Sài Gòn Chuyện Đời Của Phố (Tập 3) là ấn phẩm cuối trong series Sài Gòn chuyện đời của phố, cũng là những câu chuyện về Sài Gòn với phong cách điềm đạm, nhẹ nhàng, cẩn trọng như hai tập sách trước, nhưng với mỗi câu chuyện trong Sài Gòn chuyện đời của phố 3, tác giả Phạm Công Luận vẫn mang lại sự mới mẻ và cảm giác hứng thú riêng cho người đọc bằng những tư liệu quý, sinh động, cách thể hiện mềm mại, có tính hệ thống, suốt hơn 330 trang sách.
Mạch ngầm xuyên suốt mà người đọc dễ dàng nhận ra thông qua Sài Gòn Chuyện Đời Của Phố (Tập 3) vẫn là một Sài Gòn phồn hoa, rộng mở đón nhận thành phần, không phân biệt xuất thân, gốc gác. Những đặc điểm đó khúc xạ qua lăng kính và sự nhìn nhận riêng của những nhân chứng từng là người ở các tỉnh lân cận đến thành phố này. Theo tác giả: "Những người di dân đến Sài Gòn luôn phát hiện những điều thú vị mà những người sống ở đô thị này từ nhỏ đến lớn cũng không nhận ra được".
Những câu chuyện trong Sài Gòn Chuyện Đời Của Phố (Tập 3) , nói như cách của tác giả Phạm Công Luận là "những câu chuyện "trên bờ"của dòng lịch sử", nhưng chúng giúp cho người đọc hình dung rõ và sinh động hơn một dòng chảy lịch sử một Sài Gòn đã trôi qua. Ký ức đô thị này may mắn được truyền giữ theo cách riêng cùng với sự ra đời của cuốn sách này. Nếu đô thị không có ký ức, theo tác giả “cũng như một con người không nhớ gì về nơi mình sinh ra, lớn lên và cách mình trưởng thành ra sao. Nếu vậy, sẽ không biết cách đánh giá đúng các giá trị để chọn lọc, giữ gìn và truyền lưu".
***
Phạm Công Luận sinh năm 1961 tại Sài Gòn.
Hiện làm việc tại báo Sinh Viên Việt Nam - Hoa Học Trò, cơ quan đại diện tại TP.HCM. Anh là tác giả của nhiều tựa sách best-seller, những trang viết của anh tìm được mối giao cảm với bạn đọc bằng chất suy tư của một người từng trải, và sự tinh tế, u hoài, tao nhã trong mỗi lời văn.
Ông còn sử dụng bút danh khác là Phạm Lữ Ân.
Tác phẩm tiêu biểu:
- Những sắc màu Nhật Bản, 1998 (viết chung với Asako Kato)
- Nếu biết trăm năm là hữu hạn, 2011 (bút danh Phạm Lữ Ân, đồng tác giả với Đặng Nguyễn Đông Vy)
- Những lối về ấu thơ, 2011 (bút danh Phạm Lữ Ân, đồng tác giả với Đặng Nguyễn Đông Vy)
- Sài Gòn - Chuyện đời của phố, 2014 (NXB Hội Nhà Văn)
- Trên đường rong ruổi, 2014 (NXB Hội Nhà Văn)
***
Ngôi nhà ở Lái Thiêu của Lý Thân lúc nào cũng đông khách. Từ sáng tới tối, khách ngủ lại hoặc ghé ăn cơm rồi đi. Có người ăn dầm nằm dề hàng tháng trời. Người trong xóm gọi ông Hai Vững, cha của Thân, là ông Mạnh Thường Quân, theo tích trong truyện Tàu. Ai cũng kính nể ông vì tính hào sảng, mà sống kiểu hào sảng như vậy thì tốn kém lắm, dù ai cũng biết ông Hai Vững là con của bang trưởng Triều Châu ở Lái Thiêu, giàu có và uy tín nhất vùng đất nhiều cây trái này.
Lý Thân không để tâm nhiều đến vị thế gia đình, chỉ biết mình có rất nhiều ông chú không phải ruột thịt, ông nào cũng thương chú bé nhỏ nhắn con chủ nhà. Thân thường được đi chơi với mấy chú, những chuyến đi để mở mắt nhìn đời. Đáng nhớ nhất vẫn là những chuyến thăm Sài Gòn.
Đó là câu chuyện trước năm 1954.
Những năm đó, Lý Thân đã lang thang bao lần ở cái thành phố phồn hoa này. Người ta nói “Sài Gòn hoa lệ”. Hoa cho người giàu và nước mắt cho người nghèo. Dù sao, Thân cùng mấy chú chỉ là khách nhàn cư vãng lai nên chẳng bận tâm chi mấy chuyện đó. Tới Sài Gòn, cậu thanh niên mới lớn choáng ngợp với cảnh nhà xe nhộn nhịp, rồi dần quen và thích cuộc sống ở đây. Sài Gòn lúc đó còn thông thoáng lắm so với bây giờ, nhưng đã quá vui với chàng nhà quê. Xe cộ qua lại như mắc cửi. Xe kéo tay có người phu đội nón lá chạy chân đất thình thịch giữa trời trưa nắng. Xe ngựa kéo, bò kéo đi lóc cóc ngoài đường phố trung tâm gần chợ Bến Thành, bên chiếc xe hơi bóng loáng của mấy ông Tây. Có loại xe ngựa chuyên chở hàng, không mui, ngoài xe ngựa chở khách thanh mảnh, dáng đẹp có mui kín mít. Có cả xe kéo tay chở hàng với thùng xe rất to, vừa có càng phía trước để kéo vừa có chỗ để mấy người phía sau đẩy đi, loại xe tải bằng sức người của mấy ông Tàu đội nón cời-lối rộng vành chóp nhọn. Có những chiếc xe đẩy bán nước ngọt đóng chai. Hai bức tượng cô đầm trước Nhà hát Tây nhìn cao ráo thanh mảnh hơn tượng phục chế hiện nay. Đàn ông lịch sự bận bộ đồ bà ba trắng may bằng lụa lèo, đầu đội mũ phớt và chân mang guốc, ít thấy người bận áo dài khăn đóng trừ chỗ đám tang. Phụ nữ thời đó hay bận áo dài đen. Nhiều người thích trùm khăn trên đầu khi trời nóng, cả nam lẫn nữ, nhất là ở ngoài chợ. Hầu như không thấy mặc quần ngắn, trừ các ông Tây với quần soọc lửng.
Mạch ngầm xuyên suốt mà người đọc dễ dàng nhận ra thông qua Sài Gòn Chuyện Đời Của Phố (Tập 3) vẫn là một Sài Gòn phồn hoa, rộng mở đón nhận thành phần, không phân biệt xuất thân, gốc gác. Những đặc điểm đó khúc xạ qua lăng kính và sự nhìn nhận riêng của những nhân chứng từng là người ở các tỉnh lân cận đến thành phố này. Theo tác giả: "Những người di dân đến Sài Gòn luôn phát hiện những điều thú vị mà những người sống ở đô thị này từ nhỏ đến lớn cũng không nhận ra được".
Những câu chuyện trong Sài Gòn Chuyện Đời Của Phố (Tập 3) , nói như cách của tác giả Phạm Công Luận là "những câu chuyện "trên bờ"của dòng lịch sử", nhưng chúng giúp cho người đọc hình dung rõ và sinh động hơn một dòng chảy lịch sử một Sài Gòn đã trôi qua. Ký ức đô thị này may mắn được truyền giữ theo cách riêng cùng với sự ra đời của cuốn sách này. Nếu đô thị không có ký ức, theo tác giả “cũng như một con người không nhớ gì về nơi mình sinh ra, lớn lên và cách mình trưởng thành ra sao. Nếu vậy, sẽ không biết cách đánh giá đúng các giá trị để chọn lọc, giữ gìn và truyền lưu".
***
Phạm Công Luận sinh năm 1961 tại Sài Gòn.
Hiện làm việc tại báo Sinh Viên Việt Nam - Hoa Học Trò, cơ quan đại diện tại TP.HCM. Anh là tác giả của nhiều tựa sách best-seller, những trang viết của anh tìm được mối giao cảm với bạn đọc bằng chất suy tư của một người từng trải, và sự tinh tế, u hoài, tao nhã trong mỗi lời văn.
Ông còn sử dụng bút danh khác là Phạm Lữ Ân.
Tác phẩm tiêu biểu:
- Những sắc màu Nhật Bản, 1998 (viết chung với Asako Kato)
- Nếu biết trăm năm là hữu hạn, 2011 (bút danh Phạm Lữ Ân, đồng tác giả với Đặng Nguyễn Đông Vy)
- Những lối về ấu thơ, 2011 (bút danh Phạm Lữ Ân, đồng tác giả với Đặng Nguyễn Đông Vy)
- Sài Gòn - Chuyện đời của phố, 2014 (NXB Hội Nhà Văn)
- Trên đường rong ruổi, 2014 (NXB Hội Nhà Văn)
***
Ngôi nhà ở Lái Thiêu của Lý Thân lúc nào cũng đông khách. Từ sáng tới tối, khách ngủ lại hoặc ghé ăn cơm rồi đi. Có người ăn dầm nằm dề hàng tháng trời. Người trong xóm gọi ông Hai Vững, cha của Thân, là ông Mạnh Thường Quân, theo tích trong truyện Tàu. Ai cũng kính nể ông vì tính hào sảng, mà sống kiểu hào sảng như vậy thì tốn kém lắm, dù ai cũng biết ông Hai Vững là con của bang trưởng Triều Châu ở Lái Thiêu, giàu có và uy tín nhất vùng đất nhiều cây trái này.
Lý Thân không để tâm nhiều đến vị thế gia đình, chỉ biết mình có rất nhiều ông chú không phải ruột thịt, ông nào cũng thương chú bé nhỏ nhắn con chủ nhà. Thân thường được đi chơi với mấy chú, những chuyến đi để mở mắt nhìn đời. Đáng nhớ nhất vẫn là những chuyến thăm Sài Gòn.
Đó là câu chuyện trước năm 1954.
Những năm đó, Lý Thân đã lang thang bao lần ở cái thành phố phồn hoa này. Người ta nói “Sài Gòn hoa lệ”. Hoa cho người giàu và nước mắt cho người nghèo. Dù sao, Thân cùng mấy chú chỉ là khách nhàn cư vãng lai nên chẳng bận tâm chi mấy chuyện đó. Tới Sài Gòn, cậu thanh niên mới lớn choáng ngợp với cảnh nhà xe nhộn nhịp, rồi dần quen và thích cuộc sống ở đây. Sài Gòn lúc đó còn thông thoáng lắm so với bây giờ, nhưng đã quá vui với chàng nhà quê. Xe cộ qua lại như mắc cửi. Xe kéo tay có người phu đội nón lá chạy chân đất thình thịch giữa trời trưa nắng. Xe ngựa kéo, bò kéo đi lóc cóc ngoài đường phố trung tâm gần chợ Bến Thành, bên chiếc xe hơi bóng loáng của mấy ông Tây. Có loại xe ngựa chuyên chở hàng, không mui, ngoài xe ngựa chở khách thanh mảnh, dáng đẹp có mui kín mít. Có cả xe kéo tay chở hàng với thùng xe rất to, vừa có càng phía trước để kéo vừa có chỗ để mấy người phía sau đẩy đi, loại xe tải bằng sức người của mấy ông Tàu đội nón cời-lối rộng vành chóp nhọn. Có những chiếc xe đẩy bán nước ngọt đóng chai. Hai bức tượng cô đầm trước Nhà hát Tây nhìn cao ráo thanh mảnh hơn tượng phục chế hiện nay. Đàn ông lịch sự bận bộ đồ bà ba trắng may bằng lụa lèo, đầu đội mũ phớt và chân mang guốc, ít thấy người bận áo dài khăn đóng trừ chỗ đám tang. Phụ nữ thời đó hay bận áo dài đen. Nhiều người thích trùm khăn trên đầu khi trời nóng, cả nam lẫn nữ, nhất là ở ngoài chợ. Hầu như không thấy mặc quần ngắn, trừ các ông Tây với quần soọc lửng.