Công Tác Khoa Giáo Vùng Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số

Tác giả : Đỗ Nguyên Phương
  • Lượt đọc : 0
  • Kích thước : 15.64 MB
  • Số trang : 333
  • Đăng lúc : 8 tháng trước
  • Số lượt tải : 19
  • Số lượt xem : 362
  • Đọc trên điện thoại :
Đảng ta luôn coi "Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc" có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm 86.83%; 10 dân tộc có từ 1 triệu đến 10 vạn người (Tày, Nùng, Thái, Mường Khmer, Mông, Dao, Giarai, Bana, Êđê): 20 dân tộc có từ 100.000 đến 10.000 người; 17 dân tộc có từ 10.000 đến 1.000 người; 6 dân tộc có từ 1.000 đến 100 người (Cống, Sila. Pupéo, Rơmăm, Odu, Prâu).

Trừ 3 dân tộc Chăm. Khmer, Hoa còn lại các dân tộc ít người khác đều sống ở miền núi của 40 tỉnh, 206 huyện, 4.100 xã của cả nước. Cơ cấu dân tộc như vậy trong một quốc gia, cộng với bản đồ phân bố các dân tộc cho thấy sự xen cài các dân tộc là phổ biến ở trong từng huyện, từng xã. Trong 107 huyện ở miền núi phía Bắc, đã có 20 huyện có ít nhất 10 dân tộc cùng cư trú. Xã có một dân tộc sinh sống chỉ chiếm 2,80%. Đa số các vùng đồng bào dân tộc có 3 - 4 dân tộc cùng chung sống. Theo số liệu thống kê những năm trước, ở Tây Nguyên cũng diễn ra tình trạng tương tự: trong 177 xã của Đắk Lắk, chỉ có 19 xã (10,7%) có một dân tộc cư trú, còn lại đều có từ 2 đến 13 dân tộc,

phổ biến là xã có từ 3 đến 5 dân tộc (chiếm gần 50% số xã). Hoạt động khoa giáo đóng vai trò là động lực to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường quốc phòng an ninh cho cả nước nói chung và cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Nhận thức rõ vai trò to lớn đó, những năm gần đây, Ban Khoa giáo Trung ương đã tiến hành một số Hội nghị công tác khoa giáo ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số như Tây Nguyên, Tây Bắc, vùng đồng bào Khmer Nam Bộ, vùng đồng bào Chăm nhằm tổng kết, đánh giá, phân tích các nguyên nhân và rút ra các bài học kinh nghiệm.

Tuy mỗi vùng, mỗi địa phương đều có những đặc điểm riêng, nhưng việc phổ biến các kinh nghiệm, cả thành công và chưa thành công về công tác khoa giáo đều hết sức quý báu và đó cũng là nhiệm vụ đặt ra cho cuốn sách này.