Một trăm ý tưởng thay đổi thiết kế đồ hoạ

Tác giả : Steven Heller
  • Lượt đọc : 11
  • Kích thước : 32.02 MB
  • Số trang : 217
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 539
  • Số lượt xem : 2.743
  • Đọc trên điện thoại :
Các nhà vật lí viện dẫn thuyết vụ nổ lớn Big Bang để giải thích nguồn gốc vũ trụ. Tương tự, chúng tôi tin là có ít nhất 100 vụ nổ lớn trong lịch sử nghệ thuật đồ họa nhằm giải thích tại sao các kiểu mẫu thiết kế đồ họa lại có hình thức và ấn tượng như chủng vốn có. Chúng tôi gọi đó là thuyết ý tưởng lớn.
Thế ý tưởng lớn ấy là gi? Ta hãy bắt đầu với ý tưởng lớn cho cuốn sách này. Mục đích của chúng tôi là xác định, nói rõ, luận bản và minh họa những ý tưởng lớn đã tạo ra động lực sản sinh nghệ thuật và kĩ thuật thiết kế đồ họa đương đại. Một số ý tưởng lớn này bắt nguồn từ nhiều thế kỉ trước; nhiều ý tưởng khác lại này sinh ngay trong giai đoạn từ đầu đến giữa thế ki XX, và nhiều ý tưởng khác nữa được thai nghén vào cuối thế kỉ XX và đầu XXI. Chúng tôi có găng định vị các ý tưởng này theo thứ tự thời gian, bởi một số ý tưởng – như là vẻ trên thân thể (body painting) – đã bắt đầu từ nhiều thế kỉ trước. Tuy nhiên một số mốc thời gian khai sinh lại không rõ ràng nên cách sắp xếp này chỉ mang tính tương đối.
Vậy thế nào là ý tưởng lớn? Đó là những ý đó, quan điểm, sáng kiến và nguồn cảm hứng về hình thức, tỉnh thực tế, và khái niệm - mà các nhà thiết kế đồ họa đã vận dụng để nâng cao mọi loại hình truyền thông thị giác. Qua tổng hợp và ứng dụng liên tục, các ý tưởng này đã trở thành (những) ngôn ngữ gắn liền với thiết kế. Chúng tạo thành những cấu trúc kĩ thuật, triết lí, hình thức và mĩ học của ngành thiết kế đồ họa.
Một trong những tiêu chí chủ yếu của một ý tưởng lớn là điều mà chúng tôi gọi là "sức bền vững, nếu có thể chứng minh là một ý tưởng có sức ảnh hưởng đến li thuyết và thực hành thiết kế đồ họa lâu dài thì ý tưởng ấy được cho là có tầm quan trọng. Ngoài ra, nếu một ý tưởng được thể hiện bằng rất nhiều sản phẩm sáng tạo hay được áp dụng thường xuyên thì có thể nói đó là một ý tưởng đáng kể.
Cuốn sách này không phải là một hợp tuyến các "ism" - các chủ nghĩa (điều đã được thực hiện nhiều lần nối) vì chúng tôi coi các chủ nghĩa là những tập hợp chung cho đủ loại ý tưởng lớn (và nhỏ). Dưới các chủ nghĩa "lớn" trong lịch sử có thể có vô số ý tưởng lớn, chẳng hạn như lối chọn kiểu chữ bất đối xứng hay chỏi nhau hoặc dùng kết hợp màu cộng hưởng, vốn là những nét đặc trưng trong một hay nhiều trào lưu hoặc trường phải nào đó. Thay vì chỉ điểm qua sơ sài với các "ism" giản lược, cuốn sách này mở toang các phân loại lịch sử nghệ thuật đó và chọn lọc ra những ý tưởng lớn riêng biệt.
Một ý tưởng lớn có thể nằm gọn trong một giai đoạn hay kéo dài qua nhiều thời kì khác nhau. Nó có thể hết được ưa chuộng nhưng rồi sau đó lại được phục hồi. Cuốn sách này cố gắng xác định một cách tương đối khi nào thì một ý tưởng lớn được phát kiến (nếu được) nhưng lại xem xét những áp dụng tương ứng của ý tưởng ấy trong hình thức nào là đậm nét nhất. Nếu có thể, chúng tôi trình bày một vi dụ đương đại nào đó cho thấy, chẳng hạn, một ý tưởng đã trở thành lỗi thời nhưng về sau được khám phá lại.
Chỉ 100 ý tưởng này là ý tưởng lớn thôi sao? Có khả năng chúng tôi đã loại trừ một số hay bỏ sót một số khác. Từ đầu lời giới thiệu này chúng tôi đã báo trước là có "it nhất” 100 ý tưởng, điều đó hàm ý là vẫn còn những ý tưởng khác. Thực tế là thu hẹp phạm vi cho đúng số ý tưởng này là việc không dễ dàng. Khi chúng tôi bắt đầu liệt kê và ghi chú các ý tưởng, sàng lọc những gì hay nhất, và tránh những gì thoạt trông có vẻ là ý tưởng nhưng thực tế chỉ là những lối biểu hiện hay thủ pháp – như trong các tuyên ngôn mang tính phong cách hơn là những nền tảng thiết kế quan trọng – chúng tôi đã xác định được số ý tưởng quan trọng lại nhiều hơn con số này. Nhưng 100 là con số đẹp tròn trịa. Và chúng tôi hi vọng rằng khi lồng ghép vào những ý tưởng lớn này cộng hưởng thêm. thì có lẽ các ý tưởng nhỏ cũng được