Ngọn đèn không tắt là bức tranh sinh động về thanh niên hôm nay trên mọi mặt đời sống; là tập truyện ngắn vừa hấp dẫn vừa thuyết phục. Với giọng văn mộc mạc bình dị, với ngôn ngữ đời thường đã tạo nên một không khí rất tự nhiên về màu sắc, hương vị của mảnh đất cuối cùng tổ quốc. Qua ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư, những con người lam lũ giản dị, bộc trực ấy chứa bên trong cả một tâm hồn vừa nhân hậu vừa tinh tế qua cách đối nhân xử thế.
***
Nguyễn Ngọc Tư viết nhiều, đến mức người đọc luôn có cảm giác chị ăn ngủ trong không khí văn chương. Dường như mọi con đường chị đi qua, sẽ có lúc nào đó hiện lên trong văn chị, mọi con người chị gặp sẽ có một ngày bước vào truyện của chị. Kiểu như nhân vật Mười - người đàn bà không chịu tự mình tỏa sáng mà cứ phải lệ thuộc vào tình yêu của Cao Bồi. Nhân vật nữ mà kiểu gì tác giả cũng sẽ bị càm ràm, cho dù người viết có chục lần dự định cho chị tách khỏi tình yêu của đời mình, cũng sẽ chục lần không thực hiện được, bởi vì Mười sẽ không làm như thế. Và chỉ cần đôi chữ bóng gió viết rằng Mười đã mỏi mòn, nhân vật cũng sẽ lập tức phản ứng, tỉnh rụi bảo: “Đâu có”.
“Tui không nghĩ nhân vật của tui có bóng dáng của tui, mà rất nhiều người hơi biết tui một chút đều nói văn tui với người… trớt quớt” - Nguyễn Ngọc Tư tự sự. Chị cho biết: “Văn của tui hoàn toàn chẳng có trải nghiệm gì của cá nhân mình trong đó, chẳng hạn như khi viết về cảm giác lòng tự trọng bị thương tổn của một người đàn ông phải chịu nhục trước bạn gái mình, tui hình dung ra thôi”.
***
Cái sân trước không có ai, lá bạch đàn khô se sẽ đậu trên băng đá. Nhà trên cũng không có ai, cây chổi lông gà nằm chéo trên cái bàn chữ U, nửa ngoài đã sạch bong, nửa trong bụi còn đóng một lớp dày. Con Phèn chắc cũng đi cua gái, không thấy nhảy xổ ra, tí tởn. Có tiếng nước chảy tồ tồ ở đằng sau, chắc má tôi ở trong ấy.
Tôi ngồi bệt xuống ngạch cửa nhìn má tôi. Lâu quá không nhìn má, sao vai má gầy đi vậy không biết. Lưng còng xuống. Vai và lưng khẽ rung. Sao nhìn giống như khóc. Thiệt tình là rất giống như khóc và thiệt tình là má khóc. Ai làm gì? Chuyện gì? Sao má khóc?
- Viên, má không ngờ, chuyện thằng Bảo với con...
Cuối cùng thì má cũng biết chuyện này. Má biểu tôi kể tường tận chuyện gì xảy ra giữa hai đứa. Má vừa lau nước mắt vừa nghiêm mặt :
- Ðâu con kể rành má nghe coi.
Có những chuyện không thể rành rọt ừ thì một cộng một được đâu má à. Tôi lại gần, cọ mớ tóc bụi bặm vào bên vai má, ngó những giọt nước rỉ rả từ cái vòi nước đầy rêu xuống mớ cải xanh. Nên bắt đầu từ đâu hở má?
... Hồi đó mỗi khi có dịp, tôi cũng ôm vai má như vầy an ủi: “Lo chi má, Bảo vẫn còn ở đó, mai mốt con rảnh con lấy chồng mà”. Má tôi hỏi chừng nào rảnh. Con đâu biết má ơi. Tôi đâu biết. Ngày của phóng viên trẻ là một ngày vô định. Má tôi cảm thấy hạnh phúc vô ngần khi buổi sớm còn thấy tôi vùi đầu vào đống gối chăn rối bù như tổ nhện và nói được một câu: “Viên ở nhà, má đi chợ” rồi thì đau khổ phát chai đi khi đón tôi ở cửa, nhìn vũng đêm đen đặc sau lưng đứa con gái. Khổ như nhìn nồi chè khoai môn má cố công nấu hâm đi hâm lại cả tuần đứa con không về được để ăn. Ba tìm cách san phẳng quả núi trong lòng má: “Kệ nó, nó đi theo cái nghề của ba Hậu nó ngày xưa, chắc ảnh cũng hài lòng”. Ba Hậu là ba trước tôi, ông đã hy sinh ở chiến trường khi tôi còn phiêu diêu ở đâu đó làm thủ tục đầu thai thành con gái kiếp này. Vốn là một phóng viên chiến trường, khi chết, trên tay ông vẫn còn cầm cái máy ảnh. Tôi yêu ông vì thường nằm mơ thấy ông với nụ cười hồn hậu như trong bức ảnh thờ. Ông không nói gì hết, không đi gì hết, chỉ cười, muôn thuở chỉ cười.
***
Nguyễn Ngọc Tư viết nhiều, đến mức người đọc luôn có cảm giác chị ăn ngủ trong không khí văn chương. Dường như mọi con đường chị đi qua, sẽ có lúc nào đó hiện lên trong văn chị, mọi con người chị gặp sẽ có một ngày bước vào truyện của chị. Kiểu như nhân vật Mười - người đàn bà không chịu tự mình tỏa sáng mà cứ phải lệ thuộc vào tình yêu của Cao Bồi. Nhân vật nữ mà kiểu gì tác giả cũng sẽ bị càm ràm, cho dù người viết có chục lần dự định cho chị tách khỏi tình yêu của đời mình, cũng sẽ chục lần không thực hiện được, bởi vì Mười sẽ không làm như thế. Và chỉ cần đôi chữ bóng gió viết rằng Mười đã mỏi mòn, nhân vật cũng sẽ lập tức phản ứng, tỉnh rụi bảo: “Đâu có”.
“Tui không nghĩ nhân vật của tui có bóng dáng của tui, mà rất nhiều người hơi biết tui một chút đều nói văn tui với người… trớt quớt” - Nguyễn Ngọc Tư tự sự. Chị cho biết: “Văn của tui hoàn toàn chẳng có trải nghiệm gì của cá nhân mình trong đó, chẳng hạn như khi viết về cảm giác lòng tự trọng bị thương tổn của một người đàn ông phải chịu nhục trước bạn gái mình, tui hình dung ra thôi”.
***
Cái sân trước không có ai, lá bạch đàn khô se sẽ đậu trên băng đá. Nhà trên cũng không có ai, cây chổi lông gà nằm chéo trên cái bàn chữ U, nửa ngoài đã sạch bong, nửa trong bụi còn đóng một lớp dày. Con Phèn chắc cũng đi cua gái, không thấy nhảy xổ ra, tí tởn. Có tiếng nước chảy tồ tồ ở đằng sau, chắc má tôi ở trong ấy.
Tôi ngồi bệt xuống ngạch cửa nhìn má tôi. Lâu quá không nhìn má, sao vai má gầy đi vậy không biết. Lưng còng xuống. Vai và lưng khẽ rung. Sao nhìn giống như khóc. Thiệt tình là rất giống như khóc và thiệt tình là má khóc. Ai làm gì? Chuyện gì? Sao má khóc?
- Viên, má không ngờ, chuyện thằng Bảo với con...
Cuối cùng thì má cũng biết chuyện này. Má biểu tôi kể tường tận chuyện gì xảy ra giữa hai đứa. Má vừa lau nước mắt vừa nghiêm mặt :
- Ðâu con kể rành má nghe coi.
Có những chuyện không thể rành rọt ừ thì một cộng một được đâu má à. Tôi lại gần, cọ mớ tóc bụi bặm vào bên vai má, ngó những giọt nước rỉ rả từ cái vòi nước đầy rêu xuống mớ cải xanh. Nên bắt đầu từ đâu hở má?
... Hồi đó mỗi khi có dịp, tôi cũng ôm vai má như vầy an ủi: “Lo chi má, Bảo vẫn còn ở đó, mai mốt con rảnh con lấy chồng mà”. Má tôi hỏi chừng nào rảnh. Con đâu biết má ơi. Tôi đâu biết. Ngày của phóng viên trẻ là một ngày vô định. Má tôi cảm thấy hạnh phúc vô ngần khi buổi sớm còn thấy tôi vùi đầu vào đống gối chăn rối bù như tổ nhện và nói được một câu: “Viên ở nhà, má đi chợ” rồi thì đau khổ phát chai đi khi đón tôi ở cửa, nhìn vũng đêm đen đặc sau lưng đứa con gái. Khổ như nhìn nồi chè khoai môn má cố công nấu hâm đi hâm lại cả tuần đứa con không về được để ăn. Ba tìm cách san phẳng quả núi trong lòng má: “Kệ nó, nó đi theo cái nghề của ba Hậu nó ngày xưa, chắc ảnh cũng hài lòng”. Ba Hậu là ba trước tôi, ông đã hy sinh ở chiến trường khi tôi còn phiêu diêu ở đâu đó làm thủ tục đầu thai thành con gái kiếp này. Vốn là một phóng viên chiến trường, khi chết, trên tay ông vẫn còn cầm cái máy ảnh. Tôi yêu ông vì thường nằm mơ thấy ông với nụ cười hồn hậu như trong bức ảnh thờ. Ông không nói gì hết, không đi gì hết, chỉ cười, muôn thuở chỉ cười.