Tổ Chức Và Hoạt Động Của Chính Quyền Địa Phương

Thể loại: Chính Trị
Tác giả : Nguyễn Hải Long
  • Lượt đọc : 47
  • Kích thước : 3.17 MB
  • Số trang : 202
  • Đăng lúc : 7 tháng trước
  • Số lượt tải : 22
  • Số lượt xem : 281
  • Đọc trên điện thoại :
Chính quyền địa phương là một bộ phận quan trọng trong tổ chức bộ máy nhà nước, là hệ thống các cơ quan nhà nước được tổ chức ở địa phương, do Nhân dân trực tiếp bầu ra để thực hiện quản lý, điều hành công việc của Nhà nước ở địa phương.

Theo Hiến pháp năm 2013 thì chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương, quyết định các vấn đề của địa phương theo luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên. Chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt do luật định. Tổ chức và hoạt động của chính quyền được quy định tại Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019; Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2020, Nghị quyết số 1206/2016/NQ-UBTVQH13 quy định chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân...

Nhằm giúp cho bạn đọc, đặc biệt là cán bộ và Nhân dân ở xã, phường, thị trấn nắm được những quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương do TS. Nguyễn Hải Long và TS. Hoàng Xuân Châu biên soạn. Cuốn sách gồm ba phần:

Phần I: Khái quát về chính quyền địa phương và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Phần II: Hệ thống chính quyền địa phương ở Việt Nam.

Phần III: Hoạt động của chính quyền địa phương.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Tháng 9 năm 2020
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT