Phật ở tầng áp mái là câu chuyện về cuộc sống của những người phụ nữ Nhật di cư sang đất Mĩ vào đầu thế kỉ XX. Các cô gái Nhật với đủ các thành phần từ trí thức đến nông dân, từ những em bé ngây thơ đến phụ nữ quá lứa lỡ thì đều chung một niềm háo hức, ôm giấc mộng sang Mĩ đổi đời. “Giấc mơ Mĩ” đã khiến bao nhiêu thiếu nữ Nhật tràn trề hi vọng vào một sự đổi đời, một cuộc sống hôn nhân viên mãn, để rồi… thất vọng vào ngay giây phút đầu tiên. Những tưởng hạnh phúc sẽ mỉm cười với mình, họ hồi hộp đến với những vị hôn phu trong mộng, vốn được giới thiệu là chủ nhà băng, luật sư, bác sĩ, doanh nhân, quản lí khách sạn nhưng thực ra chỉ là những tá điền, nông dân người Nhật làm thuê cho những ông chủ Mĩ, hoặc là những kẻ vô công rồi nghề. Vừa đặt chân lên đất Mĩ, những người phụ nữ Nhật đã hiểu rằng tất cả chỉ là ảo vọng và khi đó tấn bi kịch của họ mới thực sự bắt đầu.
Trước mặt là cuộc sống hôn nhân bị bạo hành, sau lưng đã không có con đường trở lại quê mẹ, những người phụ nữ buộc phải lựa chọn cách đối mặt với thực tại nghiệt ngã và, cũng từ đây, họ dần trở thành những chiếc bóng câm lặng, nhẫn nhục và cam chịu. Họ không có quyền được sống cho bản thân và lựa chọn, phải phục tùng mệnh lệnh của chồng và bị vắt kiệt sức lao động, nhưng đau đớn nhất là họ - những người mẹ - lại bị chính các con coi thường, chối bỏ
Tiểu thuyết lấy bối cảnh trước Chiến tranh thế giới thứ hai, khi trào lưu phụ nữ Nhật di cư tìm miền đất hứa đang thịnh hành. Bằng giọng kể khách quan và ngôi kể đặc biệt - “chúng tôi” - tác phẩm đã khắc họa thành công bi kịch “miền đất hứa”- bi kịch không phải chỉ của một cá nhân. Tuy nhiên, điểm sáng của cuốn tiểu thuyết chính là ở chỗ vượt lên những sự vỡ mộng và khổ đau, trải qua rất nhiều biến cố dồn dập liên tiếp, những người phụ nữ Nhật đã cho chúng ta thấy được tinh thần lạc quan, nghị lực và sức sống bền bỉ. Bằng bản năng sống, bản năng của người mẹ, họ đã mạnh mẽ, kiên cường học cách tồn tại. Cuốn tiểu thuyết là một bài ca buồn mà đẹp về sức mạnh và tình yêu cuộc sống của người phụ nữ.
Trước mặt là cuộc sống hôn nhân bị bạo hành, sau lưng đã không có con đường trở lại quê mẹ, những người phụ nữ buộc phải lựa chọn cách đối mặt với thực tại nghiệt ngã và, cũng từ đây, họ dần trở thành những chiếc bóng câm lặng, nhẫn nhục và cam chịu. Họ không có quyền được sống cho bản thân và lựa chọn, phải phục tùng mệnh lệnh của chồng và bị vắt kiệt sức lao động, nhưng đau đớn nhất là họ - những người mẹ - lại bị chính các con coi thường, chối bỏ
Tiểu thuyết lấy bối cảnh trước Chiến tranh thế giới thứ hai, khi trào lưu phụ nữ Nhật di cư tìm miền đất hứa đang thịnh hành. Bằng giọng kể khách quan và ngôi kể đặc biệt - “chúng tôi” - tác phẩm đã khắc họa thành công bi kịch “miền đất hứa”- bi kịch không phải chỉ của một cá nhân. Tuy nhiên, điểm sáng của cuốn tiểu thuyết chính là ở chỗ vượt lên những sự vỡ mộng và khổ đau, trải qua rất nhiều biến cố dồn dập liên tiếp, những người phụ nữ Nhật đã cho chúng ta thấy được tinh thần lạc quan, nghị lực và sức sống bền bỉ. Bằng bản năng sống, bản năng của người mẹ, họ đã mạnh mẽ, kiên cường học cách tồn tại. Cuốn tiểu thuyết là một bài ca buồn mà đẹp về sức mạnh và tình yêu cuộc sống của người phụ nữ.