Hầu hết mọi người đều thích toán, tiếc là họ không biết điều này!
Bởi ai mà chẳng thấy hấp dẫn với những mẩu chuyện kỳ thú về toán: như “giáo phái” toán học kỳ lạ của Pythagoras thời cổ đại hay những cuộc thăm dò hệ mặt trời bằng công cụ toán học đầy kịch tính thời cận đại, hoặc gần đây hơn là sự kiện máy tính AlphaGo giành chiến thắng trước kỳ thủ cờ vây số một thế giới Lee Sedol bằng những nước đi “thần thánh” sử dụng lý thuyết xác suất.
Toán học khai sinh vì lý do hữu dụng, hẳn nhiên. Vào thời tiền sử, người ta nghĩ ra những con số để đếm đàn gia súc, dùng hình học để đo ruộng đất, làm đường sá. Loài home sapiens chúng ta không ngừng tò mò muốn khám phá thế giới tự nhiên xung quanh, nên suốt mấy ngàn năm qua toán học đã tiến lên phía trước với những bước khổng lồ và ngày càng trừu tượng.
Mickaël Launay không chỉ cho người đọc thấy cái đẹp, chất thơ của toán học mà còn xác quyết một điều khác, rằng mọi người đều có thể yêu thích toán học và đều có thể cảm nhận được vẻ đẹp tự nhiên của nó. Cuốn sách này là một minh chứng cho điều đó.
Bởi ai mà chẳng thấy hấp dẫn với những mẩu chuyện kỳ thú về toán: như “giáo phái” toán học kỳ lạ của Pythagoras thời cổ đại hay những cuộc thăm dò hệ mặt trời bằng công cụ toán học đầy kịch tính thời cận đại, hoặc gần đây hơn là sự kiện máy tính AlphaGo giành chiến thắng trước kỳ thủ cờ vây số một thế giới Lee Sedol bằng những nước đi “thần thánh” sử dụng lý thuyết xác suất.
Toán học khai sinh vì lý do hữu dụng, hẳn nhiên. Vào thời tiền sử, người ta nghĩ ra những con số để đếm đàn gia súc, dùng hình học để đo ruộng đất, làm đường sá. Loài home sapiens chúng ta không ngừng tò mò muốn khám phá thế giới tự nhiên xung quanh, nên suốt mấy ngàn năm qua toán học đã tiến lên phía trước với những bước khổng lồ và ngày càng trừu tượng.
Mickaël Launay không chỉ cho người đọc thấy cái đẹp, chất thơ của toán học mà còn xác quyết một điều khác, rằng mọi người đều có thể yêu thích toán học và đều có thể cảm nhận được vẻ đẹp tự nhiên của nó. Cuốn sách này là một minh chứng cho điều đó.