Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kỹ thuật khác, kỹ thuật điện tử cũng có những bước tiến nhảy vọt trong những năm gần đây, đặc biệt là kỹ thuật điện tử số. Hiện nay các thiết bị số đã có mặt trong nhiều lĩnh vực. Vì vậy để hiểu, vận hành và sửa chữa được các thiết bị số, cần đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật có kiến thức vững vàng về điện tử số.
Nhằm phục vụ cho việc dạy và học ở các trường Trung học chuyên nghiệp môn kỹ thuật số và mạch logic, chúng tôi đã tiến hành biên soạn giáo trình Kỹ thuật số và mạch logic. Giáo trình gồm 11 chương như sau:
Chương 1 Hệ thống đếm và mã
Chương 2. đại số logic
Chương 3. Bộ cộng, trừ và so sánh
Chương 4. Bộ dồn kênh và phân kênh
Chương 5. Các bộ mã hoá và giải mã
Chương 6. Các phần tử nhớ cơ bản
Chương 7. Bộ đếm
Chương 8. Bộ ghi dịch
Chương 9. Bộ nhớ
Chương 10. Chuyển đổi tín hiệu
Chương 11. Các vi mạch số thông dụng và một số sơ đồ thực tế
Trong mỗi chương chúng tôi đã cố gắng đưa những nội dung và lượng kiến thức phù hợp với đối tượng sử dụng. Phân tích kỹ những mạch cơ bản và đưa ra những gợi ý sâu sắc cho học sinh trong phần câu hỏi và bài tập cuối chương. Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi đã nhận được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình, sâu sắc của các nhà chuyên môn, các giảng viên giảng dạy ở các trường Đại học, các đồng nghiệp đang công tác tại trường với chúng tôi và đặc biệt là Tiến sĩ Nguyễn Văn Thuần, giảng viên Học viện Kỹ thuật Quân sự, Thạc sĩ Dương Văn Phương và Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Dũng, giảng viên của trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Mặc dù đã cố gắng, song trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Mong nhận được những ý kiến đóng góp phê bình của bạn đọc.
Nhằm phục vụ cho việc dạy và học ở các trường Trung học chuyên nghiệp môn kỹ thuật số và mạch logic, chúng tôi đã tiến hành biên soạn giáo trình Kỹ thuật số và mạch logic. Giáo trình gồm 11 chương như sau:
Chương 1 Hệ thống đếm và mã
Chương 2. đại số logic
Chương 3. Bộ cộng, trừ và so sánh
Chương 4. Bộ dồn kênh và phân kênh
Chương 5. Các bộ mã hoá và giải mã
Chương 6. Các phần tử nhớ cơ bản
Chương 7. Bộ đếm
Chương 8. Bộ ghi dịch
Chương 9. Bộ nhớ
Chương 10. Chuyển đổi tín hiệu
Chương 11. Các vi mạch số thông dụng và một số sơ đồ thực tế
Trong mỗi chương chúng tôi đã cố gắng đưa những nội dung và lượng kiến thức phù hợp với đối tượng sử dụng. Phân tích kỹ những mạch cơ bản và đưa ra những gợi ý sâu sắc cho học sinh trong phần câu hỏi và bài tập cuối chương. Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi đã nhận được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình, sâu sắc của các nhà chuyên môn, các giảng viên giảng dạy ở các trường Đại học, các đồng nghiệp đang công tác tại trường với chúng tôi và đặc biệt là Tiến sĩ Nguyễn Văn Thuần, giảng viên Học viện Kỹ thuật Quân sự, Thạc sĩ Dương Văn Phương và Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Dũng, giảng viên của trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Mặc dù đã cố gắng, song trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Mong nhận được những ý kiến đóng góp phê bình của bạn đọc.