Văn Hoá, Tôn Giáo, Tín Ngưỡng Việt Nam

Tác giả : Đỗ Trinh Huệ
  • Lượt đọc : 11
  • Kích thước : 16.99 MB
  • Số trang : 632
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 246
  • Số lượt xem : 1.749
  • Đọc trên điện thoại :
Học giả Leopold Cadière có trước sau trên dưới 250 công trình, trong đó các công trình về văn hóa, tín ngưỡng, gia đình Việt Nam, nói tắt là thuộc lãnh vực dân tộc học và xã hội học tôn giáo, là những công trình đậm nét nhất. "Có thể nói Cadière là một trong những người đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu Việt Nam đầu thế kỷ này. (...) Cuộc đời và sự nghiệp của Cadière dáng cho tất cả những ai quan tâm đến môn Việt Nam học, dù là người Việt hay người nước ngoài, phải kính cẩn suy ngẫm" (Về văn hóa và tín ngưỡng truyền thống người Việt, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1997).

Trình bày lại những ghi nhận của một học giả nước ngoài đối với các giá trị truyền thống của ta như là nền mỏng xã hội (gia đình, lễ nghĩa, đạo hiếu...) là một việc làm mang tính hiện thực trong việc đào tạo con người, tránh được phần nào những ảnh hưởng duy dụng (utilitariste) do những biến chuyển kinh tế và những giao thoa với các giá trị văn hóa khác, vẫn giữ được tỉnh thần hiền triết phương Đông "hòa nhi bất đồng" mà tổ tiên ta bao đời đã thể hiện qua lịch sử; ngoài ra còn đáp ứng được phần nào các nhu cầu xã hội, khi mà trào lưu tìm về nguồn cội đang được đề cao và phát triển mạnh qua việc tôn tạo và công nhận di tích văn hóa trên toàn lãnh thổ.

Song song với các thể hiện vật chất, cần tìm hiểu sâu sắc những động cơ tinh thần tiềm ẩn (archetype) đã được hiện thực hóa bằng những di tích văn hóa tín ngưỡng của người Việt thông qua lao động và sáng tạo của cuộc sống. Nhờ vào những hiểu biết ấy có thể lập định cho tương lai, gạn lọc những lạm dụng mê tín dị đoan đã có một số tác động không nhỏ làm trì trệ một số lãnh vực phát triển kinh tế và xã hội. Chỉ cần đọc lại một số ghi nhận của tác giả đủ thấy không thiếu gì những ma thuật kỳ bí khó chấp nhận được, thậm chí mang đậm nét tiêu sơ man dã. Qua nghiên cứu các tập tục xưa, phải thừa nhận rằng một số khuyến dụ hoặc bài bác một số hủ tục là rất chính đáng nhưng đã gây nhiều ngộ nhận rất đáng tiếc hoặc do phương cách tiến hành, hoặc thời điểm chưa được chuẩn bị, hoặc một phần do dân trí còn thấp... Tuy vậy những khía cạnh truyền thống tốt lành cũng không phải là ít và đã hiện thực sống động qua bao thăng trầm lịch sử, tưởng như đã có hỏi không cơ cứu vãn.

Một số tác giả Việt Nam đã dày công nghiên cứu và giới thiệu về phong tục tập quán văn hóa Việt Nam như Phan Kế Bính, Toan Ánh, Thái Văn Kiềm... Nhưng một học giả nước ngoài nhìn về ta, dẫu đôi khi còn có chỗ cần thảo luận, mặc dầu vậy những nhận xét và diễn luận của họ đáng làm ta suy nghĩ đắn đo... hoặc vững tin vào chính mình, vào truyền thống văn hóa của tổ tiên vì nó đã... "nắn đúc tâm hồn đem lại một nét cao quí không thể chối cãi; nó tỏa ra trên toàn bộ xã hội nhờ đó xã hội có được nhân cách, nghiêm ngặt, thậm chí bất nhân nhượng… để lại nhiều ấn tượng cho những ai sống ở xứ này và lấy làm khâm phục người Việt" (Cadière, Croyances et Pratiques Re-ligieuses des Vietnamiens, Q.1, 1958, tr. 81)

Đề cập đến văn hóa gia đình Việt Nam, tìm lại những truyền thống tích cực của tổ tiên trong bước chuyển minh kinh tế hiện tại quả thật không những không phải là chuyện vô ích, mà còn là nền tảng cần thiết cho mọi tiến trình xây dựng và dự phóng tương lai...

Những thể hiện văn hóa, tín ngưỡng bàng bạc, chung nhất và ấn hiện nơi nơi. Cadière đã dày công nghiên cứu từ những chứng liệu mắt thấy tai nghe, được kiểm chứng qua thực tế cuộc sống. Qua một số bài minh họa từ cấu trúc xây dựng cho thế giới người sống, cho đến nơi an nghỉ của người quả cổ, đều có một nét hài hòa không phân biệt âm dương mặc dầu sống chết là hai thực tại khác biệt, quả như có người nước ngoài đã ghi nhận khi thăm làng tấm ở Huế "nơi đây cái chết mỉm cười"... một nơi để "trở về", tự tại, chứ không phải đất khách. Những thiên khảo cứu của tác giả về xây dựng nhà cửa. thuyền bè, hoặc lăng mộ thủ dân vùng quanh Huế đều cho ta thấy rõ nét chung nhất đó.

Chúng tôi đã đi từ chứng liệu cụ thể để từ đó xác định nhân giới của người viết. Dĩ nhiên là phải lược đọc gần hết các công trình liên quan của tác giả mới mong có được một cái nhìn đồng bộ.
Có nhiều đoạn tác giả lý giải rườm rà, lập đi lập lại nhiều lần, so sánh, cân nhắc giữa các tư liệu: Bori, Alexandre de Rhodes, Tylor, Lesserteur... đưa ra một kết luận để rồi sau đó lại hồ nghi với chính kết luận của mình; điều ấy chứng tỏ sự thận trọng trong suốt quá trình nghiên cứu các vấn đề khác.

Chúng tôi còn tiếp tục cho biên dịch thêm một số công trình khác nhằm giới thiệu những bản sắc văn hóa dân tộc còn dấu vết đâu đó, bằng chứng liệu vật chất, hoặc phi vật chất, còn tiềm tàng trong huyết quản như là những bản vị truyền thống tinh thần.

Rất mong nhận được sự chỉ giáo của quí độc giả.

ĐỖ TRỊNH HUỆ