Cuốn sách bỏ túi này để dành cho những người khẳng định rằng mình “thích đọc sách, nhưng bận quá không xếp được thời gian đọc sách”, hoặc đã “cố thử duy trì đọc sách một thời gian nhưng đọc mãi không xong, lại chả nhớ được tí nào, nên cũng mất dần hứng thứ”. Nó cung cấp một hướng dẫn vắn tắt cho việc học hỏi thông qua đọc sách, nhất là cho người bận rộn.
Nhiều người rất muốn đọc sách nhưng số người thực sự đọc sách lại rất ít, và khối lượng đọc sách của mỗi người lại rất nhỏ. Vấn đề đối với họ có lẽ không nằm ở động lực, không nằm ở việc bận rộn mà là bởi vì phần lớn không có được phương pháp và kĩ năng đọc sách phù hợp. Mọi người chưa có điều kiện để tìm hiểu một cách tiếp cận đúng đắn để đọc sách nhanh hơn, hoàn thành nhanh hơn một cuốn sách (không bị bỏ dở), đọc được nhiều hơn trong mỗi năm, lập được thói quen đọc sách hằng ngày, và thu được điều hữu ích từ sách vở.
Có người trong chúng ta cứ tưởng học đọc từ Tiểu học là xong chứ, sao lại còn phải học đọc nữa? Nhưng hóa ra chúng ta vẫn phải tập đọc thêm, vẫn phải cải tiến thêm cách đọc của mình để phù hợp với bối cảnh mới của người đi làm bận rộn. Điều này hóa ra đã được nói đến từ lâu. Mortimer Adler, một nhà triết học và nhà giáo dục lớn của Mĩ đã nhận xét trong cuốn sách “How to read a book” (tiếng Việt: Phương pháp đọc sách hiệu quả - Tôi từng tự hỏi “Tại sao một nhà triết học hàng đầu lại đi viết sách hướng dẫn đọc sách?”) rằng nhiều người vẫn dừng ở cách đọc như một học sinh tốt nghiệp tiểu học: đọc từng từ, từng trang, lần lượt từ trang này đến trang khác cho tới khi hết cuốn sách. Cách đọc như vậy là chưa đủ tốt, cho nên cần phải học cách đọc ở trình độ cao gồm các cấp độ đọc khác nhau, với mong muốn bạn đọc “trở thành người đọc thông minh”. Bạn sẽ tìm thấy những hướng dẫn đó ở trong các phần sau của cuốn sách này.
Bạn biết không, nhà sáng lập của Facebook, Mark Zuckerberg bận rộn là thế, mà có năm đọc mỗi tuần xong một cuốn. Người thường xuyên đứng đầu trong danh sách giàu nhất hành tinh, Bill Gates còn đọc nhiều hơn số đấy, đã thế còn chịu khó viết giới thiệu trên blog của mình. Tỉ phú Warren Buffett còn đọc nhiều hơn nữa, với số giờ bỏ ra cho việc đọc mỗi ngày có thể lên đến 5 giờ với hàng trăm trang sách báo. Họ là đại diện của những người đánh giá rất cao việc đọc sách, và coi việc đọc như là một thói quen nền tảng của việc phát triển bản thân, cũng là là “công việc” của một người lao động trí óc.
Như tôi quan sát trên cộng đồng đọc sách Goodreads.com thì những người đọc nhiều 1 cuốn/1 tuần như Bill Gates nhiều không đếm xuể. Việc đọc được nhiều sách, và học được được nhiều từ sách tuy không hiển nhiên, nhưng là thứ có thể luyện tập được. Cá nhân tôi cũng thấy rằng đầu tư học tập từ sách là loại đầu tư rẻ tiền, nhẹ nhàng và “có lãi” nhất. Do vậy việc luyện tập thêm về kĩ năng đọc sách có thể là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lớn.
Làm thế nào để đọc cho hiệu quả, đọc thế nào cho nhanh hơn, làm thế nào để đọc được năng suất hơn, đọc thế nào để việc đọc có ích hơn nữa? Cuốn sách này là một câu trả lời tôi dành tặng những bạn hữu yêu thích việc đọc sách. Tôi gói gọn trong một cái tên phương pháp “Đọc sách Thông minh”. Cảm hứng và nội dung chủ đạo của phương pháp này chịu ảnh hưởng của Adler, nhưng cũng sẽ có một số cập nhật cho phù hợp với những hiểu biết mới về tâm lí học và việc học ở người lớn, cùng với xã hội hiện đại với sự kết nối, và các thiết bị công nghệ đang thâm nhập xâu vào thói quen tiếp cận thông tin của người đọc.
Trong cuốn sách này, tôi sẽ tìm cách trả lời hơn chục câu hỏi cơ bản về đọc sách. Mỗi lần trả lời, tôi cố gắng tìm kiếm thông tin khoa học hoặc thực nghiệm, bên cạnh rút tỉa những lời khuyên của những người đi trước, kèm theo là các ý kiến cá nhân để cung cấp cho bạn đọc một số thông tin bên cạnh các hướng dẫn cụ thể. Bạn có thể nhảy cóc để đến với câu hỏi mà bạn quan tâm nhất.
Tôi sẽ in đậm những phần quan trọng, bạn có thể coi như tóm tắt ở mỗi phần của cuốn sách. Nếu bạn muốn lướt qua và tóm lấy ý chính của cuốn sách, thì có thể nhìn qua những chỗ in đậm này.
Nhiều người rất muốn đọc sách nhưng số người thực sự đọc sách lại rất ít, và khối lượng đọc sách của mỗi người lại rất nhỏ. Vấn đề đối với họ có lẽ không nằm ở động lực, không nằm ở việc bận rộn mà là bởi vì phần lớn không có được phương pháp và kĩ năng đọc sách phù hợp. Mọi người chưa có điều kiện để tìm hiểu một cách tiếp cận đúng đắn để đọc sách nhanh hơn, hoàn thành nhanh hơn một cuốn sách (không bị bỏ dở), đọc được nhiều hơn trong mỗi năm, lập được thói quen đọc sách hằng ngày, và thu được điều hữu ích từ sách vở.
Có người trong chúng ta cứ tưởng học đọc từ Tiểu học là xong chứ, sao lại còn phải học đọc nữa? Nhưng hóa ra chúng ta vẫn phải tập đọc thêm, vẫn phải cải tiến thêm cách đọc của mình để phù hợp với bối cảnh mới của người đi làm bận rộn. Điều này hóa ra đã được nói đến từ lâu. Mortimer Adler, một nhà triết học và nhà giáo dục lớn của Mĩ đã nhận xét trong cuốn sách “How to read a book” (tiếng Việt: Phương pháp đọc sách hiệu quả - Tôi từng tự hỏi “Tại sao một nhà triết học hàng đầu lại đi viết sách hướng dẫn đọc sách?”) rằng nhiều người vẫn dừng ở cách đọc như một học sinh tốt nghiệp tiểu học: đọc từng từ, từng trang, lần lượt từ trang này đến trang khác cho tới khi hết cuốn sách. Cách đọc như vậy là chưa đủ tốt, cho nên cần phải học cách đọc ở trình độ cao gồm các cấp độ đọc khác nhau, với mong muốn bạn đọc “trở thành người đọc thông minh”. Bạn sẽ tìm thấy những hướng dẫn đó ở trong các phần sau của cuốn sách này.
Bạn biết không, nhà sáng lập của Facebook, Mark Zuckerberg bận rộn là thế, mà có năm đọc mỗi tuần xong một cuốn. Người thường xuyên đứng đầu trong danh sách giàu nhất hành tinh, Bill Gates còn đọc nhiều hơn số đấy, đã thế còn chịu khó viết giới thiệu trên blog của mình. Tỉ phú Warren Buffett còn đọc nhiều hơn nữa, với số giờ bỏ ra cho việc đọc mỗi ngày có thể lên đến 5 giờ với hàng trăm trang sách báo. Họ là đại diện của những người đánh giá rất cao việc đọc sách, và coi việc đọc như là một thói quen nền tảng của việc phát triển bản thân, cũng là là “công việc” của một người lao động trí óc.
Như tôi quan sát trên cộng đồng đọc sách Goodreads.com thì những người đọc nhiều 1 cuốn/1 tuần như Bill Gates nhiều không đếm xuể. Việc đọc được nhiều sách, và học được được nhiều từ sách tuy không hiển nhiên, nhưng là thứ có thể luyện tập được. Cá nhân tôi cũng thấy rằng đầu tư học tập từ sách là loại đầu tư rẻ tiền, nhẹ nhàng và “có lãi” nhất. Do vậy việc luyện tập thêm về kĩ năng đọc sách có thể là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lớn.
Làm thế nào để đọc cho hiệu quả, đọc thế nào cho nhanh hơn, làm thế nào để đọc được năng suất hơn, đọc thế nào để việc đọc có ích hơn nữa? Cuốn sách này là một câu trả lời tôi dành tặng những bạn hữu yêu thích việc đọc sách. Tôi gói gọn trong một cái tên phương pháp “Đọc sách Thông minh”. Cảm hứng và nội dung chủ đạo của phương pháp này chịu ảnh hưởng của Adler, nhưng cũng sẽ có một số cập nhật cho phù hợp với những hiểu biết mới về tâm lí học và việc học ở người lớn, cùng với xã hội hiện đại với sự kết nối, và các thiết bị công nghệ đang thâm nhập xâu vào thói quen tiếp cận thông tin của người đọc.
Trong cuốn sách này, tôi sẽ tìm cách trả lời hơn chục câu hỏi cơ bản về đọc sách. Mỗi lần trả lời, tôi cố gắng tìm kiếm thông tin khoa học hoặc thực nghiệm, bên cạnh rút tỉa những lời khuyên của những người đi trước, kèm theo là các ý kiến cá nhân để cung cấp cho bạn đọc một số thông tin bên cạnh các hướng dẫn cụ thể. Bạn có thể nhảy cóc để đến với câu hỏi mà bạn quan tâm nhất.
Tôi sẽ in đậm những phần quan trọng, bạn có thể coi như tóm tắt ở mỗi phần của cuốn sách. Nếu bạn muốn lướt qua và tóm lấy ý chính của cuốn sách, thì có thể nhìn qua những chỗ in đậm này.