Thật là một ngẫu nhiên hiếm có, một may mắn lớn cho tôi làm một số công việc cuối cùng của cuốn sách này vào các dịp kỉ niệm:
- 1000 năm Thăng Long – Hà Nội
- 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- 65 năm ngày thành lập nước VNDCCH nay là CHXHCNVN
- 56 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
- 35 năm ngày hoàn toàn giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước.
Các sự kiện lịch sử trọng đại này rất gắn bó với nhau trong dòng giá trị tinh thần bất diệt của dân tộc. Và mỗi một chúng ta, trong đó có tác giả các dòng chữ này, là một thành phần, đều có quan hệ keo sơn với các giá trị bất hủ của những chiến công thần thánh đem lại cho chúng ta cuộc sống ngày hôm nay. Tác giả cuốn sách xin được bày tỏ lời cảm ơn vô cùng sâu sắc tới Bác Hồ, Đảng và Nhà nước cùng nhân dân Việt Nam và Liên Xô (cũ) đã đào tạo tôi thành một cán bộ khoa học, các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, các bà mẹ anh hùng, các chiến sĩ, nhất là các bạn cùng trang lứa, trong đó có các nhà giáo đi B và các nhà giáo kháng chiến trong vùng địch tạm chiếm, đồng bào đã hy sinh thân mình hoặc một bộ phận thân thể, đã chịu đựng những năm tháng biết bao gian khổ cực kỳ mà ngày nay không thể tưởng tượng nổi, cho nền độc lập, thống nhất Tổ quốc, cuộc sống hoà bình, an vui, hạnh phúc, cho nền giáo dục nhân dân, nền khoa học nước nhà từng bước sánh vai với bạn bè năm châu, bốn biển, như Bác Hồ hằng mong ước. Nước nhà không được như ngày nay, chắc khó có tác phẩm này. Tác giả hy vọng có đóng góp nhỏ, dù chỉ như hạt cát, giữ gìn và phát triển, phát huy các giá trị của dân tộc và con người Việt Nam.
Tôi đi từ giáo dục học, tâm lý học đến với giá trị học trong thời điểm nhấn mạnh hơn bao giờ hết đường lối “giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa nhân loại” và cũng là lúc trong xã hội, thang giá trị, định hướng giá trị, thước đo giá trị có những biến động mạnh, những thay đổi lớn lao, thậm chí có chỗ đảo lộn, gây nhiều bức xúc, băn khoăn, lo lắng có khi đến cay đắng, đau lòng từ trong nhà ra ngoài ngõ. Người người, nhà nhà quan tâm đến giáo dục, nhất là giáo dục đạo đức, nhân cách. Cuốn sách này mong được đáp ứng, dù phần nhỏ, vào công việc hết sức trọng đại này của dân tộc. Để làm được việc đó, vì là một công trình khoa học, nên lại phải đi từ ngọn nguồn, dù chưa có điều kiện, cả về thời gian cả về tư liệu, có khi cả trình độ cũng có chỗ hạn chế, thực hiện đến nơi đến chốn, mong bạn đọc thông cảm. Thế là một cuộc hành trình không ít gian nan bắt đầu từ tìm tòi xem ý tưởng “Giá trị con người” có tự bao giờ, ai là tác giả, ý tưởng đó phát triển qua vài mốc chính đến khoa học về giá trị hiện đại, quan tâm nhiều hơn tới hệ giá trị một số nơi trên thế giới – châu Âu, Mỹ, Đông Á, Đông Nam Á – bao gồm những gì và tác dụng của chúng đối với tiến bộ xã hội trở thành văn minh, giàu có - mục đích chính của cuốn sách nhỏ này. Cuộc hành trình muốn đến đích này, lại phải dừng lại một số vấn đề cơ bản, như đối tượng và cơ sở triết học của giá trị học, trải nghiệm là cơ chế tạo lập và vận hành của giá trị và thái độ giá trị. Một điều tác phẩm nhất thiết phải đề cập đến, dù chưa được như mong muốn, là tìm hiểu các giá trị chung của loài người và con người: Tính người, tình người, các giá trị “Chân, Thiện, Mỹ”, giá trị sống còn, giá trị lao động, quan hệ người - người, giá trị trách nhiệm xã hội...
Tóm lại, giá trị học trình bày trong tập sách này là bước đi mới ban đầu ở nước ta, gắn bó mật thiết với các khoa học:
- Đạo đức học,
- Văn hoá chính trị học,
- Nghiên cứu con người – Nhân học văn hoá,
- Tâm lý học – Tâm lý học giá trị,
- Giáo dục học – Giáo dục học giá trị.
Nội dung sách này có thể hỗ trợ các khoa học kể ra ở đây. Ngược lại, tri thức của các khoa học này có phần trợ giúp đắc lực cho tiếp thu sách này.
Nhưng công trình này không nhằm đơn thuần trình bày một số hiểu biết về giá trị học, mà, như tên gọi cuốn sách, chủ yếu nhằm mục đích cung cấp cơ sở lý luận để đúc kết và xây dựng Hệ giá trị chung của người Việt Nam trong thời đại công nghiệp hoá theo hướng hiện đại, mở cửa hội nhập với khu vực, với thế giới (nói gọn: Thời nay). Vạn sự khởi đầu nan, hy vọng, khó khăn ban đầu được khắc phục, công việc sẽ thu được kết quả. Tiếp nối truyền thống dân tộc, từng người, gia đình và cả xã hội... hơn bao giờ hết giáo dục vun xới giá trị bản thân và cộng đồng, nhất là các nhà chức trách, các tổ chức, doanh nghiệp... thực sự trọng dụng, phát huy giá trị của từng con người, để chúng ta có nguồn nhân lực, “vốn người” hoàn toàn đủ sức (trên thực tế chúng ta có đủ tiềm năng, như lịch sử dựng nước và giữ nước đã chứng minh) đồng thuận, đoàn kết đưa nước ta thành một nước văn hiến phát triển, độc lập, giàu có, dân chủ, an bình, hạnh phúc. Đây cũng là ước muốn của tác giả, như tất cả các bạn.
Như trên đã nói, tác phẩm còn xa mới đạt mức hoàn thiện, chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chỉ mong sao có bạn đọc và chờ đợi các bạn chỉ giáo những khiếm khuyết. Được vậy, tôi xin vô cùng cảm ơn!
Hà Nội những ngày lịch sử năm 2010
- 1000 năm Thăng Long – Hà Nội
- 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- 65 năm ngày thành lập nước VNDCCH nay là CHXHCNVN
- 56 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
- 35 năm ngày hoàn toàn giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước.
Các sự kiện lịch sử trọng đại này rất gắn bó với nhau trong dòng giá trị tinh thần bất diệt của dân tộc. Và mỗi một chúng ta, trong đó có tác giả các dòng chữ này, là một thành phần, đều có quan hệ keo sơn với các giá trị bất hủ của những chiến công thần thánh đem lại cho chúng ta cuộc sống ngày hôm nay. Tác giả cuốn sách xin được bày tỏ lời cảm ơn vô cùng sâu sắc tới Bác Hồ, Đảng và Nhà nước cùng nhân dân Việt Nam và Liên Xô (cũ) đã đào tạo tôi thành một cán bộ khoa học, các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, các bà mẹ anh hùng, các chiến sĩ, nhất là các bạn cùng trang lứa, trong đó có các nhà giáo đi B và các nhà giáo kháng chiến trong vùng địch tạm chiếm, đồng bào đã hy sinh thân mình hoặc một bộ phận thân thể, đã chịu đựng những năm tháng biết bao gian khổ cực kỳ mà ngày nay không thể tưởng tượng nổi, cho nền độc lập, thống nhất Tổ quốc, cuộc sống hoà bình, an vui, hạnh phúc, cho nền giáo dục nhân dân, nền khoa học nước nhà từng bước sánh vai với bạn bè năm châu, bốn biển, như Bác Hồ hằng mong ước. Nước nhà không được như ngày nay, chắc khó có tác phẩm này. Tác giả hy vọng có đóng góp nhỏ, dù chỉ như hạt cát, giữ gìn và phát triển, phát huy các giá trị của dân tộc và con người Việt Nam.
Tôi đi từ giáo dục học, tâm lý học đến với giá trị học trong thời điểm nhấn mạnh hơn bao giờ hết đường lối “giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa nhân loại” và cũng là lúc trong xã hội, thang giá trị, định hướng giá trị, thước đo giá trị có những biến động mạnh, những thay đổi lớn lao, thậm chí có chỗ đảo lộn, gây nhiều bức xúc, băn khoăn, lo lắng có khi đến cay đắng, đau lòng từ trong nhà ra ngoài ngõ. Người người, nhà nhà quan tâm đến giáo dục, nhất là giáo dục đạo đức, nhân cách. Cuốn sách này mong được đáp ứng, dù phần nhỏ, vào công việc hết sức trọng đại này của dân tộc. Để làm được việc đó, vì là một công trình khoa học, nên lại phải đi từ ngọn nguồn, dù chưa có điều kiện, cả về thời gian cả về tư liệu, có khi cả trình độ cũng có chỗ hạn chế, thực hiện đến nơi đến chốn, mong bạn đọc thông cảm. Thế là một cuộc hành trình không ít gian nan bắt đầu từ tìm tòi xem ý tưởng “Giá trị con người” có tự bao giờ, ai là tác giả, ý tưởng đó phát triển qua vài mốc chính đến khoa học về giá trị hiện đại, quan tâm nhiều hơn tới hệ giá trị một số nơi trên thế giới – châu Âu, Mỹ, Đông Á, Đông Nam Á – bao gồm những gì và tác dụng của chúng đối với tiến bộ xã hội trở thành văn minh, giàu có - mục đích chính của cuốn sách nhỏ này. Cuộc hành trình muốn đến đích này, lại phải dừng lại một số vấn đề cơ bản, như đối tượng và cơ sở triết học của giá trị học, trải nghiệm là cơ chế tạo lập và vận hành của giá trị và thái độ giá trị. Một điều tác phẩm nhất thiết phải đề cập đến, dù chưa được như mong muốn, là tìm hiểu các giá trị chung của loài người và con người: Tính người, tình người, các giá trị “Chân, Thiện, Mỹ”, giá trị sống còn, giá trị lao động, quan hệ người - người, giá trị trách nhiệm xã hội...
Tóm lại, giá trị học trình bày trong tập sách này là bước đi mới ban đầu ở nước ta, gắn bó mật thiết với các khoa học:
- Đạo đức học,
- Văn hoá chính trị học,
- Nghiên cứu con người – Nhân học văn hoá,
- Tâm lý học – Tâm lý học giá trị,
- Giáo dục học – Giáo dục học giá trị.
Nội dung sách này có thể hỗ trợ các khoa học kể ra ở đây. Ngược lại, tri thức của các khoa học này có phần trợ giúp đắc lực cho tiếp thu sách này.
Nhưng công trình này không nhằm đơn thuần trình bày một số hiểu biết về giá trị học, mà, như tên gọi cuốn sách, chủ yếu nhằm mục đích cung cấp cơ sở lý luận để đúc kết và xây dựng Hệ giá trị chung của người Việt Nam trong thời đại công nghiệp hoá theo hướng hiện đại, mở cửa hội nhập với khu vực, với thế giới (nói gọn: Thời nay). Vạn sự khởi đầu nan, hy vọng, khó khăn ban đầu được khắc phục, công việc sẽ thu được kết quả. Tiếp nối truyền thống dân tộc, từng người, gia đình và cả xã hội... hơn bao giờ hết giáo dục vun xới giá trị bản thân và cộng đồng, nhất là các nhà chức trách, các tổ chức, doanh nghiệp... thực sự trọng dụng, phát huy giá trị của từng con người, để chúng ta có nguồn nhân lực, “vốn người” hoàn toàn đủ sức (trên thực tế chúng ta có đủ tiềm năng, như lịch sử dựng nước và giữ nước đã chứng minh) đồng thuận, đoàn kết đưa nước ta thành một nước văn hiến phát triển, độc lập, giàu có, dân chủ, an bình, hạnh phúc. Đây cũng là ước muốn của tác giả, như tất cả các bạn.
Như trên đã nói, tác phẩm còn xa mới đạt mức hoàn thiện, chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chỉ mong sao có bạn đọc và chờ đợi các bạn chỉ giáo những khiếm khuyết. Được vậy, tôi xin vô cùng cảm ơn!
Hà Nội những ngày lịch sử năm 2010