Chuyện xảy ra trong một tầng lớp mà ta quen gọi là tri thức. Bốn nữ nhân vật chính gồm một nhà văn, hai giáo sư giảng dạy ở một trường đại học nổi tiếng của nước Mỹ và một minh tinh màn bạc vang bóng một thời. Hẳn chúng ta đã quen nhìn tầng lớp của những con người này bằng con mắt ngưỡng mộ – họ là những con người khả kính, có trình độ uyên thâm, có học vấn sâu rộng và làm việc nghiêm túc với những quy tắc bất di bất dịch của giới…trí thức. Nhưng trong tác phẩm Nỗi Niềm, Paule Constant đã lội ngược dòng, bà đi sâu tìm hiểu vạch vòi đến tận chân tơ kẽ tóc, qua đó, thực chất đã được phơi bày. Thì ra trong tầng lớp cấp tiến này của xã hội cũng tồn tại muôn vàn những thứ cỏn con mà ta không dám gọi là tệ nạn, hay ganh ghét, hay đố kỵ, hay hiềm khích… vì sợ làm vấy bẩn những con người khả kính ấy. Chỉ giữa họ với nhau thôi, giữa bốn nhân vật chính trong truyện, ngoài việc cùng một tầng lớp « trí thức », họ còn là bạn vong liên, còn là những kẻ ngưỡng mộ nhau… Vậy mà chỉ trong có vài ngày chung sống dưới cùng một mái nhà, thì giữa họ đã nảy sinh bao mấu thuẫn, tư tưởng trái nghịch nhau. Lòng ghen ghét đố kỵ, chứng học đòi làm sang, chuyện đạo văn trong giới văn chương, rồi dè bửu lẫn nhau…đã phơi trần ra hết. Paule Constant đã rất thành công vạch trần bộ mặt thật ấy, và tác phẩm đã xứng đáng nhận giải thưởng Goncourt năm 1998. Và do Hiệu Constant đã giới thiệu và chuyển thể sang tiếng Việt, do Nhà XB Hội nhà văn cùng với sự giúp đỡ của Trung tâm văn hoá Việt – Pháp thuộc ĐSQ Pháp tại HN ấn hành đầu năm 2005.