Lịch Sử Nhật Bản Tập II 1334 - 1615

Thể loại: Lịch Sử
Tác giả : George Sansom
  • Lượt đọc : 3
  • Kích thước : 22.41 MB
  • Số trang : 663
  • Đăng lúc : 8 tháng trước
  • Số lượt tải : 152
  • Số lượt xem : 705
  • Đọc trên điện thoại :
Cuốn sách này nói về thời kỳ khoảng hai trăm tám mươi năm nước Nhật Bản bị chia rẽ và tàn tạ trong nội chiến liên miên. Cho đến thế kỷ thứ XVI, một viên đại tướng Nobunaga, bằng sức mạnh quân sự thống nhất được đất nước. Tiếp theo là Hideyosi kế tục sự nghiệp của ông, rồi đến vị đại nguyên soái đầu tiên của dòng họ Tokugaua là Ieyasu, bằng những chiến thắng quyết định đã hoàn thành sự nghiệp.

Lịch sử đã chứng kiến một thời kỳ dài đầy vinh quang của phái quân sự, rồi sự suy sụp về đạo đức của những người lãnh đạo. Dòng họ Hòjò đã tỏ ra xuất sắc và khôn ngoan, rất công tâm trong việc trị nước cho đến cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1281. Nhưng chiến tranh đã đẩy nền kinh tế phong kiến đến chỗ rối ren suy sụp. Bước sang thế kỷ mới, dòng họ Hòjồ có nhiều biểu hiện suy tàn (có thể do những mâu thuẫn nội bộ của bản thân chế độ phong kiến) và đến năm 1334 thì chính quyền Kamamura sụp đổ, thể chế nhiếp chính bị đập tan và ngôi vua sau một thời kỳ phục hồi ì ạch, lại rơi vào sự thống trị của một dòng họ Đại nguyên soái mới, bắt đầu với Ashikaga Takauji.
Takauji và họ hàng thân thuộc cùng bè bạn là những con người thô bạo... Tuy họ không đến mức tàn nhẫn như họ Hojò đã phế truất một ông vua không thương tiếc vào năm 1221, nhưng họ cũng bị phê phán là đã đối xử tồi tệ với nhà vua. Họ rất tham lam và có tham vọng quá lớn.

Hơn hai thế kỷ cầm quyền của Ashikaga (từ 1336 đến 1573, là thời kỳ sống động nhất và đa dạng nhất trong lịch sử Nhật Bản, về tất cả các mặt quân sự, chính trị và xã hội. Trong thế kỷ thứ XIX các nhà sử học Nhật Bản đứng trên góc độ chính thống để xem xét thì cho rằng các đại nguyên soái Ashikaga là những kẻ phản bội nên coi nhẹ thời kỳ này, nhưng thật ra đây chính là thời kỳ có sự chuyển biến trong đời sống của dân tộc Nhật Bản trên mọi phương diện. Một số học giả mô tả cuộc đấu tranh giữa các triều đại trong thế kỷ XIX như một cuộc cách mạng xã hội. Tôi không hàn đồng tình như vậy. Theo tôi, chẳng qua chỉ là sự phân phối lại quyền lực và đặc quyền đặc lại có ý nghĩa kinh tế nhiều hơn là chính trị đối với cuộc sống của giới quân nhân và cả tầng lớp nông dân bằng những con đường không được dự kiến trước.

Tôi có dụng ý viết về những biến động lịch sử trong thời đại Ashikaga trong những chương sách này. Tôi không muốn nói nhiều đến những hoạt động của các nhà truyền giáo, và Phương nhân phương Tây ở Nhật Bản trong thế kỷ thứ XVI vì tôi coi đó là những việc không có tầm quan trọng bao nhiêu đối với lịch sử của nước này.

Những năm tháng diễn ra trong tập sách này chủ yếu là thời kỳ chiến tranh liên miên. Đương nhiên tôi phải viết dài về các trận đánh và các cuộc xung đột vũ trang. Tôi không muốn viết qua tóm tắt những sự kiện lịch sử thời kỳ này vì nó cần thiết cho việc nghiên cứu một xã hội mà giới quân nhân là giai cấp lãnh đạo. Và cũng bởi vì nghệ thuật chiến tranh phát triển nhanh, quân đội cũng phải thay đổi cho phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế trên phạm vi cả nước và từ đó dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc xã hội và chính trị. Mỹ học thế kỷ thứ XV cũng phản ảnh thời quen thẩm mỹ của những chiến binh giành chiến thắng.

GEORGE SANSOM.