các bài toán ứng dụng trong chăn nuôi

Thể loại: Nông – Lâm – Ngư
Tác giả : Chu Thị Thơm
  • Lượt đọc : 259
  • Kích thước : 1.77 MB
  • Số trang : 135
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 89
  • Số lượt xem : 1.127
  • Đọc trên điện thoại :
Trong chăn nuôi, nếu để đàn gia súc tự phát triển thì sẽ có thể có những cơ cấu tự nhiên mà không theo ý muốn của người chăn nuôi. Chúng tự nhiên hình thành tỷ lệ nhất định những con cái sinh sản, đực giống, đực cái hậu bị v.v...
Cơ cấu một đàn gia súc chính là tỷ lệ của từng loại gia súc so với tổng đàn. Tỷ lệ này theo ước lệ là không đổi trong một thời gian dài (nếu chưa có sự thay đổi những yếu tố tạo nên tỷ lệ đó).
Tuy nhiên, muốn phát triển chăn nuôi không thể chấp nhận thử cơ cấu tự nhiên đối với mọi đàn gia súc, mà trong từng khu vực một, cần phải xác định được những cơ cấu hợp cho từng đàn.
Một cơ cấu đàn gia súc hợp lý là một cơ cấu có khả năng đáp ứng được mục đích, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Cơ cấu một đàn gia súc thường lệ thuộc vào phương thức chăn nuôi cùng các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của một giống gia súc (như tỉ sinh đẻ, nuôi sống, thời gian nuôi béo, tỉ lệ thải loại chọn loc, v.v...).