Giáo dục sức khoẻ và nâng cao sức khoẻ

Tác giả : Trần Thị Hoa
  • Lượt đọc : 462
  • Kích thước : 98.98 MB
  • Số trang : 233
  • Đăng lúc : 3 năm trước
  • Số lượt tải : 315
  • Số lượt xem : 2.699
  • Đọc trên điện thoại :
Từ trước công nguyên, Hippocrate đã khởi xướng Giáo dục Sức khoẻ bằng những ý tưởng được viết thành sách về cách ăn uống hợp lý, giữ gìn vệ sinh cá nhân... Ở nước ta, Hải Thượng Lãn Ông (1), một danh y vào thếkỷ XVIII, trong quá trình chữa bệnh đều cho bệnh nhân những lời khuyên làm thếnào để bệnh chống khỏi và trong bộ sách Tâm Lĩnh cũng nêu lên cách giữ gìn sức khoẻ và phòng bệnh cho phụ nữ trẻ em.
Nhìn chung, trong suốt quá trình khám chữa bệnh cũng như phòng bệnh thầy thuốc giỏi đều thể hiện những hành động: khuyên bảo, giúp đỡ, hưóng dẫny trình bày, giới thiệu... Những điều này chính là giáo dục sức khoẻ. Kế thừa những kinh nghiệm của nền y học cổ truyền và sự phát triển như vũ bão của y học hiện đại, đến nay phần lớn các nguyên nhân gây bệnh đã được xác định rõ ràng. Bệnh không chỉ do những diều kiện bên ngoài gây nên mà do chính bản thân mỗi người nếu họ không ỷ thức được sẽ gánh chịu những hậu quả nặng nề. Ở các nước đã phát triển, mô hình bệnh tật giữa thế kỷ XX về sau có nhiều khác biệt so với đầu thếkỷ, nghĩa là, hiện nay các bệnh nhiễm khuẩn thông thường do điều kiện vệ sinh môi trường tồi đã giảm dáng kể hoặc đã được thanh toán, thay vào đó lại tăng lên các bệnh do hành vi, lối sống như béo trệ, tim mạch, các bệnh lây lan qua dường tình dục (STDs) kể cả nhiễm HIV/AIDS và những chấn thương, giết người, tự sát hoặc những hành động bạo lực khác. Trong những năm gần đây, ở nước ta vần còn một
số bệnh nhiễm khuẩn ở người lớn chưa có xu hướng giảm rõ rệt hoặc đã thanh toán triệt để trừ sáu bệnh thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em. Trong khi đó lại xuất hiện nhiều bệnh do con người thiếu kiến thức, hành vi và lối song không lành mạnh giống như các nước trong khu vực và các nước dã phát triển. Điển hình là đại dịch AIDS, các hành vì bạo lực, nghiện ngập, tai nạn xe cộ, nhiều bệnh do mất cân dối dinh dưỡng ở người lớn tuổi và trẻ em...
Suy cho cùng, con người tự mình có thểphòng được phần lớn những bệnh nguy hiểm chết ngưòi nếu họ có ý thức để tránh và để chọn cho ựiình hành vi lành mạnh. Chính vì thế tại hội nghị CSSKBĐ ở Alma Ata (1978), Giáo Dục Sức Khoẻ đã dược đặt lên vị trí hàng đầu trong các chương trình hành động nhằm đạt mục tiêu sức khoẻ cho mọi nạười đến năm 2000. Tổ chức y tế thểgiới và tất cả các thành viên nhận ra rằng: Mục tiêu sức khoẻ cho mọi nạườỉ vào năm 2000 chỉ có thể đạt được khi mà tất cả cán bộ y tể và người dân cùng làm việc với nhau có hiệu quả.


Cuốn Giáo dục Sức khoẻ và Nâng cao Sức khoẻ được biên soạn với mong muốn đáp ứng nhu cầu của sinh viên trên đại học về chuyên ngành Y tế Công cộng. Hơn thế nữa, sinh viên thuộc cúc chuyên ngành y học dự phòng cũng như sinh viên y khoa và những dồng nghiệp trong ngành có thể sử dụng sách này dể tự học hoặc tham khảo đêu có ích. Cúc tác giả dã chắt lọc kiến thức, kinh nghiệm ỏ Việt Nam và qua học tập ở các trường Y tế Công cộng lớn tại Mỹ và Úc, những kinh nghiêm trong giảng dạy và nghiên cứu của họ qua trao đổi và làm việc với các chuyên gia GDSK và Nâng cao Sức khoẻ nước ngoài đồng thời đã tham khảo những tài liệu rất có giá trị.