Cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam tiếp theo cuộc chiến tranh chống nổi dậy đã thất bại được gọi là chiến tranh hạn chế. Về phạm vi chiến trường, nó là hạn chế thật. Nhưng về quy mô, nó không thể là hạn chế được. Nó là một cuộc chiến tranh tổng lực dù vũ khí nguyên tử không được dùng đến. 2.700.000 người Mỹ đã phục vụ ở Việt Nam. 300 tỷ USD chi phí trực tiếp cho chiến tranh. Các viện khoa học kỹ thuật của Hoa Kỳ đã được huy động nghiên cứu những vũ khí mới cho chiến trường Việt Nam và Lào, từ bom bi, “cây nhiệt đới” cho đến hệ thống điện tử, chiến tranh sinh thái. Các nhà khoa học xã hội đề cập các vấn đề như sự tác động của các yếu tố chiến lược, chiến thuật trong các cuộc hành quân chống nổi dậy, vấn đề làm biến dạng một xã hội, việc tìm kiếm hòa bình, cách kết thúc chiến tranh. Người ta cho rằng chuyến đi Hà Nội của ông Ôbrắc và Máccôvích năm 1967 là sự thử nghiệm học thuyết về khoa học các cuộc xung đột của Giáo sư Sêlinh trong quá trình thương lượng với Việt Nam.
Ngay trước khi quyết định lao vào chiến tranh ở Việt Nam, Tổng thống L.B. Giônxơn đã ý thức được rằng, song song với cuộc chiến tranh thuần túy quân sự cần phải có cuộc chiến tranh về ngoại giao và mỗi bước leo thang chiến tranh phải đi cùng với những hoạt động ngoại giao thích hợp theo một kế hoạch nhịp nhàng.
Đây là một mảng rất quan trọng trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, nhưng rất tiếc là cho đến nay vẫn chưa được đề cập nhiều. Người ta mới chỉ biết tới một số hồi ký của một vài nhân vật Mỹ, về Hội nghị Pari, về các cuộc vận động hòa bình của Giônxơn, về cuộc gặp của một số người với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Với cuốn sách này, chúng tôi không có ý định viết lịch sử ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Việt Nam, cũng không có tham vọng viết toàn bộ quá trình thương lượng giữa Hà Nội và Oasinhtơn. Chúng tôi chỉ nêu lên những sự kiện chính liên quan tới những cái được gọi là “sáng kiến hòa bình” của Giônxơn trong thời gian 1964-1967, trước Hội nghị Pari, và nêu dưới dạng kể chuyện. Khi kể lại những sự kiện đó, chúng tôi cố gắng tìm những nguồn chính thức và chắc chắn. Dù không đầy đủ, các sự kiện được nêu lên trong sách có thể giúp người đọc nhìn lại một cách bao quát các hoạt động ngoại giao của Nhà Trắng trong kế hoạch chiến tranh của Giônxơn, từ đó càng hiểu hơn lập trường của Việt Nam là trước sau như một, nhất quán và ngời sáng. Xoay quanh các vấn đề của một giải pháp về Việt Nam (lập trường của mỗi bên, điều kiện để đi tới nói chuyện, việc rút quân Mỹ, việc thống nhất nước Việt Nam, ...), các câu chuyện có thể khiến người đọc cảm thấy lặp đi lặp lại nhưng đây là sự thật, là lập trường của mỗi bên, do những con người khác nhau trình bày cho những người đối thoại khác nhau, trong những thời điểm khác nhau. Mỗi cuộc nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, của các đồng chí khác với nhà ngoại giao, nhà báo của Mỹ và các nước khác, với các nhân sĩ quốc tế, với những người trung gian hay người có thiện chí hòa bình, đặt trong bối cảnh cụ thể, đều có sức hấp dẫn riêng qua sự phân tích sáng suốt, lý lẽ đanh thép nhưng có tình có lý. Đối với mỗi người chúng ta, đó không phải chỉ là niềm tự hào về đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng và phát triển, đó còn là sự kế tục truyền thống ngoại giao vẻ vang của tổ tiên ta.
Cuốn sách này ra đời là do nhận được những lời khuyến khích của đồng chí Cố vấn Phạm Văn Đồng - một nhà ngoại giao lỗi lạc của nước ta, sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo và chuyên viên Bộ Ngoại giao cả về nội dung và tư liệu, các công trình nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam trong nước và ngoài nước, sự cổ vũ của các bạn bè, sự nhiệt tình của Viện Quan hệ Quốc tế*. Chúng tôi xin bày tỏ ở đây lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành
Ngay trước khi quyết định lao vào chiến tranh ở Việt Nam, Tổng thống L.B. Giônxơn đã ý thức được rằng, song song với cuộc chiến tranh thuần túy quân sự cần phải có cuộc chiến tranh về ngoại giao và mỗi bước leo thang chiến tranh phải đi cùng với những hoạt động ngoại giao thích hợp theo một kế hoạch nhịp nhàng.
Đây là một mảng rất quan trọng trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, nhưng rất tiếc là cho đến nay vẫn chưa được đề cập nhiều. Người ta mới chỉ biết tới một số hồi ký của một vài nhân vật Mỹ, về Hội nghị Pari, về các cuộc vận động hòa bình của Giônxơn, về cuộc gặp của một số người với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Với cuốn sách này, chúng tôi không có ý định viết lịch sử ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Việt Nam, cũng không có tham vọng viết toàn bộ quá trình thương lượng giữa Hà Nội và Oasinhtơn. Chúng tôi chỉ nêu lên những sự kiện chính liên quan tới những cái được gọi là “sáng kiến hòa bình” của Giônxơn trong thời gian 1964-1967, trước Hội nghị Pari, và nêu dưới dạng kể chuyện. Khi kể lại những sự kiện đó, chúng tôi cố gắng tìm những nguồn chính thức và chắc chắn. Dù không đầy đủ, các sự kiện được nêu lên trong sách có thể giúp người đọc nhìn lại một cách bao quát các hoạt động ngoại giao của Nhà Trắng trong kế hoạch chiến tranh của Giônxơn, từ đó càng hiểu hơn lập trường của Việt Nam là trước sau như một, nhất quán và ngời sáng. Xoay quanh các vấn đề của một giải pháp về Việt Nam (lập trường của mỗi bên, điều kiện để đi tới nói chuyện, việc rút quân Mỹ, việc thống nhất nước Việt Nam, ...), các câu chuyện có thể khiến người đọc cảm thấy lặp đi lặp lại nhưng đây là sự thật, là lập trường của mỗi bên, do những con người khác nhau trình bày cho những người đối thoại khác nhau, trong những thời điểm khác nhau. Mỗi cuộc nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, của các đồng chí khác với nhà ngoại giao, nhà báo của Mỹ và các nước khác, với các nhân sĩ quốc tế, với những người trung gian hay người có thiện chí hòa bình, đặt trong bối cảnh cụ thể, đều có sức hấp dẫn riêng qua sự phân tích sáng suốt, lý lẽ đanh thép nhưng có tình có lý. Đối với mỗi người chúng ta, đó không phải chỉ là niềm tự hào về đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng và phát triển, đó còn là sự kế tục truyền thống ngoại giao vẻ vang của tổ tiên ta.
Cuốn sách này ra đời là do nhận được những lời khuyến khích của đồng chí Cố vấn Phạm Văn Đồng - một nhà ngoại giao lỗi lạc của nước ta, sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo và chuyên viên Bộ Ngoại giao cả về nội dung và tư liệu, các công trình nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam trong nước và ngoài nước, sự cổ vũ của các bạn bè, sự nhiệt tình của Viện Quan hệ Quốc tế*. Chúng tôi xin bày tỏ ở đây lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành