Có dân tộc tính hay chăng? Và nếu có thì nó ra sao? Làm thế nào để tài bồi phát triển?
Đó là những vấn đề tối hệ trọng mà bao lâu chưa trả lời được một cách có giải đáp vững vàng, thì quốc học cũng như giáo dục hay văn hoá sẽ giống như người cứ nhắm mắt đi trồng tỉa mà không nghiên cứu loại đất mình có và tìm loại cây âm hạp. Vậy mà đó là tình trạng của nền quốc học và giáo dục nước nhà. Sở dĩ như vậy vì những câu hỏi trên chưa tìm được lời đáp. Quyển sách này nhằm giải quyết vấn đề bế tắc nọ.
***
Trong giới trí thức miền Nam trước năm 1975, Giáo sư Kim Định (1915 – 1997) – nhà triết học, nghiên cứu triết học, nhà văn hóa là một diện mạo, một bản lĩnh độc đáo.
Ông họ Lương, sinh ra ở làng Trung Thành, địa phận Bùi Chu thuộc Nam Định. Từ năm 1937 – 1939, ông dạy tiếng La-tinh tại Tiểu chủng viện Ninh Cường. Từ năm 1939 – 1943, ông học triết học và thần học tại Đại chủng viện Quần Phương. Năm 1943 được phong Linh mục, từ đó đến năm 1947, ông dạy triết học phương Tây cũng tại Đại chủng viện Quần Phương. Năm 1947, ông được cử du học ở Pháp, vào học tại Học viện Công giáo Paris (Institut Catholique de Paris), và Học viện cao học Trung Hoa học (Institut des Hautes Etudes Chinoises), Paris. Sau khi tốt nghiệp, năm 1958, ông trở về miền Nam Việt Nam, dạy triết học tại nhiều trường đại học.
Do nhu cầu giảng dạy môn triết học Đông phương, GS. Kim Định đã biên soạn một loạt giáo trình giảng dạy cho sinh viên. Các giáo trình này, về sau, ông nâng cao và hệ thống hóa, gắn kết chặt chẽ nhằm chứng minh, xây dựng nền tảng cho triết học Việt Nam mà ông gọi Việt Triết hay Việt Nho.
Với sự chú tâm xuyên suốt, GS. Kim Định đặt vấn đề mà trước đó chưa mấy ai nghiên cứu đến tận cùng. Đó là, “Ông khởi xướng học thuyết An Vi hay Việt Nho tức là xem xét Nho giáo một cách siêu việt, ở tận đầu nguồn của nó. Đây cũng là vấn đề được đặt ra theo hướng phương pháp luận, nhằm phản bác lại cái nhìn “duy sử” cũng như cách đo đếm khoa học một cách cơ giới, khi muốn quay trở về đúng nguồn cội nền văn hóa Lạc Việt của người Việt Nam.” (Tự điển văn học bộ mới, NXB Thế Giới – 2003, tr. 756).
Có thể kể đến các tác phẩm chính của GS. Kim Định đã công bố như Những dị biệt giữa hai nền triết lý Đông Tây, Triết lý giáo dục, Cửa Khổng, Nhân bản, Chữ Thời, Tâm tư, Việt lý tố nguyên, Dịch kinh linh thể, Triết lý cái đình, Lạc Thư minh triết, Vấn đề quốc học, Tinh hoa ngũ điển, Cơ cấu Việt Nho, Vấn đề nguồn gốc văn hóa…
Không phải ngẫu nhiên, mở đầu cho “học thuyết An Vi”, Kim Định bắt đầu bằng Cửa Khổng. Ông quan niệm: “Những người muốn xây dựng cho dân nước một nền văn hóa ăn nhịp với chiều tiềm thức của dân tộc không thể không kể đến Nho giáo” (Cửa Khổng, NXB Ca Dao – 1974, tr. 59). Kim Định không trình bày học thuyết Nho giáo như nhiều người đã làm, ông vận dụng phương pháp luận hiện đại, so sánh đối chứng Khổng giáo với các học thuyết khác trong Bách gia chư tử, triết học phương Tây cùng thời... Theo ông, “Tìm ra Nho giáo sơ khai tức cũng là Nho giáo chân chính. Nho giáo có đã lâu đời, tục truyền là từ Phục Hy, Thần Nông, còn Khổng Tử chỉ là đại diện cuối cùng.” (Cửa Khổng, NXB Ca Dao – 1974).
Khi xác lập lại hệ giá trị Nho giáo nguyên thủy, phương pháp luận của Kim Định là cần phải khởi nguồn từ “tố nguyên” (đi ngược trở lên) để nắm bắt cho được sự “tinh ròng” của sự vật/sự việc. Vậy, lúc quay về tìm hiểu cội nguồn văn hóa, tiếp cận bản sắc văn hóa cổ truyền của dân tộc Lạc Việt thì sao?
“Theo Kim Định, chỉ có cách nhìn “huyền sử” mới là phương pháp thỏa đáng nhất, qua đó những nhân vật, hình tượng, và những sự tích mà truyền thuyết xưa ghi lại trong Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái – cũng giống như những chứng tích khảo cổ học và chứng tích trên trống đồng – sẽ không còn là những con người lịch sử có thật hay những sự việc cụ thể đã thật sự diễn ra trong một thời đoạn lịch sử chính xác nào đấy như sử gia từng nghĩ, mà chính là những biểu tượng quy nạp vào đó công cuộc tiến hóa hàng nghìn, hàng chục nghìn năm lịch sử của cha ông.
Có nhìn như thế mới thấy được mối liên quan mật thiết giữa chuỗi truyền thuyết về người Việt cổ xưa (Hồng Bàng, Hùng Vương...) với chuỗi truyền thuyết mà Trung Hoa đã tự nhận là gốc tích riêng của tổ tiên họ (Tam hoàng Ngũ đế...). Và vấn đề phải đặt lại là chính tổ tiên người Việt là người Viêm Việt xưa kia đã từng ngự trị ở giữa vùng châu thổ sông Hoàng Hà và sông Dương Tử, đã chiếm lĩnh hết 18 tỉnh của Trung Quốc ngày nay, và đã làm nên văn hóa Việt Nho, một nền văn hóa tinh thuần, lấy nhu thuận làm cốt lõi, đại biểu cho văn minh nông nghiệp, mà sau này Hoa tộc, một giống người du mục từ Bắc tràn xuống, với tinh thần thượng võ, đã đẩy lui Viêm Việt xuống mãi phía Nam, phân hóa thành nhiều chủng: Anhđônêziêng (Indonésiens), Môn-Khme (Mon-Khmer), Âu Việt, Miêu Việt, Lạc Việt, nhưng đồng thời do trình độ văn minh thấp hơn, cũng lại bị văn minh Viêm Việt đồng hóa để đi đến hòa đồng Việt Nho của Viêm Việt thành Hán Nho của Trung Hoa” (Tự điển văn học bộ mới, NXB Thế Giới – 2003, tr. 756).
Lâu nay, trong học thuật tồn tại nhiều vấn đề đã có không ít ý kiến dị biệt, chẳng hạn, người Việt có nền quốc học hoặc triết lý hay không?
Trong Vấn đề quốc học, Triết lý cái đình…, GS. Kim Định khẳng định tưởng rằng “nước đôi” là vừa “có” lại vừa “không”. Thế nào là có? Thế nào là không? Chẳng hạn, về vấn đề triết học, ông lập luận: “Điểm nhất là Hùng Vương không truyền ngôi cho con trưởng nam nhưng cho con nào tài ba hơn cả. Đây là giai đoạn chiết trung giữa truyền hiền của Việt Nho nguyên thủy và truyền tử của Hán Nho. Hùng Vương tham bám giữa Hán Nho là truyền tử, nhưng không truyền cho trưởng nam, mà truyền cho con nào hiền tài đó là chú ý đến truyền hiền của Viêm Việt. Điểm thứ hai mới thực là đặc tính của Lạc Việt là tìm cái phi thường trong cái thường thường. Và cái thường thường hơn nhất là cơm bánh mọi người phải dùng hàng ngày, vậy mà Lang Liêu con thứ 18 của Hùng Vương lại dùng để diễn đạt được cả đạo trời, đạo đất, đạo người” v.v... Những lập luận, những cách nhìn mới mẻ này cũng là một trong những yếu tố hấp dẫn, có tính phát hiện.
Nhiều vấn đề mà GS. Kim Định đặt ra từ thập niên 1960, đến nay vẫn còn có ý nghĩa thời sự. Và theo chúng tôi được biết, hiện nay đã có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước khi tìm về cội nguồn văn hóa Việt Nam đã đi theo hướng gợi mở táo bạo này. Do đó, không phải ngẫu nhiên, các công trình nghiên cứu của ông đã từng tạo ra sự tranh luận sôi nổi. Mà có như thế, nhiều vấn đề thuộc về quốc học, triết học, văn hóa… của nước nhà lại tiếp tục tìm tòi, chứng minh để có câu trả lời cuối cùng.
Trong xu thế Đổi mới với chủ trương: “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, NXB Hội Nhà văn đã chọn lọc, tái bản các tập sách của nhà triết học, nhà văn hóa Kim Định nhằm phục vụ nhu cầu của bạn đọc, không ngoài mục đích “Ôn cố tri tân”.
Tinh thần này, chắc chắn bạn đọc đồng theo suy nghĩ của triết gia Nietzsche (1844 – 1900) đã viết trong Zarathoustra đã nói như thế mà Kim Định nhiều lần nhắc lại với sự tán thành: “Học cổ không phải để lặp lại những dữ kiện lịch sử lấy ra ở một thế giới đã chết, nhưng là làm nẩy ra những biểu tượng có khả năng hiện thực được lý tưởng ngày nay của chúng ta. Học cổ là cốt để kích thích lý trí tiến lên đều đặn mong suy diễn ra một viễn cảnh cho tương lai do một sức tạo dựng linh hoạt tự do”.
Một lần nữa, chúng tôi xin nhấn mạnh loạt sách của Kim Định được tái bản theo tinh thần học thuật mà Từ điển văn học bộ mới của nhóm chủ biên GS. Đỗ Đức Hiểu, GS. Nguyễn Huệ Chi, GS. Phùng Văn Tửu, PGS – TS. Trần Hữu Tá đã ghi nhận: “Nhìn chung không thể không thừa nhận đây là những tìm tòi đầy tâm huyết và có sức gợi mở không nhỏ, về một hệ thống vấn đề không kém quan trọng đang là “ẩn số”, cần được tiếp tục giải đáp trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam” (tr. 756).
Trong quá trình thực hiện, về công tác tái bản, nhằm hạn chế “tam sao thất bổn”, NXB Hội Nhà văn chỉ chọn bản in đã công bố khi nhà văn hóa Kim Định còn sống. Và chúng tôi nghiêm túc thực hiện đầy đủ về bản quyền theo luật định hiện hành sau khi có thông tin về thừa kế bản quyền.
Để bộ sách này ngày càng hoàn thiện hơn, phục vụ tốt nhất cho bạn đọc, chúng tôi xin trân trọng ghi nhận mọi ý kiến đóng góp xây dựng.
Đó là những vấn đề tối hệ trọng mà bao lâu chưa trả lời được một cách có giải đáp vững vàng, thì quốc học cũng như giáo dục hay văn hoá sẽ giống như người cứ nhắm mắt đi trồng tỉa mà không nghiên cứu loại đất mình có và tìm loại cây âm hạp. Vậy mà đó là tình trạng của nền quốc học và giáo dục nước nhà. Sở dĩ như vậy vì những câu hỏi trên chưa tìm được lời đáp. Quyển sách này nhằm giải quyết vấn đề bế tắc nọ.
***
Trong giới trí thức miền Nam trước năm 1975, Giáo sư Kim Định (1915 – 1997) – nhà triết học, nghiên cứu triết học, nhà văn hóa là một diện mạo, một bản lĩnh độc đáo.
Ông họ Lương, sinh ra ở làng Trung Thành, địa phận Bùi Chu thuộc Nam Định. Từ năm 1937 – 1939, ông dạy tiếng La-tinh tại Tiểu chủng viện Ninh Cường. Từ năm 1939 – 1943, ông học triết học và thần học tại Đại chủng viện Quần Phương. Năm 1943 được phong Linh mục, từ đó đến năm 1947, ông dạy triết học phương Tây cũng tại Đại chủng viện Quần Phương. Năm 1947, ông được cử du học ở Pháp, vào học tại Học viện Công giáo Paris (Institut Catholique de Paris), và Học viện cao học Trung Hoa học (Institut des Hautes Etudes Chinoises), Paris. Sau khi tốt nghiệp, năm 1958, ông trở về miền Nam Việt Nam, dạy triết học tại nhiều trường đại học.
Do nhu cầu giảng dạy môn triết học Đông phương, GS. Kim Định đã biên soạn một loạt giáo trình giảng dạy cho sinh viên. Các giáo trình này, về sau, ông nâng cao và hệ thống hóa, gắn kết chặt chẽ nhằm chứng minh, xây dựng nền tảng cho triết học Việt Nam mà ông gọi Việt Triết hay Việt Nho.
Với sự chú tâm xuyên suốt, GS. Kim Định đặt vấn đề mà trước đó chưa mấy ai nghiên cứu đến tận cùng. Đó là, “Ông khởi xướng học thuyết An Vi hay Việt Nho tức là xem xét Nho giáo một cách siêu việt, ở tận đầu nguồn của nó. Đây cũng là vấn đề được đặt ra theo hướng phương pháp luận, nhằm phản bác lại cái nhìn “duy sử” cũng như cách đo đếm khoa học một cách cơ giới, khi muốn quay trở về đúng nguồn cội nền văn hóa Lạc Việt của người Việt Nam.” (Tự điển văn học bộ mới, NXB Thế Giới – 2003, tr. 756).
Có thể kể đến các tác phẩm chính của GS. Kim Định đã công bố như Những dị biệt giữa hai nền triết lý Đông Tây, Triết lý giáo dục, Cửa Khổng, Nhân bản, Chữ Thời, Tâm tư, Việt lý tố nguyên, Dịch kinh linh thể, Triết lý cái đình, Lạc Thư minh triết, Vấn đề quốc học, Tinh hoa ngũ điển, Cơ cấu Việt Nho, Vấn đề nguồn gốc văn hóa…
Không phải ngẫu nhiên, mở đầu cho “học thuyết An Vi”, Kim Định bắt đầu bằng Cửa Khổng. Ông quan niệm: “Những người muốn xây dựng cho dân nước một nền văn hóa ăn nhịp với chiều tiềm thức của dân tộc không thể không kể đến Nho giáo” (Cửa Khổng, NXB Ca Dao – 1974, tr. 59). Kim Định không trình bày học thuyết Nho giáo như nhiều người đã làm, ông vận dụng phương pháp luận hiện đại, so sánh đối chứng Khổng giáo với các học thuyết khác trong Bách gia chư tử, triết học phương Tây cùng thời... Theo ông, “Tìm ra Nho giáo sơ khai tức cũng là Nho giáo chân chính. Nho giáo có đã lâu đời, tục truyền là từ Phục Hy, Thần Nông, còn Khổng Tử chỉ là đại diện cuối cùng.” (Cửa Khổng, NXB Ca Dao – 1974).
Khi xác lập lại hệ giá trị Nho giáo nguyên thủy, phương pháp luận của Kim Định là cần phải khởi nguồn từ “tố nguyên” (đi ngược trở lên) để nắm bắt cho được sự “tinh ròng” của sự vật/sự việc. Vậy, lúc quay về tìm hiểu cội nguồn văn hóa, tiếp cận bản sắc văn hóa cổ truyền của dân tộc Lạc Việt thì sao?
“Theo Kim Định, chỉ có cách nhìn “huyền sử” mới là phương pháp thỏa đáng nhất, qua đó những nhân vật, hình tượng, và những sự tích mà truyền thuyết xưa ghi lại trong Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái – cũng giống như những chứng tích khảo cổ học và chứng tích trên trống đồng – sẽ không còn là những con người lịch sử có thật hay những sự việc cụ thể đã thật sự diễn ra trong một thời đoạn lịch sử chính xác nào đấy như sử gia từng nghĩ, mà chính là những biểu tượng quy nạp vào đó công cuộc tiến hóa hàng nghìn, hàng chục nghìn năm lịch sử của cha ông.
Có nhìn như thế mới thấy được mối liên quan mật thiết giữa chuỗi truyền thuyết về người Việt cổ xưa (Hồng Bàng, Hùng Vương...) với chuỗi truyền thuyết mà Trung Hoa đã tự nhận là gốc tích riêng của tổ tiên họ (Tam hoàng Ngũ đế...). Và vấn đề phải đặt lại là chính tổ tiên người Việt là người Viêm Việt xưa kia đã từng ngự trị ở giữa vùng châu thổ sông Hoàng Hà và sông Dương Tử, đã chiếm lĩnh hết 18 tỉnh của Trung Quốc ngày nay, và đã làm nên văn hóa Việt Nho, một nền văn hóa tinh thuần, lấy nhu thuận làm cốt lõi, đại biểu cho văn minh nông nghiệp, mà sau này Hoa tộc, một giống người du mục từ Bắc tràn xuống, với tinh thần thượng võ, đã đẩy lui Viêm Việt xuống mãi phía Nam, phân hóa thành nhiều chủng: Anhđônêziêng (Indonésiens), Môn-Khme (Mon-Khmer), Âu Việt, Miêu Việt, Lạc Việt, nhưng đồng thời do trình độ văn minh thấp hơn, cũng lại bị văn minh Viêm Việt đồng hóa để đi đến hòa đồng Việt Nho của Viêm Việt thành Hán Nho của Trung Hoa” (Tự điển văn học bộ mới, NXB Thế Giới – 2003, tr. 756).
Lâu nay, trong học thuật tồn tại nhiều vấn đề đã có không ít ý kiến dị biệt, chẳng hạn, người Việt có nền quốc học hoặc triết lý hay không?
Trong Vấn đề quốc học, Triết lý cái đình…, GS. Kim Định khẳng định tưởng rằng “nước đôi” là vừa “có” lại vừa “không”. Thế nào là có? Thế nào là không? Chẳng hạn, về vấn đề triết học, ông lập luận: “Điểm nhất là Hùng Vương không truyền ngôi cho con trưởng nam nhưng cho con nào tài ba hơn cả. Đây là giai đoạn chiết trung giữa truyền hiền của Việt Nho nguyên thủy và truyền tử của Hán Nho. Hùng Vương tham bám giữa Hán Nho là truyền tử, nhưng không truyền cho trưởng nam, mà truyền cho con nào hiền tài đó là chú ý đến truyền hiền của Viêm Việt. Điểm thứ hai mới thực là đặc tính của Lạc Việt là tìm cái phi thường trong cái thường thường. Và cái thường thường hơn nhất là cơm bánh mọi người phải dùng hàng ngày, vậy mà Lang Liêu con thứ 18 của Hùng Vương lại dùng để diễn đạt được cả đạo trời, đạo đất, đạo người” v.v... Những lập luận, những cách nhìn mới mẻ này cũng là một trong những yếu tố hấp dẫn, có tính phát hiện.
Nhiều vấn đề mà GS. Kim Định đặt ra từ thập niên 1960, đến nay vẫn còn có ý nghĩa thời sự. Và theo chúng tôi được biết, hiện nay đã có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước khi tìm về cội nguồn văn hóa Việt Nam đã đi theo hướng gợi mở táo bạo này. Do đó, không phải ngẫu nhiên, các công trình nghiên cứu của ông đã từng tạo ra sự tranh luận sôi nổi. Mà có như thế, nhiều vấn đề thuộc về quốc học, triết học, văn hóa… của nước nhà lại tiếp tục tìm tòi, chứng minh để có câu trả lời cuối cùng.
Trong xu thế Đổi mới với chủ trương: “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, NXB Hội Nhà văn đã chọn lọc, tái bản các tập sách của nhà triết học, nhà văn hóa Kim Định nhằm phục vụ nhu cầu của bạn đọc, không ngoài mục đích “Ôn cố tri tân”.
Tinh thần này, chắc chắn bạn đọc đồng theo suy nghĩ của triết gia Nietzsche (1844 – 1900) đã viết trong Zarathoustra đã nói như thế mà Kim Định nhiều lần nhắc lại với sự tán thành: “Học cổ không phải để lặp lại những dữ kiện lịch sử lấy ra ở một thế giới đã chết, nhưng là làm nẩy ra những biểu tượng có khả năng hiện thực được lý tưởng ngày nay của chúng ta. Học cổ là cốt để kích thích lý trí tiến lên đều đặn mong suy diễn ra một viễn cảnh cho tương lai do một sức tạo dựng linh hoạt tự do”.
Một lần nữa, chúng tôi xin nhấn mạnh loạt sách của Kim Định được tái bản theo tinh thần học thuật mà Từ điển văn học bộ mới của nhóm chủ biên GS. Đỗ Đức Hiểu, GS. Nguyễn Huệ Chi, GS. Phùng Văn Tửu, PGS – TS. Trần Hữu Tá đã ghi nhận: “Nhìn chung không thể không thừa nhận đây là những tìm tòi đầy tâm huyết và có sức gợi mở không nhỏ, về một hệ thống vấn đề không kém quan trọng đang là “ẩn số”, cần được tiếp tục giải đáp trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam” (tr. 756).
Trong quá trình thực hiện, về công tác tái bản, nhằm hạn chế “tam sao thất bổn”, NXB Hội Nhà văn chỉ chọn bản in đã công bố khi nhà văn hóa Kim Định còn sống. Và chúng tôi nghiêm túc thực hiện đầy đủ về bản quyền theo luật định hiện hành sau khi có thông tin về thừa kế bản quyền.
Để bộ sách này ngày càng hoàn thiện hơn, phục vụ tốt nhất cho bạn đọc, chúng tôi xin trân trọng ghi nhận mọi ý kiến đóng góp xây dựng.