Tề Bạch Thạch

Tác giả : Thái Hanh
  • Lượt đọc : 67
  • Kích thước : 5.22 MB
  • Số trang : 110
  • Đăng lúc : 6 tháng trước
  • Số lượt tải : 55
  • Số lượt xem : 588
  • Đọc trên điện thoại :
Cách đây hơn năm, hành từng xuất hiện một con người từ nơi thôn dã, mà rồi tài hoa dân rực sáng lên như một vì sao lấp lánh trong bầu trời hội họa của nhân loại. Từ đỏ, nền quốc họa truyền thống Trung Hoa hơn hai nghìn năm lịch sử, vốn tinh thâm, thị vị, kỳ ảo... như được thêm sức cuốn hút lạ thường. Đó là TỀ BẠCH THẠCH
Con đường thăng hoa nghệ thuật của Tề Bạch Thạch đâu phải là thênh thang, mà đầy chướng ngại. Đó là cái giá phải trả bằng nửa thế kỷ đương đầu với gia cảnh nghèo nàn, chịu đựng mọi phủ phàng của bất công xã hội, để tầm sư học đạo, và còn phải vượt lên những miệt thị, dèm pha của hàng học gia quyền uy, bảo thủ... lúc bấy giờ, ông mới vươn tới đích vinh quang
Tại hoa lỗi lạc của Tế Bạch Thạch chẳng phải ngẫu nhiên hay thiên phú, mà có được là do cần cù khổ luyện trọn cả cuộc đời ông, và kết tụ tinh hoa nghệ thuật dân gian, tử truyền thống quốc họa lâu đời của tiền bối. Đúng như cuối đời ông từng rút ra một chân lý giản dị mà sâu xa bằng ba chữ: “Tỉnh ở cần” nghĩa là tinh vi có được là nhờ ở sự chuyển cán.
Chính từ sự chuyển cần dẫn đến sáng tạo mà ông thành tài, thành danh. Mọi người suy tôn ông là bậc đại họa gia “tam tuyệt chi tài” (vẽ tranh, làm thơ, khắc dấu, ba tài năng đều tuyệt diệu). Và, cùng với bản lĩnh ngoan cường, ông đã bất chấp mọi sự bài xích của các họa gia hoài cổ, hình thức chủ nghĩa đương thời. Ông dày công nghiên cứu, hấp thụ nghệ thuật cổ truyền, song nhất quyết giải thoát ràng buộc của tiền nhân, học cổ mà không nệ cổ, học người xưa để vượt người xưa, thực hiện “bút mực tùy thời đại”, tự thân vận dụng sáng tạo để tìm cho mình một lối đi riêng. Do đó, đến lúc tuổi cao ông vẫn liên tục lao động nghệ thuật hết mình, chuyên tâm chuyển hóa, biến cái họa pháp để vươn tới đỉnh cao “hình thần kiêm bị”, điều hòa một cách tài tình quan hệ giữa “hình” và “thần” trong tranh qua bút pháp “công bút” dung hợp với bút pháp “đại tả ý”, mở ra hướng mới trong xử lý cấu trúc tạo hình của quốc họa cổ truyền Trung Hoa. Từ đó, ông trở thành họa gia kiệt xuất độc nhất vô nhị ở Trung Hoa giữa thế kỷ 20.
Cũng từ tiến trình thể luyện và sáng tạo, ông còn nêu lên những kiến giải đã trở thành danh ngôn bất hủ, mà nhiều người biết đến: “Tranh hay ở chỗ vừa giống, vừa không giống. Quá giống thì mị tục, mà không giống lại dối đời”. Ngôn từ mộc mạc mà hàm ý thâm thúy, nói lên quan hệ giữa cuộc sống và nghệ thuật, đến vai trò sáng tạo của nghệ sĩ với hiện thực khách quan...
Người Trung Hoa xưa từng nói: “Tranh như người vậy. Bút cách thấp cao đều là nhân phẩm”. Phải chăng tranh của Bạch Thạch đã phản ánh trung thực tinh thần ấy?
Không một chút cầu kỳ, xa lạ, tranh của Bạch Thạch chất phác, binh dị như tâm hồn, phong độ và cảm xúc hồn nhiên, nồng hậu của người lao động bình thường. Đó là những hình ảnh gần gũi quen thuộc của quê hương, đất nước: Hoa lá, rau dưa, bí bầu, tôm, cá, cua, gia súc, gia cầm, côn trùng, chim chóc hoặc cái sọt, cái bàn cào, cho đến ông câu cá, bé chăn trầu... song qua bút pháp hào phóng mà tinh vi của Bạch Thạch đều mang cho người xem cảm khoái lạ thường và khơi gợi suy tư nhẹ nhàng mà sâu lắng. Bầy tôm như đang tung tăng bơi lội, đàn ong như đang bay, chim chóc như đang hót ca... trong tranh.
Từ quan lại cho đến dẫn thường và bao lớp người trong xã hội lúc bấy giờ đều yêu thích tranh của Bạch Thạch. Ấy vậy mà chẳng lọt được mắt một số họa gia văn nhân sĩ phu. Họ miệt thị Bạch Thạch xuất thân thợ mộc, nghệ thuật phẩm tục, thiếu cao nhã(?). Sau ngày đất nước giải phóng, lại xuất hiện một số người với quan điểm nghệ thuật thiển cận, lệch lạc, từng ngộ nhận Bạch Thạch vẽ tranh chim hoa, tôm cá, côn trùng... mang vẻ cô đơn, lạc điệu, không rõ màu sắc chính trị(?). Qua đó, cho thấy: Có lúc, có nơi, có người từng đánh giá thiếu chính xác về thiên tài lỗi lạc của Tề Bạch Thạch. Song cát bụi làm sao che nổi viên ngọc sáng long lanh! Cuối cùng nghệ thuật của Bạch Thạch phải được trả lại đúng giá trị đích thực.
Tranh của Bạch Thạch còn thể hiện diệu nghệ kỳ tài của ông trong điều khiển ngọn bút lông mảnh mai, giản dị, mà đầy ma lực, với truyền thống hơn hai nghìn năm, từng cuốn hút bao người, và ngày nay cũng không ngừng thu phục bao thế hệ họa sĩ đó đây mê say và hấp thụ.
Với giới nghệ sĩ tạo hình và công chúng yêu nghệ thuật Việt Nam, lão họa gia Bạch Thạch từ lâu không còn xa lạ, mà đã trở nên gần gũi, mật thiết và luôn trận quý. Không ít họa sĩ Việt Nam từng học tập và vận dụng một cách sáng tạo kỹ pháp bút lông và mực nho trong nghệ thuật vẽ lụa, hoặc vẽ giấy dó, mong tìm lối đi riêng của mình và mang bản sắc dân tộc, qua tranh của Tề Bạch Thạch. Và còn yêu quý trọng vọng hơn, khi được biết lão họa gia Bạch Thạch từng in dấu chân “vạn dặm” lên vùng non xanh nước biếc ở biên giới đông bắc Việt Nam (Từ Đông Hưng sang Cầu Bắc Luân - đến Móng Cái) để thăm cảnh quan trời lục phương Nam, mà lão họa gia từng cao hứng viết bài thơ “Nhớ phương Nam” và vẽ tranh “Khách qua trời lục”.