TỪ ĐIỂN tập trung vào khoảng 100 thuật ngữ then chốt của triết học Hegel, giải thích và trình bày cặn kẽ từ nguồn gốc từ nguyên cho đến tiến trình phát triển của chúng. Chúng tôi tin rằng bạn đọc khó tính nhất cũng sẽ thấy hài lòng trước nỗ lực đặc sắc của soạn giả khi giới thiệu những tư tưởng khó khăn, phức tạp của Hegel - triết gia đỉnh cao của triết học cổ điển Đức - một cách vừa sáng sủa, vừa chặt chẽ, chuẩn xác, đáp ứng yêu cầu rất cao về học thuật.
TỪ ĐIỂN thật sự là một "giáo trình" vô song, giúp ta làm quen sơ bộ với những gì mới mẻ, rồi từng bước thâm nhập sâu vào hệ thống khái niệm và cung cách tư duy đặc thù của Hegel. Kiên nhẫn "đọc" Từ Điển cũng đồng thời là cách "học" và "ôn tập" hiệu quả, cả trước lẫn sau khi đọc chính văn bản của triết gia này.
***
Thông thường, các bộ Từ điển dày cộp được trưng bày trịnh trọng trên giá sách, nhưng lại chịu số phận khá hẩm hiu: để thời gian phủ bụi và hiếm khi được sử dụng! Trừ một số ít Từ điển nhật dụng, các sách công cụ năm thì mười họa mới được ta để mắt đến khi thật sự thấy cần phải tra cứu. Đó là chưa nói đến hạn chế hiển nhiên của loại sách công cụ đặc biệt này, như nhận xét của Jarod Kintz: “Định nghĩa của tôi về “từ điển” thì không thể tìm thấy trong Từ điển. Từ điển - một ngục tù ngôn ngữ, giam giữ từ ngữ trong những phòng giam chật chội, hiếm có cơ hội được cất lên tiếng nói” hay như của Jorge Luis Borges: “Từ điển dựa trên giả thuyết - không được kiểm chứng - rằng ngôn ngữ chỉ gồm toàn những từ đồng nghĩa!”
Từ điển Triết học, một lĩnh vực khá đặc thù, còn có thêm một nhược điểm: dù được biên soạn bởi một hay nhiều chuyên gia có thẩm quyền, nó khó hoàn toàn tránh khỏi sự thiên lệch, có thể từ nhãn quan, lập trường hay truyền thống Triết học riêng biệt của soạn giả, ảnh hưởng ít nhiều đến cách đọc, cách hiểu, cách trình bày và đánh giá về các triết gia, trường phái hay bộ môn được biên soạn. Chọn được những bộ Từ điển Triết học tương đối tránh được các nhược điểm nói trên là việc khó khăn và ít nhiều may mắn.
Bộ Từ điển các triết gia của nhà Blackwell (The Blackwell Philosopher Dictionaries) (với bản dịch tập đầu tiên: TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC KANT do Howard Caygill biên soạn đã ra mắt, NXB Tri thức và Công ty sách Phương Nam, 2014) có ưu điểm là luôn cố gắng giữ thái độ khách quan, trung lập trong trình bày, nhận định. Đặc điểm đáng quý khác của bộ Từ điển này là giúp ta có cách nhìn khác, cách tiếp cận khác đối với “Từ điển” chuyên ngành. Từ điển Triết học có thể thật sự trở thành người bạn đồng hành thường xuyên với bạn đọc yêu thích Triết học:
- Cung cấp những thông tin đáng tin cậy và có hệ thống về từng khái niệm, từng vấn đề hay hệ vấn đề Triết học của tác giả có liên quan.
- Bao quát diễn trình tư tưởng của tác giả từ lúc bắt đầu cho đến cuối đời, giúp ta tránh được cái nhìn phiến diện và những kết luận vội vàng, nhất là ở những quan niệm then chốt của tác giả.
Trong ý nghĩa đó, Từ điển thật sự là một “giáo trình” vô song, từ chỗ giúp ta làm quen sơ bộ với những gì mới mẻ, lạ lẫm nơi mỗi triết gia đến chỗ thâm nhập sâu vào hệ thống khái niệm và cung cách tư duy của triết gia một cách vững chắc qua việc trở đi trở lại với những vấn đề cốt lõi và việc tham khảo / kiểm tra chéo các thuật ngữ “chìa khóa”. Kinh nghiệm cho thấy việc kiên nhẫn “đọc” Từ điển cũng đồng thời là cách “học” và “ôn tập” hiệu quả, cả trước lẫn sau khi đọc chính văn bản của tác giả.
Chúng tôi hân hạnh giới thiệu TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL trong ý định và ước nguyện khiêm tốn ấy.
Về hành trình tư tưởng của Hegel và đóng góp to lớn của ông trong việc xây dựng và phát triển ngôn ngữ Triết học nói chung và ngôn ngữ Triết học Đức nói riêng, xin độc giả đọc hai bài giới thiệu súc tích của soạn giả ở đầu sách. Về cách trình bày, - như trong quyển TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC KANT trước đây -, chúng tôi xin phép sắp xếp lại, căn cứ vào thứ tự chữ cái trong tiếng Việt và có phần Chỉ Mục đầy đủ về thuật ngữ ở cuối sách (Việt-Đức-Anh, Đức-Anh-Việt và Anh-Đức-Việt).
Từ điển này tập trung vào khoảng 100 thuật ngữ theo chốt của Triết học Hegel, giải thích và trình bày cặn kẽ từ gốc từ nguyên cho đến tiến trình phát triển của chúng. Chúng tôi tin rằng bạn đọc khó tính nhất cũng sẽ thấy hài lòng trước nỗ lực đặc sắc của soạn giả khi giới thiệu những tư tưởng khó khăn, phức tạp của Hegel một cách vừa sáng sủa, vừa chặt chẽ, chuẩn xác, đáp ứng các yêu cầu rất cao về học thuật.
Thiết tưởng không cần nói nhiều về những khó khăn, thách thức mà tập thể dịch giả phải đương đầu với thuật ngữ và tư tưởng Hegel, triết gia đỉnh cao của Triết học cổ điển Đức vốn nổi tiếng là uyên thâm và khó hiểu. Thật lòng, chúng tôi thấy chưa đủ điều kiện để đến lúc “tự biện minh” một cách thật rành mạch cho đường lối và phương pháp phiên dịch Triết học Hegel sang tiếng Việt của chúng tôi, vì đây chỉ mới là sự thử nghiệm ban đầu để mong được lĩnh giáo từ các bậc cao minh, với niềm hy vọng rằng dần dần sẽ đạt được sự đồng thuận chung, hay ít ra, một quy ước tạm thời nào đó.
“Ông (Hegel) cho rằng điều quan trọng cho sự phát triển của một dân tộc là phải sở hữu cho được những sản phẩm văn học và văn hóa bằng tiếng mẹ đẻ (...). Vì thế, mục tiêu của ông là “dạy cho Triết học biết nói tiếng Đức”, cũng giống như “Martin Luther đã làm cho Kinh Thánh nói tiếng Đức và Ngài [Voss] cũng làm giống như thế đối với Homer”” [thư của Hegel cho Voss năm 1805, Voss dịch Odyssey (1781) và Iliad (1793) sang tiếng Đức] (Ngôn ngữ Hegel, đầu sách).
Hegel đã thành công trong cao vọng không giấu giếm nói trên, còn chúng tôi chỉ có thể lấy đó làm nguồn cảm hứng và cổ vũ cho những nỗ lực bền bỉ chưa biết bao giờ mới thành hiện thực! Nguồn cảm hứng ấy hy vọng sẽ giúp chúng tôi có thêm nghị lực để sớm cho ra mắt TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC DESCARTES, và sẽ tiếp tục với một số đại triết gia trong bộ Từ điển đáng quý này cũng như một số triết gia đương đại khác.
TỪ ĐIỂN thật sự là một "giáo trình" vô song, giúp ta làm quen sơ bộ với những gì mới mẻ, rồi từng bước thâm nhập sâu vào hệ thống khái niệm và cung cách tư duy đặc thù của Hegel. Kiên nhẫn "đọc" Từ Điển cũng đồng thời là cách "học" và "ôn tập" hiệu quả, cả trước lẫn sau khi đọc chính văn bản của triết gia này.
***
Thông thường, các bộ Từ điển dày cộp được trưng bày trịnh trọng trên giá sách, nhưng lại chịu số phận khá hẩm hiu: để thời gian phủ bụi và hiếm khi được sử dụng! Trừ một số ít Từ điển nhật dụng, các sách công cụ năm thì mười họa mới được ta để mắt đến khi thật sự thấy cần phải tra cứu. Đó là chưa nói đến hạn chế hiển nhiên của loại sách công cụ đặc biệt này, như nhận xét của Jarod Kintz: “Định nghĩa của tôi về “từ điển” thì không thể tìm thấy trong Từ điển. Từ điển - một ngục tù ngôn ngữ, giam giữ từ ngữ trong những phòng giam chật chội, hiếm có cơ hội được cất lên tiếng nói” hay như của Jorge Luis Borges: “Từ điển dựa trên giả thuyết - không được kiểm chứng - rằng ngôn ngữ chỉ gồm toàn những từ đồng nghĩa!”
Từ điển Triết học, một lĩnh vực khá đặc thù, còn có thêm một nhược điểm: dù được biên soạn bởi một hay nhiều chuyên gia có thẩm quyền, nó khó hoàn toàn tránh khỏi sự thiên lệch, có thể từ nhãn quan, lập trường hay truyền thống Triết học riêng biệt của soạn giả, ảnh hưởng ít nhiều đến cách đọc, cách hiểu, cách trình bày và đánh giá về các triết gia, trường phái hay bộ môn được biên soạn. Chọn được những bộ Từ điển Triết học tương đối tránh được các nhược điểm nói trên là việc khó khăn và ít nhiều may mắn.
Bộ Từ điển các triết gia của nhà Blackwell (The Blackwell Philosopher Dictionaries) (với bản dịch tập đầu tiên: TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC KANT do Howard Caygill biên soạn đã ra mắt, NXB Tri thức và Công ty sách Phương Nam, 2014) có ưu điểm là luôn cố gắng giữ thái độ khách quan, trung lập trong trình bày, nhận định. Đặc điểm đáng quý khác của bộ Từ điển này là giúp ta có cách nhìn khác, cách tiếp cận khác đối với “Từ điển” chuyên ngành. Từ điển Triết học có thể thật sự trở thành người bạn đồng hành thường xuyên với bạn đọc yêu thích Triết học:
- Cung cấp những thông tin đáng tin cậy và có hệ thống về từng khái niệm, từng vấn đề hay hệ vấn đề Triết học của tác giả có liên quan.
- Bao quát diễn trình tư tưởng của tác giả từ lúc bắt đầu cho đến cuối đời, giúp ta tránh được cái nhìn phiến diện và những kết luận vội vàng, nhất là ở những quan niệm then chốt của tác giả.
Trong ý nghĩa đó, Từ điển thật sự là một “giáo trình” vô song, từ chỗ giúp ta làm quen sơ bộ với những gì mới mẻ, lạ lẫm nơi mỗi triết gia đến chỗ thâm nhập sâu vào hệ thống khái niệm và cung cách tư duy của triết gia một cách vững chắc qua việc trở đi trở lại với những vấn đề cốt lõi và việc tham khảo / kiểm tra chéo các thuật ngữ “chìa khóa”. Kinh nghiệm cho thấy việc kiên nhẫn “đọc” Từ điển cũng đồng thời là cách “học” và “ôn tập” hiệu quả, cả trước lẫn sau khi đọc chính văn bản của tác giả.
Chúng tôi hân hạnh giới thiệu TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL trong ý định và ước nguyện khiêm tốn ấy.
Về hành trình tư tưởng của Hegel và đóng góp to lớn của ông trong việc xây dựng và phát triển ngôn ngữ Triết học nói chung và ngôn ngữ Triết học Đức nói riêng, xin độc giả đọc hai bài giới thiệu súc tích của soạn giả ở đầu sách. Về cách trình bày, - như trong quyển TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC KANT trước đây -, chúng tôi xin phép sắp xếp lại, căn cứ vào thứ tự chữ cái trong tiếng Việt và có phần Chỉ Mục đầy đủ về thuật ngữ ở cuối sách (Việt-Đức-Anh, Đức-Anh-Việt và Anh-Đức-Việt).
Từ điển này tập trung vào khoảng 100 thuật ngữ theo chốt của Triết học Hegel, giải thích và trình bày cặn kẽ từ gốc từ nguyên cho đến tiến trình phát triển của chúng. Chúng tôi tin rằng bạn đọc khó tính nhất cũng sẽ thấy hài lòng trước nỗ lực đặc sắc của soạn giả khi giới thiệu những tư tưởng khó khăn, phức tạp của Hegel một cách vừa sáng sủa, vừa chặt chẽ, chuẩn xác, đáp ứng các yêu cầu rất cao về học thuật.
Thiết tưởng không cần nói nhiều về những khó khăn, thách thức mà tập thể dịch giả phải đương đầu với thuật ngữ và tư tưởng Hegel, triết gia đỉnh cao của Triết học cổ điển Đức vốn nổi tiếng là uyên thâm và khó hiểu. Thật lòng, chúng tôi thấy chưa đủ điều kiện để đến lúc “tự biện minh” một cách thật rành mạch cho đường lối và phương pháp phiên dịch Triết học Hegel sang tiếng Việt của chúng tôi, vì đây chỉ mới là sự thử nghiệm ban đầu để mong được lĩnh giáo từ các bậc cao minh, với niềm hy vọng rằng dần dần sẽ đạt được sự đồng thuận chung, hay ít ra, một quy ước tạm thời nào đó.
“Ông (Hegel) cho rằng điều quan trọng cho sự phát triển của một dân tộc là phải sở hữu cho được những sản phẩm văn học và văn hóa bằng tiếng mẹ đẻ (...). Vì thế, mục tiêu của ông là “dạy cho Triết học biết nói tiếng Đức”, cũng giống như “Martin Luther đã làm cho Kinh Thánh nói tiếng Đức và Ngài [Voss] cũng làm giống như thế đối với Homer”” [thư của Hegel cho Voss năm 1805, Voss dịch Odyssey (1781) và Iliad (1793) sang tiếng Đức] (Ngôn ngữ Hegel, đầu sách).
Hegel đã thành công trong cao vọng không giấu giếm nói trên, còn chúng tôi chỉ có thể lấy đó làm nguồn cảm hứng và cổ vũ cho những nỗ lực bền bỉ chưa biết bao giờ mới thành hiện thực! Nguồn cảm hứng ấy hy vọng sẽ giúp chúng tôi có thêm nghị lực để sớm cho ra mắt TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC DESCARTES, và sẽ tiếp tục với một số đại triết gia trong bộ Từ điển đáng quý này cũng như một số triết gia đương đại khác.