Mặt Trời Mù

Tác giả : Curzio Malaparte
  • Lượt đọc : 248
  • Kích thước : 1.54 MB
  • Số trang : 176
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 88
  • Số lượt xem : 1.163
  • Đọc trên điện thoại :
Giữa dãy Alpes, cơn ác mộng bắt đầu, những sĩ quan Ý ra lệnh cho đám sơn binh chất phác xung kích dưới làn đạn pháo. Trong số các sĩ quan đó, vì cảm tình và thương xót, có một viên đại úy luôn dõi theo một cậu sơn binh chăn bò luôn đeo chiếc lạc bò trên cổ. Cậu sơn binh đó đã bị giết chết, như hàng trăm con vật, hàng trăm con người lúc tươi vui lúc lầm lũi trên các đỉnh Bạch Sơn (Mont Blanc) phủ tuyết. Còn đại úy, cảm thấy có trách nhiệm trong cái chết của cậu bé, đã phát điên... Ở nơi trận mạc máu tuôn lệ đổ, nơi chỉ có vầng mặt trời mù soi chiếu, sự điên loạn hay mất trí đôi khi chính là những tiếng kêu thét không thành tiếng của lương tri con người.

Curzio Malaparte vốn dấn thân vào con đường binh nghiệp từ rất sớm, ông đã phải chứng kiến hàng loạt thảm cảnh của Thế chiến 2 ngay từ những buổi đầu. Chính cái nhì chân xác của người trong cuộc kết hopwj với ngòi bút tuyệt kỹ của một cây viết gạo cội đã làm nên một trong những tiểu thuyết ấn tượng bậc nhất của văn chương Ý...
***
Curzio Malaparte (1898-1957) là nhà văn và phóng viên chiến trường người Ý. Trong cuốn “tiểu thuyết” viết tặng các sơn binh Pháp và Ý ngã gục trên dãy núi Alpes vào tháng 6.1940 này, tất cả đều đúng sự thật: thời gian, con người, sự kiện, cảm xúc, không gian. Khi đó tác giả đang làm đại úy trong một trung đoàn trên đỉnh Bạch Sơn (Mont Blanc), quyển “Mặt trời mù” đã ra đời và được đăng thành nhiều kỳ trên tạp chí Thời đại.
“Mặt trời mù” là một quyển sách mỏng nhưng nặng nề, giống như tâm tư người lính chiến trận. Cái chết chỉ là gang tấc, không ai biết được giây tiếp theo mình có còn sống không. Nhân vật chính là một đại úy dành sự quan sát đặc biệt cho một cậu sơn binh luôn đeo chiếc lạc bò trên cổ tên Calusia. Chứng kiến cậu bị giết chết ngay trước mặt, đại úy cho rằng mình đã giết chết cậu, phát điên không ngừng hồi tưởng lại những ký ức về Calusia và liên tục gào thét gọi tên cậu.

Chiến tranh là chết chóc. Đứng trước cái chết là lúc con người ta bộc lộ bản thân mình rõ rệt nhất. Những con người trong quyển sách này coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, chiến tranh vì thế lại hiện ra với cảnh núi non hùng vĩ, những bãi đồng xanh lục tốt tươi, những bông hoa violet, những mẫu đơn màu huyết, giọng thác lách dưới cành cây… Thiên nhiên tráng lệ và khổng lồ như đang làm dịu đi cái chết chực chờ, khỏa lấp tiếng bom đạn, mở rộng tâm hồn con người. Trước cảnh đẹp, người nào lại không muốn được ngồi xuống, gối đầu trên bãi cỏ và im lặng lắng nghe tiếng chim hót, người nào lại không khao khát hòa bình để trở về với gia đình? Với viên đại úy, hình ảnh cậu sơn binh ngồi trên chiếc ghế với hình bóng lờ mờ, nét rắn rỏi trong khuôn mặt nhỏ nhắn và thơ trẻ cùng tiếng chiếc lạc bò êm trầm, là tất cả những gì bình yên mà anh luôn khao khát nơi chiến trường khốc liệt. Calusia gợi nên trong lòng viên đại úy cảm giác con người – hồn nhiên, thân thiện, trẻ thơ, an yên. Theo dõi và quan sát những hoạt động của Calusia như là một niềm vui giản đơn, một phút thư giãn thanh bình. Tiếng lòng của viên đại úy đồng thời là hàng triệu tiếng kêu gào trong chiến tranh, dùng một sự điên loạn để lên án chiến tranh đã tổn thương và hủy hoại hoàn toàn cuộc sống con người. Sau cùng, chỉ còn lại vầng mặt trời lạnh lẽo vẫn dửng dưng soi bóng, lãnh đạm và đui mù trước bao nỗi thống khổ của con người.