Nền Kinh Tế Tri Thức Và Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục Việt Nam

Thể loại: Kinh Tế – Quản Lý
Tác giả : Trần Văn Tùng
  • Lượt đọc : 74
  • Kích thước : 11.57 MB
  • Số trang : 216
  • Đăng lúc : 8 tháng trước
  • Số lượt tải : 47
  • Số lượt xem : 394
  • Đọc trên điện thoại :
Nền kinh tế dựa vào tri thức, thường gọi là nền kinh tế tri thức là khái niệm mới được sử dụng trong vài năm gần đây, nó đang cấu trúc lại chủ nghĩa tư bản và thị trường lao động, vì công nghệ mới tạo sự phát triển cho thương mại điện tử, cho tự động hóa sản xuất, cung ứng dịch vụ. Tại các nước OECD, khoảng một nửa thu nhập quốc dân do tri thức đóng góp, chính trị thức đã tạo ra nhịp độ tăng trưởng bền vững và đưa các quốc gia này lên vị trí hàng đầu trong nền kinh tế toàn cầu hóa mới. Động lực của kinh tế tri thức là khoa học công nghệ. Do đó cuộc chạy đua nhằm sản sinh ra khoa học - công nghệ mới giữa các quốc gia đang diễn ra rất gay gắt.

Để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức, các quốc gia trên thế giới đều đưa ra các chiến lược phát triển công nghệ dài hạn. Những nước công nghiệp tập trung đầu tư ở mức cao cho R&D, ưu tiên cho những mục tiêu chiến lược, tạo môi trường thuận lợi để sản sinh ra công nghệ mới. Các nước đang phát triển đầu tư cho khoa học công nghệ theo hướng phát triển giáo dục đào tạo, đầu tư vào một số ngành công nghệ mũi nhọn để nâng cao năng lực tiếp thu, làm chủ công nghệ, mau chóng rút ngắn khoảng cách về công nghệ so với các nước công nghiệp phát triển.

Cuốn sách Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam bao gồm các nội dung: Quá trình hình thành nền kinh tế tri thức, vai trò của tri thức đối với phát triển, các con đường tiếp cận tri thức, các chiến lược khoa học - công nghệ của một số quốc gia công nghiệp và các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các chính sách của từng quốc gia có những đặc điểm khác nhau, nhưng có thể thấy sự chuyển biến từ nhận thức đến hành động đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Một nước nghèo như Việt Nam, phát triển giáo dục đào tạo là vấn đề cực kỳ quan trọng để bước vào kỷ nguyên công nghệ mới, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức.

Lần đầu xuất bản cuốn sách về một lĩnh vực mới, chắc không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp. Nhân đây chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Nhà xuất bản Thế Giới, đã tạo mọi điều kiện để cuốn sách mau chóng đến với bạn đọc.

Hà Nội, tháng 1 - 2000
Tác giả