Các bài toán ứng dụng trong kinh tế, kỹ thuật ... thường là không “đẹp” và không thể giải theo các phương pháp tính đúng. Người ta cần các phương pháp giải có tính chất giải thuật và, nếu các kết quả là gần đúng thì sai số phải “đủ nhỏ” (vô cùng bé). Cho dù các phương pháp đó đòi hỏi lượng phép tính lớn thì với máy tính, bài toán dễ dàng được giải quyết. Một trong các ngành học nghiên cứu các phương pháp như trên là Giải tích số.
Giáo trình phương pháp tính này được viết với mục đích nhập môn Giải tích số và dành riêng cho sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM. Với mục đích và đối tượng như vậy, tài liệu không đảo sâu các cơ sở toán học của giải thuật cũng như tính tổng quát của các bài toán. Các lập luận chủ yếu dùng các lý thuyết cơ bản mà sinh viên đã học trong toán cao cấp A1 như định nghĩa đạo hàm, các định lý trung bình, khai triển Maclaurin..
Trong các lập luận, chứng minh trong tài liệu này, người đọc hãy xem các điều kiện “đầu vào” là thỏa mãn đến mức cần thiết. Ví dụ trong lập luận cần đến đạo hàm cấp 3 của f(x), xem như f(x) đảm bảo khả vi đến cấp 3... Cũng như tính duy nhất nghiệm của các bài toán là mặc định.
Dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn tài liệu này còn nhiều thiếu sót. Rất mong người đọc và các đồng nghiệp quan tâm và góp ý.
Nhóm tác giả
Giáo trình phương pháp tính này được viết với mục đích nhập môn Giải tích số và dành riêng cho sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM. Với mục đích và đối tượng như vậy, tài liệu không đảo sâu các cơ sở toán học của giải thuật cũng như tính tổng quát của các bài toán. Các lập luận chủ yếu dùng các lý thuyết cơ bản mà sinh viên đã học trong toán cao cấp A1 như định nghĩa đạo hàm, các định lý trung bình, khai triển Maclaurin..
Trong các lập luận, chứng minh trong tài liệu này, người đọc hãy xem các điều kiện “đầu vào” là thỏa mãn đến mức cần thiết. Ví dụ trong lập luận cần đến đạo hàm cấp 3 của f(x), xem như f(x) đảm bảo khả vi đến cấp 3... Cũng như tính duy nhất nghiệm của các bài toán là mặc định.
Dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn tài liệu này còn nhiều thiếu sót. Rất mong người đọc và các đồng nghiệp quan tâm và góp ý.
Nhóm tác giả