Xoá Đói Giảm Nghèo Bằng Phương Thức Chăn Nuôi Kết Hơp Vịt - Cá - Lúa

Thể loại: Nông – Lâm – Ngư
Tác giả : Nguyễn Thiện
  • Lượt đọc : 49
  • Kích thước : 11.24 MB
  • Số trang : 121
  • Đăng lúc : 8 tháng trước
  • Số lượt tải : 10
  • Số lượt xem : 227
  • Đọc trên điện thoại :
Chăn nuôi vịt kết hợp với chăn nuôi cá, chăn nuôi lợn kết hợp với chăn nuôi cá và cây trồng khác khép kín tạo hiệu quả kinh tế cao, vì thức ăn rơi vãi của vịt, phân vịt, phản lợn là nguồn thức ăn cho cá và là nguồn thức ăn cho phù du động vật, thực vật dưới nước, các động vật dưới ao phát triển. Các phù du động, thực vật và động vật đáy là nguồn thức ăn rất tốt cho cả. Cả sử dụng nguồn thức ăn này sẽ làm cho nguồn nước nuôi vịt sạch sẽ, không bị ô nhiễm. Việc chăn nuôi kết hợp với cá sẽ tạo ra một hệ sinh thái có lợi cho cả và vịt trên cùng một diện tích ao hồ.

Các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới như Hungari, Đức, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Thái Lan, Triều Tiên, Ấn Độ... đã có hệ thống chăn nuôi vịt - cá, chăn nuôi lợn cá rất phát triển. Ở Đài Loan có gần 30 triệu vịt thịt được nuôi mỗi năm, trong đó 80% được nuôi trên ao cá. Ở Hungari việc nuôi kết hợp vịt - cá đã làm tăng thêm 4567 kg cả trên tha ho hồ năm.

Ở Việt Nam đã có tập quán chăn nuôi vịt trên đồng lúa, kênh, rạch, ao hồ từ lâu đời và những năm gần đây bắt đầu có phong trào V.A.C (vườn, ao, chuồng). Phương thức chăn nuôi lợn - cả được một số nơi áp dụng, nhưng chỉ mới áp dụng ở diện hẹp, theo cảm tính của người nông dân, chưa có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật hướng cho họ tạo ra một hệ sinh thái có lợi nhất cho việc nuôi kết hợp vịt - cá, lợn - cá và cây trồng khác để trên 1 mẻ mặt nước đạt hiệu quả kinh tế cao.

Được sự tài trợ của FAO, Trại vịt giống VIGOVA thuộc Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao TBKT chăn nuôi thành phố Hồ Chí Minh và một số cơ sở chăn nuôi khác thuộc Viện Chăn Nuôi đã thực hiện dự án pilot chăn nuôi vịt - cá, lợn - cả - cây trồng khép kín cùng với một số gia đình nông dân. Dự án đã thu được kết quả đáng được khuyến khích và mở rộng. Thành phố Hồ Chí Minh, Long An đã coi đây là tiến bộ kỹ thuật, do đó ngân hàng đã đầu tư bằng hình thức cho vay lãi suất ưu đãi 6%/năm để các hộ nông dân có vốn áp dụng phương thức này. Do vậy chúng tôi biên soạn sách này với mong muốn góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn nhằm xóa đói, giảm nghèo cho nông dân, vì lẽ trên 1m mặt nước, mặt đất đã có hiệu quả gấp nhiều lần so với chỉ cấy lúa.

Có thể nói loại sách viết về lĩnh vực này còn rất ít ở nước ta. Do đó, chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, mong các bạn đọc tham gia góp ý. Chúng tôi rất trân trọng những ý kiến của các bạn.

CÁC TÁC GIẢ