn của nền đại học thế giới hiện nay, và nhìn lại đại học Việt Nam, những gì trong khả năng và trong một thời gian rất hạn chế có thể làm được trong kỷ yếu này. Không thể xây dựng đại học hiện đại, nếu không có ý thức sâu sắc về vai trò lịch sử, và ý niệm về ‘hình dáng’ của nó.
2. Đôi dòng về tác giả:
Kỷ yếu có một Ban chủ biên giàu nhiệt tình và mong muốn thể hiện đề tài rất có ý nghĩa này: như Ngô Bảo Châu (Chicago), Pierre Darriulat (Hà Nội), Cao Huy Thuần (Paris), Hoàng Tụy (Hà Nội), Nguyễn Xuân Xanh (TP HCM), Phạm Xuân Yêm (Paris), và một Ban tư vấn gồm Bùi Trân Phượng, Chu Hảo, Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Minh Thọ, Trương Văn Tân, Trịnh Xuân Thuận, Vũ Quang Việt....
Kỷ yếu được đông đảo nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia như Ngô Bảo Châu, Cao Huy Thuần, Pierre Darriulat, Hoàng Tụy, Phạm Xuân Yêm, Bùi Văn Nam Sơn, Lâm Quang Thiệp, Nguyễn Văn Hiệu, Trương Văn Tân, Nguyễn Văn Tuấn, Trần Hữu Dũng, Nguyễn Minh Thọ, Trần Nam Bình, Nguyễn Đức Hiệp, Huỳnh Như Phương… Ngoài ra còn có một số học giả nước ngoài như Richard C. Levin (Yale), Gerhard Casper (Stanford), Philip G. Altbach (Boston), Qiang Zha (York, Toronto), Shing-Tung Yau (“Hoàng đế toán học” của Harvard)… tham gia với một sự quan tâm lớn bằng cách cho phép đăng lại bằng tiếng Việt các bài viết còn rất mới và rất có giá trị nhận thức của họ liên quan đến những đề tài đại học thế kỷ 21, đại học châu Á, tình hình giáo dục tại các quốc gia đang phát triển, hay vấn đề tự do hàn lâm tại Trung Quốc.
(Trích Kỷ yếu Đại học Humboldt 200 năm (1810-2010): Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam, NXB Tri thức, 2011)
Năm 2010 kỷ niệm một sự kiện có ý nghĩa trong lĩnh vực giáo dục đại học: Đại học Humboldt tròn hai trăm năm tuổi, 1810 - 2010. Một số người Việt Nam trong và ngoài nước quan tâm đến giáo dục đại học đã bàn bạc nhau và kêu gọi các nhà khoa học, nghiên cứu Việt Nam cùng làm số Kỷ yếu Humboldt 200 năm.
Đại học Humboldt (Berlin, Đức) là Bà Mẹ của đại học hiện đại thế giới. Nền đại học hiện đại thế giới, từ châu Âu, Hoa Kỳ, đến Nhật Bản, châu Á… đều mang dòng máu này trong người. Nói đến đại học hiện đại, cộng đồng học giả thế giới không thể không nghĩ đến cái tên Wilhelm von Humboldt (1767-1835) là nhà cải cách đại học và giáo dục của Phổ thế kỷ thứ 19, và những nguyên lý của ông đặt ra cho Đại học Berlin được thành lập năm 1810 trong tinh thần khai phóng và khoa học để giải phóng sự kìm hãm và trì trệ trí thức của nước Phổ ở thế kỷ thứ 18.
Qua tập kỷ yếu này, các nhà khoa học, học giả muốn đi tìm lại nguồn gốc lịch sử của đại học thế giới, và của Đại học Humboldt, đặc biệt là các nguyên lí của đại học này, sự ra đời và khung cảnh lịch sử hết sức ý nghĩa của nó, để hiểu nhiều hơn sức mạnh và nguồn cảm hứng của nó có thể truyền đi xa, về ảnh hưởng lớn lao của nó lên đại học thế giới, đặc biệt lên đại học Hoa Kỳ, và về hệ thống đại học hàng đầu này, tìm hiểu sứ mệnh và đóng góp xã hội của đại học, cũng như sẽ đề cập một số khó khăn của nền đại học thế giới hiện nay, và nhìn lại đại học Việt Nam, những gì trong khả năng và trong một thời gian rất hạn chế có thể làm được trong kỷ yếu này. Không thể xây dựng đại học hiện đại, nếu không có ý thức sâu sắc về vai trò lịch sử, và ý niệm về ‘hình dáng’ của nó.
2. Đôi dòng về tác giả:
Kỷ yếu có một Ban chủ biên giàu nhiệt tình và mong muốn thể hiện đề tài rất có ý nghĩa này: như Ngô Bảo Châu (Chicago), Pierre Darriulat (Hà Nội), Cao Huy Thuần (Paris), Hoàng Tụy (Hà Nội), Nguyễn Xuân Xanh (TP HCM), Phạm Xuân Yêm (Paris), và một Ban tư vấn gồm Bùi Trân Phượng, Chu Hảo, Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Minh Thọ, Trương Văn Tân, Trịnh Xuân Thuận, Vũ Quang Việt....
Kỷ yếu được đông đảo nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia như Ngô Bảo Châu, Cao Huy Thuần, Pierre Darriulat, Hoàng Tụy, Phạm Xuân Yêm, Bùi Văn Nam Sơn, Lâm Quang Thiệp, Nguyễn Văn Hiệu, Trương Văn Tân, Nguyễn Văn Tuấn, Trần Hữu Dũng, Nguyễn Minh Thọ, Trần Nam Bình, Nguyễn Đức Hiệp, Huỳnh Như Phương… Ngoài ra còn có một số học giả nước ngoài như Richard C. Levin (Yale), Gerhard Casper (Stanford), Philip G. Altbach (Boston), Qiang Zha (York, Toronto), Shing-Tung Yau (“Hoàng đế toán học” của Harvard)… tham gia với một sự quan tâm lớn bằng cách cho phép đăng lại bằng tiếng Việt các bài viết còn rất mới và rất có giá trị nhận thức của họ liên quan đến những đề tài đại học thế kỷ 21, đại học châu Á, tình hình giáo dục tại các quốc gia đang phát triển, hay vấn đề tự do hàn lâm tại Trung Quốc.
(Trích Kỷ yếu Đại học Humboldt 200 năm (1810-2010): Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam, NXB Tri thức, 2011)