Vân Đài Loại Ngữ

Tác giả : Lê Quý Đôn
  • Lượt đọc : 631
  • Kích thước : 4.00 MB
  • Số trang : 678
  • Đăng lúc : 3 năm trước
  • Số lượt tải : 754
  • Số lượt xem : 3.875
  • Đọc trên điện thoại :
Lê-Danh-Phương (sau đổi là Lê-Quý-Đôn) tự là Doãn-hậu, hiệu là Quế-đường, sinh ra trong niên-hiệu Bảo-thái thứ 7 (1726) đời Vua Lê Dụ-tông thời Chúa Trịnh-Cương ở xã Diên-hà, tỉnh Sơn-nam (nay là tỉnh Thái-bình)t con của ông Lê Phú-Thứ (sau đổi là Lê Phú Thứ) và bà họ Trương.

Ông Lê Phú Thứ là một danh-nho đỗ tiến sĩ trong niên-hiệu Bảo-thái (1724) làm quan đến chức Hình-bộ Thượng-thư.

Từ thủa bé, Lê-Danh-Phương đã nổ tiếng là thần đồng về trí thông minh và óc nhớ dai:

- 2 tuổi đã biết đọc chữ Hữu 有 (là có), chữ Vô 無 (là không).

- 5 tuổi đã học được nhiều thiên trong kinh Thi.

- 11 tuổi học sử, mỗi ngày thuộc tám chín mươi trương và học kinh Dịch.

- 14 tuổi đã học hết Ngũ Kinh, Tứ thư sử truyện và đọc cả sách của Chư tử, trong một ngày có thể làm 10 bài phú mà không cần viết nháp.

Tài làm thơ của Lê-Danh-Phương lại càng đáng làm cho mọi người phải thán-phục.

Một hôm thấy Lê-Danh-Phương rắn đầu biếng học, cha ông quở trách, bắt ông phải ứng-khẩu làm một bài thơ Rắn đầu đề tạ tội với điều-kiện có nhiều tên rắn. Ông đọc ngay:

Chẳng phải liu-điu vẫn giống nhà,

Rắn đầu biếng học chẳng ai tha.

Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ,

Nay thét mai gầm rát cổ cha.

Ráo mép chỉ quen lời lếu-láo,

Lằn lưng cam chịu vết roi tra.

Từ nay Châu Lỗ xin siêng học,

Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.

Thật đúng là bài thơ tạ tội rắn đầu biếng học, chứa đựng nhiều tên rắn như liu-điu, hổ lửa, mai gầm, hổ mang.

Một thần đồng như thế, thì ngũ-quan của ông ắt có gì đặc biệt khác thường: đó là hai mắt của ông luôn luôn dao-động.

***
Người xưa có ba điều bất hủ, mà lập ngôn là một vậy.

Này, trong khoảng trời đất tự nhiên có đạo-lý bao-la vô cùng. Bản-thể của đạo-lý ấy thật tinh-vi. Công-dụng của đạo-lý ấy thật rõ-ràng. Chỉ có bậc thánh-nhân quân-tử mới có thể dung hội[4] được và phát-minh ra thành những lời nói trứ-thuật trong sách sử. Tinh-thần còn ngụ ở đây, khuôn-khổ còn giữ ở đây, không phải là việc cẩu-thả vậy.

Những kẻ kiến-thức hẹp-hòi nhìn trời bằng ống, đong biển bằng bầu[5] thì làm sao đủ để nói với họ việc ấy được?

Ông Lê Quế-đường, người huyện Diên-hà, về sách thì không có quyển nào là không đọc, về vật thì không có món nào là không suy xét đến cùng.

Ngày thường nghiên-cứu được điều gì, ông liền biên chép thành sách. Sách của ông đề đầy bàn đầy chái không thể nào kể cho hết được.

Trong số sách của ông viết, bộ Vân-đài loại-ngữ là tinh tuý hơn cả.

Sách này chia ra làm chín quyển, môn loại rõ-ràng, nghĩa lý rành-rẽ. Trên nói về thiên-văn, dưới nói về địa-lý, giữa nói về nhân-sự. [1b] Cái học cách vật, trí tri, thành ý và chính tâm, cái công tu nhân, tề gia, trị quốc và bình thiên-hạ thì không có điều gì là không có ở trong sách ấy, cốt để phát-huy những ý tứ sâu-xa của các bậc hiền-triết đời trước và để bắc cầu chỉ bến cho kẻ hậu học sau này.

Sau Lục-kinh[6], Luận-ngữ và Mạnh-Tử, Ông là người biết lập-ngôn chăng?

Ta với Ông qua lại thù ứng với nhau, may mà không bị khinh-bỉ là hạng già-nua ngu độn, cho nên hôm nọ trong buổi đàm luận với nhau, tôi được Ông đưa cho xem bộ sách ấy.

Tôi đọc đi đọc lại thưởng-thức đôi ba lần và nhận thấy văn-chương tao nhã đầy đủ ý thú rộng-rãi sâu xa: dẫn giải mà mở rộng ra thì có thể suy cùng được cái tinh-vi của trời đất, gồm hết được các sự vật của xưa nay để đem ra sửa trị việc đời và giúp đỡ kế-hoạch của hoàng-gia, thì sự-nghiệp lớn-lao cao-xa ấy khó có thể lường độ trước được.

Bậc hiền-triết đời trước có nói: “Thông hiểu việc Trời, Đất và Người gọi là nho” . Mà nội-dung trứ-tác của bộ sách Vân-đài loại-ngữ ngày có thể gọi là thông hiểu việc Trời, Đất và Người vậy chăng?

Ta nên bày ra trình cùng độc-giả và xin đem bộ sách này ra khắc bản in để truyền lại cho đời sau, cho nên viết bài tựa này.

Mời các bạn đón đọc Vân Đài Loại Ngữ của tác giả Lê Quý Đôn.

Thuộc bộ sách