Kính thưa quý bạn! Vì cuộc sống văn minh ngày nay, khiến chúng ta không có thời gian để tìm hiểu về mình và tìm hiểu về giáo lý của Phật. Cho dù có thời gian, thì chúng ta cũng không biết phải tìm hiểu từ đâu và tu pháp môn nào để được giải thoát ngay trong đời này. Vì pháp của Phật thì bao la, do đó, rất khó cho chúng ta tìm hiểu và lựa chọn trong thời Mạt pháp này. Thêm vào, thời nay vàng thao lẫn lộn, khó cho ta phân biệt được đâu là chánh, tà. Vì hiểu được những nỗi khó khăn đó mà nhiều năm qua chúng tôi đã cho ra đời hai cuốn sách “Kinh nghiệm niệm Phật và những chuyện luân hồi” và “Ý nghĩa Hoằng pháp và Hộ pháp”.
Nay một lần nữa, chúng tôi xin cống hiến đến quý bạn cuốn sách “Tịnh độ thực chứng”. Chúng tôi mong cuốn sách nhỏ này sẽ giúp quý bạn tiết kiệm được thời gian tham cứu Kinh Phật. Vì cuốn sách này đã đúc kết tất cả cốt tủy Kinh Phật và cốt tủy về pháp môn Tịnh độ. Thêm vào, chúng tôi đã lấy những phần cốt tủy nói về pháp môn Tịnh độ ở trong hai cuốn sách “Kinh nghiệm niệm Phật và những chuyện luân hồi” và “Ý nghĩa Hoằng pháp và Hộ pháp” mà chúng tôi đã cho ra đời cách đây nhiều năm để kết hợp thành cuốn sách này.
Nếu quý bạn muốn tìm hiểu về chân tướng của đạo Phật; muốn tìm hiểu về sự nhiệm mầu của pháp môn Tịnh độ; muốn tìm hiểu về cách tu hành để mau được thành Phật; muốn có đủ kinh nghiệm và niềm tin trên con đường tự độ và độ tha, thì cuốn sách này sẽ trả lời cho quý bạn biết hết tất cả và cuốn sách này cũng là chìa khóa giúp mở cửa kho tàng chân tâm của bạn. Xin quý bạn hãy dành một chút thời gian quý báu để đọc kỹ cuốn sách này. Vì nó sẽ giúp quý bạn thoát khỏi luân hồi và được vãng sanh thành Phật ngay trong đời này.
Trong cuốn sách này chúng tôi viết: “A Mi Đà Phật”. Chúng tôi viết như vậy không phải là viết nhầm đâu, xin quý bạn chớ có hiểu lầm. Nếu quý bạn muốn biết tại sao tôi viết “A Mi Đà Phật” mà không viết “A Di Đà Phật” thì xin đọc bài pháp có tên là “Tại sao lại niệm Nam mô A Mi Đà Phật?” của Ngài Trí Tịnh ở cuối cuốn sách này. Bài này, tôi đã trích ra từ cuốn sách “Hương sen Vạn Đức” của Ngài. Ngoài ra, còn có một bài tên là “Tâm sự của Diệu Âm Diệu Ngộ”. Bài này tôi đã trích ra từ cuốn sách “Ý nghĩa Hoằng pháp và Hộ pháp” do tôi biên soạn và đã cho xuất bản vào năm 2007. Quý bạn chỉ cần đọc qua hai bài pháp của Ngài và của tôi, thì quý bạn sẽ không còn thắc mắc về “A Di” và “A Mi”.
Còn lý do tại sao tôi đặt tên cho cuốn sách này là “Tịnh độ thực chứng”? Là vì tôi muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng: “Pháp môn Tịnh độ có tu là có chứng và những lời Phật dạy là vạn lần chân thật”.
Nay một lần nữa, chúng tôi xin cống hiến đến quý bạn cuốn sách “Tịnh độ thực chứng”. Chúng tôi mong cuốn sách nhỏ này sẽ giúp quý bạn tiết kiệm được thời gian tham cứu Kinh Phật. Vì cuốn sách này đã đúc kết tất cả cốt tủy Kinh Phật và cốt tủy về pháp môn Tịnh độ. Thêm vào, chúng tôi đã lấy những phần cốt tủy nói về pháp môn Tịnh độ ở trong hai cuốn sách “Kinh nghiệm niệm Phật và những chuyện luân hồi” và “Ý nghĩa Hoằng pháp và Hộ pháp” mà chúng tôi đã cho ra đời cách đây nhiều năm để kết hợp thành cuốn sách này.
Nếu quý bạn muốn tìm hiểu về chân tướng của đạo Phật; muốn tìm hiểu về sự nhiệm mầu của pháp môn Tịnh độ; muốn tìm hiểu về cách tu hành để mau được thành Phật; muốn có đủ kinh nghiệm và niềm tin trên con đường tự độ và độ tha, thì cuốn sách này sẽ trả lời cho quý bạn biết hết tất cả và cuốn sách này cũng là chìa khóa giúp mở cửa kho tàng chân tâm của bạn. Xin quý bạn hãy dành một chút thời gian quý báu để đọc kỹ cuốn sách này. Vì nó sẽ giúp quý bạn thoát khỏi luân hồi và được vãng sanh thành Phật ngay trong đời này.
Trong cuốn sách này chúng tôi viết: “A Mi Đà Phật”. Chúng tôi viết như vậy không phải là viết nhầm đâu, xin quý bạn chớ có hiểu lầm. Nếu quý bạn muốn biết tại sao tôi viết “A Mi Đà Phật” mà không viết “A Di Đà Phật” thì xin đọc bài pháp có tên là “Tại sao lại niệm Nam mô A Mi Đà Phật?” của Ngài Trí Tịnh ở cuối cuốn sách này. Bài này, tôi đã trích ra từ cuốn sách “Hương sen Vạn Đức” của Ngài. Ngoài ra, còn có một bài tên là “Tâm sự của Diệu Âm Diệu Ngộ”. Bài này tôi đã trích ra từ cuốn sách “Ý nghĩa Hoằng pháp và Hộ pháp” do tôi biên soạn và đã cho xuất bản vào năm 2007. Quý bạn chỉ cần đọc qua hai bài pháp của Ngài và của tôi, thì quý bạn sẽ không còn thắc mắc về “A Di” và “A Mi”.
Còn lý do tại sao tôi đặt tên cho cuốn sách này là “Tịnh độ thực chứng”? Là vì tôi muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng: “Pháp môn Tịnh độ có tu là có chứng và những lời Phật dạy là vạn lần chân thật”.