1) Lời người dịch
Pierre Teilhard de Chardin sinh năm 1881 tại vùng Auvergne của Pháp, mất năm 1955. Ông là một học giả rất đặc biệt, vì ngoài việc là một nhà cổ sinh vật học nổi tiếng với việc tham gia vào khám phá người vượn Bắc Kinh năm 1929, ông cũng là một nhà nghiên cứu triết học, thần học và còn là một linh mục Dòng Tên.
Cuốn sách Hiện tượng con người được xuất bản lần đầu năm 1955, sau khi ông đã mất. Tác phẩm đã gây tiếng vang lớn trong nhiều năm, và những âm hưởng mạnh mẽ của nó đến nay vẫn còn. Cuốn sách trình bày một quan điểm độc đáo về vũ trụ. Quan điểm này mở rộng thuyết tiến hóa đến lĩnh vực tinh thần và được coi là bước tiến quan trọng trong sự hòa giải giữa khoa học hiện đại và tôn giáo.
Nghiên cứu trong cuốn sách khởi đầu từ một nghịch lí con người, biểu lộ qua việc khoảng cách hình thái học giữa con người và khỉ giống người là không đáng kể, trong khi đó, con người lại khác những động vật ấy biết bao. Để giải thích nghịch lí này, tác giả lần theo quá trình tiến hóa trong Quá khứ, cho đến tận những cội nguồn của sự sống trên trái đất. Bằng cách nhìn ra những đường nét chủ đạo của quá trình đó (đôi khi bị che phủ bởi những vẻ bề ngoài đối nghịch), tác giả chỉ ra những điều kiện chung mà sự sống trong quá khứ phải thỏa mãn để có được diện mạo như ngày hôm nay. Rồi từ đó, tác giả rút ra quy luật về độ phức hợp và ý thức.
Cũng chính từ cách nhìn này, tác giả nhận ra sự cần thiết của việc đưa vào quá trình đó một biến số mới nhằm diễn giải hợp lẽ hiện tượng con người. Biến số đó là mặt nội tại của sự vật, hay chính là tâm thần, được giả định hiện hữu dưới một dạng sơ đẳng ngay từ cấp độ tế bào. Theo những nấc thang tiến hóa, cấp độ tâm thần ngày càng tăng lên và bắt đầu từ con người, tác động của nó trở nên nổi trội sau khi đã trở thành ý thức có phản tư. Từ đó, tinh thần trở thành động lực chủ chốt của sự tiến hóa, một tuệ quyển ra đời bên trên sinh quyển. Tiếp nối bước chuyển vượt qua ngưỡng phản tư trong mỗi cá thể con người là sự đi lên của ý thức hướng đến bước chuyển tập thể của sự phản tư, biểu lộ qua những hiện tượng xã hội.
Một hệ quả quan trọng của đề xuất này là sự tiến hóa hướng đến tính thống nhất ngày càng cao; và còn hơn thế nữa, con người chính là mũi tên chỉ hướng của sự tiến hóa. Đồng thời với việc xã hội hóa của loài người, ba tính chất tâm sinh học đang tăng mạnh trên trái đất: năng lực phát minh, khả năng hấp dẫn hay đẩy xa nhau giữa các cá thể con người, và cuối cùng là đòi hỏi về một sự sống vô hạn. Dù thế giới vật chất có phân rã đến những trạng thái thấp nhất, thì những hi vọng cho tương lai của tuệ quyển, tức cũng chính là tương lai của sự phát sinh sự sống và rốt cuộc của sự phát sinh vũ trụ, nằm trong chính con người chúng ta, tức là trong nỗ lực của con người cùng đồng lòng xây dựng tinh thần của trái đất.
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến nhiều đồng nghiệp đã đóng góp cho bản dịch này qua những góp ý trao đổi vô cùng bổ ích về các vấn đề học thuật và dịch thuật, cũng như sự cổ vũ nhiệt tình của họ, đặc biệt là các dịch giả Bùi Văn Nam Sơn, Hà Dương Tuấn, Hà Dương Tường và Nguyễn Minh.
2) Thư gửi bạn
Vậy là lúc này đây, tôi đang dùng hết sức lực và thời gian có được để làm tiến triển việc viết cuốn sách mà bạn đã biết. Nếu cuốn sách được hoàn thành, có lẽ đó sẽ là một hành động có ý nghĩa và từ đó sẽ tiếp nối những hành động có ý nghĩa khác. Hãy nguyện cầu cho tôi tìm ra những ngôn từ mà tôi mong muốn, để diễn đạt và để làm người khác nhìn ra điều tôi tin mình đã nhìn thấy. Nói đúng ra, tôi ý thức được rằng tôi không viết cho bản thân mình, mà tôi viết với một niềm khao khát (như chưa từng cảm thấy) làm cho Điều tôi nhìn thấy hiện ra lớn lao hơn, - đúng như Nó phải là như vậy. Nhưng thật khó diễn giải nhãn quan của một lí tưởng thành lời, dù nhãn quan đó sáng rõ biết bao... Để làm được điều đó, cần phải có những suy tư và phong cách của chính Platon... Dù sao thì tôi cũng sẽ làm tất cả những gì trong khả năng của mình. Tôi nghĩ rằng cuốn sách sẽ được hoàn thành vào cuối hè. Và như thế, sang đến năm sau chính tôi sẽ phải xem xét đến vấn đề xuất bản cuốn sách, ở châu Âu nếu có thể.
Bạn hãy cho tôi biết những gì bạn đang làm và đang nhìn thấy.
Tôi xin gửi lời chào trân trọng và chân thành.
PIERRE TEILHARD DE CHARDIN
Pierre Teilhard de Chardin sinh năm 1881 tại vùng Auvergne của Pháp, mất năm 1955. Ông là một học giả rất đặc biệt, vì ngoài việc là một nhà cổ sinh vật học nổi tiếng với việc tham gia vào khám phá người vượn Bắc Kinh năm 1929, ông cũng là một nhà nghiên cứu triết học, thần học và còn là một linh mục Dòng Tên.
Cuốn sách Hiện tượng con người được xuất bản lần đầu năm 1955, sau khi ông đã mất. Tác phẩm đã gây tiếng vang lớn trong nhiều năm, và những âm hưởng mạnh mẽ của nó đến nay vẫn còn. Cuốn sách trình bày một quan điểm độc đáo về vũ trụ. Quan điểm này mở rộng thuyết tiến hóa đến lĩnh vực tinh thần và được coi là bước tiến quan trọng trong sự hòa giải giữa khoa học hiện đại và tôn giáo.
Nghiên cứu trong cuốn sách khởi đầu từ một nghịch lí con người, biểu lộ qua việc khoảng cách hình thái học giữa con người và khỉ giống người là không đáng kể, trong khi đó, con người lại khác những động vật ấy biết bao. Để giải thích nghịch lí này, tác giả lần theo quá trình tiến hóa trong Quá khứ, cho đến tận những cội nguồn của sự sống trên trái đất. Bằng cách nhìn ra những đường nét chủ đạo của quá trình đó (đôi khi bị che phủ bởi những vẻ bề ngoài đối nghịch), tác giả chỉ ra những điều kiện chung mà sự sống trong quá khứ phải thỏa mãn để có được diện mạo như ngày hôm nay. Rồi từ đó, tác giả rút ra quy luật về độ phức hợp và ý thức.
Cũng chính từ cách nhìn này, tác giả nhận ra sự cần thiết của việc đưa vào quá trình đó một biến số mới nhằm diễn giải hợp lẽ hiện tượng con người. Biến số đó là mặt nội tại của sự vật, hay chính là tâm thần, được giả định hiện hữu dưới một dạng sơ đẳng ngay từ cấp độ tế bào. Theo những nấc thang tiến hóa, cấp độ tâm thần ngày càng tăng lên và bắt đầu từ con người, tác động của nó trở nên nổi trội sau khi đã trở thành ý thức có phản tư. Từ đó, tinh thần trở thành động lực chủ chốt của sự tiến hóa, một tuệ quyển ra đời bên trên sinh quyển. Tiếp nối bước chuyển vượt qua ngưỡng phản tư trong mỗi cá thể con người là sự đi lên của ý thức hướng đến bước chuyển tập thể của sự phản tư, biểu lộ qua những hiện tượng xã hội.
Một hệ quả quan trọng của đề xuất này là sự tiến hóa hướng đến tính thống nhất ngày càng cao; và còn hơn thế nữa, con người chính là mũi tên chỉ hướng của sự tiến hóa. Đồng thời với việc xã hội hóa của loài người, ba tính chất tâm sinh học đang tăng mạnh trên trái đất: năng lực phát minh, khả năng hấp dẫn hay đẩy xa nhau giữa các cá thể con người, và cuối cùng là đòi hỏi về một sự sống vô hạn. Dù thế giới vật chất có phân rã đến những trạng thái thấp nhất, thì những hi vọng cho tương lai của tuệ quyển, tức cũng chính là tương lai của sự phát sinh sự sống và rốt cuộc của sự phát sinh vũ trụ, nằm trong chính con người chúng ta, tức là trong nỗ lực của con người cùng đồng lòng xây dựng tinh thần của trái đất.
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến nhiều đồng nghiệp đã đóng góp cho bản dịch này qua những góp ý trao đổi vô cùng bổ ích về các vấn đề học thuật và dịch thuật, cũng như sự cổ vũ nhiệt tình của họ, đặc biệt là các dịch giả Bùi Văn Nam Sơn, Hà Dương Tuấn, Hà Dương Tường và Nguyễn Minh.
2) Thư gửi bạn
Vậy là lúc này đây, tôi đang dùng hết sức lực và thời gian có được để làm tiến triển việc viết cuốn sách mà bạn đã biết. Nếu cuốn sách được hoàn thành, có lẽ đó sẽ là một hành động có ý nghĩa và từ đó sẽ tiếp nối những hành động có ý nghĩa khác. Hãy nguyện cầu cho tôi tìm ra những ngôn từ mà tôi mong muốn, để diễn đạt và để làm người khác nhìn ra điều tôi tin mình đã nhìn thấy. Nói đúng ra, tôi ý thức được rằng tôi không viết cho bản thân mình, mà tôi viết với một niềm khao khát (như chưa từng cảm thấy) làm cho Điều tôi nhìn thấy hiện ra lớn lao hơn, - đúng như Nó phải là như vậy. Nhưng thật khó diễn giải nhãn quan của một lí tưởng thành lời, dù nhãn quan đó sáng rõ biết bao... Để làm được điều đó, cần phải có những suy tư và phong cách của chính Platon... Dù sao thì tôi cũng sẽ làm tất cả những gì trong khả năng của mình. Tôi nghĩ rằng cuốn sách sẽ được hoàn thành vào cuối hè. Và như thế, sang đến năm sau chính tôi sẽ phải xem xét đến vấn đề xuất bản cuốn sách, ở châu Âu nếu có thể.
Bạn hãy cho tôi biết những gì bạn đang làm và đang nhìn thấy.
Tôi xin gửi lời chào trân trọng và chân thành.
PIERRE TEILHARD DE CHARDIN