Sách Dẫn luận về Phật giáo Tây Tạng nói về những trải nghiệm tôn giáo ở nhiều cấp độ, những dòng truyền thừa và sự đa dạng trong luận thuyết và thực hành tu tập, những nghi lễ bí truyền và những niềm tin sâu xa thấm đẫm quan niệm của người Tây Tạng về cuộc sống và số phận. Tất cả đã góp phần thúc đẩy trào lưu nghiên cứu khám phá Phật giáo Tây Tạng trở thành một hiện tượng trên phạm vi toàn cầu.
Phật giáo Tây Tạng thường được xem như một thế giới huyền bí, một thế giới của những triết lý tinh tế và những kỹ thuật thiền định có sức mạnh lớn lao. Đó cũng chính là hình ảnh mà sách Phật giáo Tây Tạng đã chú trọng xây dựng qua nhiều thế kỷ, nhưng với người Tây Tạng, thay vì tìm cách vượt khỏi cuộc sống phàm tục để vươn tới các thành tựu tâm linh cao siêu lại là những quan tâm thiết thực đến cuộc sống hàng ngày.
Số lượng khổng lồ các tác phẩm được dịch từ Tạng ngữ và được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác về chủ đề này đã chứng tỏ sức hấp dẫn của một truyền thống tâm linh sâu xa. Dù trong ngữ cảnh nào, Phật giáo Tây Tạng với những khác biệt bất tận, thành quả của nền văn minh bản địa độc đáo, vẫn tiếp tục quyến rũ chúng ta đến với vùng đất thiêng này, nơi được gọi là “mái nhà của thế giới”.
Phật giáo Tây Tạng thường được xem như một thế giới huyền bí, một thế giới của những triết lý tinh tế và những kỹ thuật thiền định có sức mạnh lớn lao. Đó cũng chính là hình ảnh mà sách Phật giáo Tây Tạng đã chú trọng xây dựng qua nhiều thế kỷ, nhưng với người Tây Tạng, thay vì tìm cách vượt khỏi cuộc sống phàm tục để vươn tới các thành tựu tâm linh cao siêu lại là những quan tâm thiết thực đến cuộc sống hàng ngày.
Số lượng khổng lồ các tác phẩm được dịch từ Tạng ngữ và được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác về chủ đề này đã chứng tỏ sức hấp dẫn của một truyền thống tâm linh sâu xa. Dù trong ngữ cảnh nào, Phật giáo Tây Tạng với những khác biệt bất tận, thành quả của nền văn minh bản địa độc đáo, vẫn tiếp tục quyến rũ chúng ta đến với vùng đất thiêng này, nơi được gọi là “mái nhà của thế giới”.