Văn Hoá Và Nếp Sống Hà Nhì Lô Lô

Tác giả : Nguyễn Văn Huy
  • Lượt đọc : 1
  • Kích thước : 42.37 MB
  • Số trang : 283
  • Đăng lúc : 8 tháng trước
  • Số lượt tải : 30
  • Số lượt xem : 354
  • Đọc trên điện thoại :
CÁC D N TỘC NHÓM NGÔN NGỮ HÀ NHÌ – LÔ LÔ

Ở nước ta, nhóm ngôn ngữ Hà Nhì – Lô Lô bao gồm sáu dân tộc; Hà Nhì, Phù Lá, La Hủ, Lô Lô, Si La và Cống.

Địa vực cư trú của đồng bào ở các tỉnh phía bắc của Tổ quốc; Cao Bằng, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu. Đồng bào sống chủ yếu ở 14 huyện gần như liên tiếp nhau làm thành một giải từ đông sang tây : Bảo Lạc, Mèo Vạc, Đồng Văn, Xin Mãn, Mường Khương. Bắc Hà, Bảo Thắng Văn Chấn, Bát Xát, Sa Pa, Phong Thờ, Tuần Giáo, Sìn Hồ và Mường Tè. Trù Bảo Thắng, Văn Chẩn, Tuần Giáo ở sâu nội địa, các địa phương còn lại đều là huyện ở biên giới Việt –Trung hay Việt– Lào.

Nếu nhìn trên bản đồ địa lý có thể thấy các dân tộc nhóm ngôn ngữ Hà Nhì–Lô Lô ở từ vĩ độ 21° bắc trở lên và từ 102 10 đến 105 65 kinh đông.

Vùng cư trú của đồng bào phần lớn là vùng cao, núi đất hay núi đá, Ở miền Đông Bắc có các cao nguyên nổi tiếng như cao nguyên Bắc Hà, cao nguyên Quảng Bạ, cao nguyên Đồng Văn. Tất cả các cao nguyên này đều có độ cao trung bình 1000 – 1200 mét, trừ cao nguyên Đồng Văn lên đến 1600 mét. Chúng đều được cấu tạo bằng đá vôi, có khi đã biến thành đá hoa, có tuổi rất cổ. Bề mặt cao nguyên đã bị phá hủy nhưng các thung lũng còn hẹp và tương đối kín, những núi sót chiếm diện tích tương đối lớn. Sòng suối chảy qua cao nguyên hoặc bỗng nhiên mất hút trong những hối sâu thẳm, hoặc là cắt thành những hẻm vực vừa hẹp vừa dài như các hẻm sông Nho Quế trên cao nguyên Đồng Văn, sống Chảy ở Xín Mần, Mường Khương...

Tây Bắc là miền đất của những núi cao. Núi của Tây Bắc có độ cao tuyệt đối vượt quá 2500 mét, và độ cao tương đối cũng vượt trên 1000 mét. Vùng núi Hoàng Liên có đỉnh Phan Xi Pan cao đến 3.143 mét có đèo Mây ở Mường Hum cao 2100 mét. Ở vùng núi Mường Tẻ, đỉnh Pu Tà Tồng có độ cao 2109 mét. Phần lớn các dãy núi này được cấu tạo bằng đá phiến, cát kết hoặc cuội kết; chúng bị các dòng chảy trên mặt chia cắt dữ dội. Sông Đà đi vào lãnh thổ Việt Nam ở địa phận Mường Tè rồi chạy thẳng một mạch đến tận Lai Châu.

Khí hậu vùng các dân tộc nhóm ngôn ngữ Hà Nhì – Lô Lô vừa mang tính chất nhiệt đới, vừa mang tính chất & nhiệt đới núi cao (hay còn gọi khí hậu ôn đới núi cao). Rừng, nhất là ở vùng núi Hoàng Liên và cao nguyên Đồng Văn đã vắng hẳn các loại cây nhiệt đới, đã có các loại cây chủ yếu tiêu biểu cho rừng ở nhiệt đới như cây lá kim; pơ mu, thông, sa mộc, liễu... (1).

Ở đây đường giao thông đi lại rất khó khăn. Từ bản nọ sang bản kia, từ xã này sang xã khác được nối với nhau chủ yếu bởi những con đường mòn nhỏ hẹp vắt vẻo trên sườn núi cao. Có thể nói đường Hạnh phúc lên Đồng Văn, Mèo Vạc (1964), đường vào Hoàng Su Phì, Xín Mần (1971) và gần đây đường vào Mường Tè (1978)là những con đường ô-tô sau cùng ở miền Bắc mở đến trung tâm huyện,nơi các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Hà Nhì-Lô Lô đang sinh sống.

Các dân tộc nhóm ngôn ngữ Hà Nhì—Lô Lô có nhiều nhóm địa phương, và nhiều tên gọi khác nhau.