Picasso - Những Cuộc Tình Hoá Thân Vào Nghệ Thuật

Tác giả : Phan Quang Định
  • Lượt đọc : 63
  • Kích thước : 5.25 MB
  • Số trang : 119
  • Đăng lúc : 7 tháng trước
  • Số lượt tải : 55
  • Số lượt xem : 513
  • Đọc trên điện thoại :
Đến đầu thế kỷ Hai mươi, thế giới đã ghi nhận sự xuất hiện và tràn lấn của nhiếp ảnh và điện ảnh với khả năng nắm bắt và phản ánh thực tại khách quan một cách chính xác, trung thực, nhanh chóng rồi lại có thể nhân bản ra đến vô số tùy thích; ngoài ra còn ghi nhận lại và thể hiện được cả chuyển động và âm thanh, có khả năng kế lại qua hình ảnh sinh động như thực những câu chuyện với biết bao biến cố, tình tiết, diễn tiến trong một thời gian dài.....

Những hiện tượng đó đã là một trong nhiều lý do thôi thúc các họa sĩ xét lại đối tượng, mục đích và chức năng của hội họa, thực hiện những thể nghiệm theo nhiều hướng khác nhau để đi tìm một ngôn ngữ mới cho nghệ thuật tạo hình. Bao nhiêu trường phải ra đời: biểu tượng, ấn tượng, siêu thực, dã thú, lập thể, trừu tượng, phi hình thể.... với biết bao họa sĩ mới xuất hiện (mà trong đó cho đến hiện nay - nghĩa là sau gần một thế kỷ - nhiều người trong số họ vẫn chưa thể được xác định là có tài năng thực sự hay chỉ là những kẻ lập dị muốn chơi nổi, sử dụng những quái chiêu để cho thiên hạ phải nhắc nhở đến tên minh.

Nhưng giữa đám rối sắc màu đỏ, một bóng dáng khổng lồ đã nổi lên sừng sững: Picasso, một huyền thoại sống cho người đương thời và một tượng đài lịch sử cho hậu thế.

Tuy nhiên, tranh của Picasso với những hình thế kỳ dị, như muốn giản lược hay làm biến do thực tại, có khi lại nhân bản thực tại bằng cách thể hiện một chủ đề hội họa cùng lúc trên nhiều bình điện, có khi lại làm nổ tung thực tại ra thành trăm nghìn mảnh phân tán..... đối với đại đa số công chúng bình thường như chúng ta (không phải là họa sĩ cũng không phải là những người thưởng ngoạn hội họa sành sỏi) vẫn còn là một bí hiểm đầy thách thức, khó tiếp cận. Cho nên dẫu có nghe người ta xưng tụng Picasso là thiên tài hội họa vĩ đại nhất thế kỷ XX, chúng ta cũng đành “kinh nhi viễn chỉ” chứ nào có cảm, có hiểu được mấy đâu mà lạm bàn.

Nhân cuộc triển lãm lớn về tranh Picasso tại Grand Palais, Paris, từ ngày 18 tháng 10 năm 1996 đến ngày 20 tháng giêng năm 1977, nhiều tờ báo lớn của Pháp như Paris - Match, L’Express, VSD.... đều đăng các bài viết giới thiệu đời sống và hội họa Picasso do các cây bút uy tin chuyện về hội họa hiện đại như Natacha Wolinski, Pepita Dupont, Christiane Dupare, cây bút tiểu sử lừng danh Norman Mailer; và đặc biệt là Fraçoise Gilot, người tình thứ sáu (chính thức), người vợ - họa sĩ của ông.

Chúng tôi biên dịch và tổng hợp lại những bài viết đó, được minh họa bởi nhiều bản sao các bức tranh của Picasso, trong tập sách mỏng này, với hy vọng có thể giúp ích chúng ta phần nào để tiếp cận và thưởng ngoạn tranh Picasso.

Người biên dịch