Xung đột xã hội - một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam

Tác giả : Võ Khánh Vinh
  • Lượt đọc : 7
  • Kích thước : 23.92 MB
  • Số trang : 213
  • Đăng lúc : 10 tháng trước
  • Số lượt tải : 126
  • Số lượt xem : 695
  • Đọc trên điện thoại :
Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã đem lại nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục. Tuy nhiên, đến nay nước ta chưa thoát khỏi ngưỡng của sự nghèo khổ, tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, tỷ lệ thất nghiệp còn cao, nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh như phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội và tham những ngày càng gia tăng, lối sống ích kỷ cùng với những thói hư, tật xấu đang có nguy cơ lây lan mạnh. Trong khi đó một số cơ chế, chính sách phát triển kinh tế còn có những bất cập, việc triển khai thực hiện còn nhiều vướng mắc, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ... Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến những xung đột xã hội nói chung và từng cuộc xung đột xã hội cụ thể ở nước ta hiện nay. Việc xác định rõ nguyên nhân và mối quan hệ phức tạp giữa các nguyên nhân sinh ra xung đột xã hội là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và sử dụng các giải pháp phòng ngừa và giải quyết xung đột.

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về xung đột xã hội còn rất ít, thường được đề cập dưới các hình thức khác nhau, như mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn trong xã hội, hoặc liên quan đến một số lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, chính trị, văn hoá... Có thể nói dưới góc độ tiếp cận khác nhau, vấn đề lý luận về xung đột xã hội mới chỉ được nghiên cứu riêng rẽ, từng mặt..

Vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về xung đột xã hội, đặc biệt là sự ra đời của cuốn sách Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam do GS. TS. Võ Khánh Vinh, Phó Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam chủ biên là một công trình có ý nghĩa về lý luận, thực tiễn và rất cần thiết đối với sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội.

Nội dung cuốn sách gồm 3 chương:

Chương 1: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội

Chương 2: Thực tiễn về xung đột xã hội ở Việt Nam hiện nay

Chương 3: Quan điểm và giải pháp về phòng ngừa, giải quyết xung đột xã hội ở nước ta hiện nay

Xung đột xã hội là vấn đề mới mẻ, do đó khó tránh khỏi những khiếm khuyết rất mong nhận được ý kiến trao đổi và góp ý của độc giả để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Hà Nội, tháng 1 năm 2010

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI