Ung thư đang càng ngày càng là mối đe dọa của nhiều người dân ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Ở một vài quốc gia, ung thư vượt qua cả bệnh tim mạch để trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Theo số liệu của Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAL) và ước tính của ghi nhận ung thư Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư.
Trong xếp hạng 172 quốc gia và vùng lãnh thổ về tỷ lệ chết vì bệnh ung thư do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố tháng 5/2014, Việt Nam đứng ở vị trí 78. Trong hoàn cảnh như vậy, mỗi người nên tự trang bị cho mình hiểu biết nhất định về căn bệnh này để bảo vệ chính mình và người thân. Lịch sử ung thư – Hoàng đế của bách bệnh , như tên gọi của nó là cuốn sách nói về lịch sử của ung thư.
Siddhartha Mukherjee đã đưa độc giả đến với ung thư kể từ lần đầu tiên nó được mô tả vào 4.600 năm trước bởi vị thầy thuốc người Ai Cập tên là Imhotep. Cuốn sách là biên niên sử về một căn bệnh cổ xưa – một thời là bí mật, một căn bệnh chỉ nên rỉ tai “nói thầm” với nhau – thường được nói một cách ẩn dụ thành một thực thể biến hình chết người có khả năng len lỏi vào tận các mặt chính trị, khoa học, y khoa, và thường được mô tả chắc chắn như một bệnh dịch khủng khiếp trong thế hệ chúng ta.
Cuốn sách nỗ lực đi vào tâm trí của căn bệnh bất trị này, để hiểu rõ đặc tính của nó, và để đánh tan huyền thoại bí ẩn về nó. Theo Mukherjee, cuốn sách này giúp trả lời câu hỏi muôn thuở của bệnh nhân: "Tôi sẵn sàng tiếp tục chiến đấu, nhưng tôi cần biết tôi đang chiến đấu với cái gì." Nhưng mục đích tối thượng của Siddhartha Mukherjee là đặt một câu hỏi vượt ra ngoài cuốn tiểu sử này: liệu ung thư có còn xâm chiếm tâm trí chúng ta trong tương lai không? Liệu có thể loại bỏ hoàn toàn căn bệnh này ra khỏi cơ thể và xã hội chúng ta không?
Siddhartha Mukherjee là chuyên gia về ung thư, người Mỹ gốc Ấn, giảng dạy và nghiên cứu y khoa tại Đại học Columbia. Ông đã tốt nghiệp trường đại học danh giá trên thế giới là Đại học Stanford, Đại học Oxford, và Trường Y Harvard. Ông đã xuất bản các bài báo trên tạp chí Nature, Tạp chí Y học New England, New York Times và Cell. “Lịch sử ung thư – Hoàng đế của Bách bệnh” đã được trao giải Pulitzer năm 2011 dành cho hạng mục sách phi hư cấu và được bình chọn là một trong 100 cuốn sách có ảnh hưởng nhất trong 100 năm qua theo tạp chí Time. Ý nghĩa của ảnh trên bìa sách: Từ con cua theo tiếng Hy lạp được dùng để chỉ ung thư.
***
Cuốn sách này là về lịch sử ung thư. Nó là biên niên sử về một căn bệnh cổ xưa - một thời là bí mật, một căn bệnh chỉ nên rỉ tai “nói thầm” với nhau - thường được nói một cách ẩn dụ thành một thực thể biến hình chết người có khả năng len lỏi vào tận các mặt chính trị, khoa học, y khoa; và thường được mô tả chắc chắn như một bệnh dịch khủng khiếp trong thế hệ chúng ta. Đây cũng là “tiểu sử” theo nghĩa chân thật nhất của nó - một nỗ lực đi vào tâm trí của căn bệnh bất trị này, để hiểu rõ đặc tính của nó, và để đánh tan huyền thoại bí ẩn về nó. Nhưng mục đích tối thượng của tôi là đặt một câu hỏi vượt ra ngoài cuốn tiểu sử này: liệu ung thư có còn xâm chiếm tâm trí chúng ta trong tương lai không? Liệu có thể loại bỏ hoàn toàn căn bệnh đó ra khỏi cơ thể và xã hội chúng ta không?
Ung thư không phải là một bệnh duy nhất mà là nhiều bệnh. Chúng ta gọi chúng là ung thư vì chúng có chung một tính chất cơ bản: các tế bào phát triển bất thường. Và vượt ra ngoài tính chất sinh học chung đó, đã có những kịch bản về văn hóa và chính trị sâu sắc trải rộng qua nhiều kiểu ung thư tàn phá khác nhau để hợp nhất chúng thành những câu chuyện giống nhau. Không thể nào xem xét những câu chuyện theo từng biến thể của nó, nhưng tôi đã cố gắng làm nổi bật những nét lớn trải dài suốt bốn ngàn năm lịch sử ung thư.
Kế hoạch này, rõ ràng rất rộng lớn, bắt đầu ở một bệnh viện hiện đại nhất. Mùa hè năm 2003, sau khi hoàn thành chương trình nội trú nội khoa và miễn dịch ung thư, tôi bắt đầu được đào tạo nâng cao về ung thư nội khoa tại Viện ung thư Dana-Farber và Bệnh viện Đa khoa Massachusetts tại Boston. Tôi đã bắt đầu hình dung về việc viết lại hành trình của năm đó - một quan điểm về việc điều trị trong ung thư. Nhưng hành trình này đã phát triển thành một chuyến khám phá lớn hơn để đưa tôi đi sâu vào không chỉ về khoa học và y khoa, mà còn cả về văn hóa, lịch sử, văn chương và chính trị, vào trong quá khứ và tương lai của ung thư.
Có hai nhân vật đóng vai trò trung tâm trong câu chuyện này - cả ở tính đương đại, cả ở tính lý tưởng hóa, cả ở sự đại diện cho một thế hệ bùng nổ trẻ em được sinh ra trong thời hậu chiến tại Hoa Kỳ, cả trong chiến dịch quay cuồng đầy mê hoặc để phát động “Cuộc chiến chống Ung thư.” Người đầu tiên là Sidney Farber, cha đẻ của ngành hóa trị hiện đại, ông đã tình cờ khám phá ra hóa chất có hoạt tính chống ung thư mạnh mẽ trong một dẫn xuất vitamin và bắt đầu giấc mơ chữa lành mọi loại ung thư. Người thứ hai là Mary Lasker, một người bặt thiệp với năng lực chính trị và xã hội huyền thoại ở Manhattan, đã kết hợp với Farber trong cuộc hành trình hàng thập niên. Nhưng Lasker và Farber chỉ là những hạt cát nhỏ của thế hệ những nam thanh nữ tú đầy trí tưởng tượng, sáng tạo và lạc quan đã làm lệch cán cân trong cuộc chiến chống ung thư bốn ngàn năm. Trong ý nghĩa này, đây chính là lịch sử của một cuộc chiến - mà kẻ địch thì vô hình, vô tận và ở khắp nơi. Trong cuộc chiến này có những chiến thắng và mất mát, chiến dịch này nối tiếp chiến dịch kia, anh hùng và kẻ chiến bại, sống sót và hồi phục - và những điều không thể chối bỏ được, những vết thương, sự trừng phạt, sự lãng quên và cái chết. Kết cuộc, ung thư đã trỗi dậy, theo lời của một bác sĩ ngoại khoa thế kỷ 19 đã viết trong sách, như “là hoàng đế của bách bệnh, là vua của mọi nỗi kinh hoàng.”
Có một điều mặc định trong khoa học và y khoa, nơi mà khám phá đầu tiên được xem là tối thượng, đó là bộ áo khoác của các nhà phát minh được thành hình nhờ công thiết kế của các nhà khoa học và nhà nghiên cứu. Tuy có nhiều câu chuyện về những khám phá và phát minh trong cuốn sách này, nhưng không có công bố nào được tuyên bố là phát minh đầu tiên một cách chính thức.
Cuốn sách này chủ yếu dựa vào các sách, nghiên cứu, tạp chí khoa học, hồi ký và bài phỏng vấn khác nhau đã được công bố trước đây. Ngoài ra, cuốn sách cũng dựa vào sự đóng góp lớn lao của các cá nhân, thư viện, các bộ sưu tập, bài báo được nêu tên trong phần cảm ơn ở cuối sách.
Tuy nhiên, có một lời cảm ơn không thể đặt ở cuối sách được. Cuốn sách này không chỉ là một hành trình tìm về quá khứ của ung thư, mà còn là một hành trình của cá nhân tôi với tư cách là một bác sĩ ung thư thực thụ. Cuộc hành trình thứ hai này không thể có được nếu không có bệnh nhân, những người vượt trên mọi sự đóng góp, đã tiếp tục chỉ dạy tôi và tạo nguồn cảm hứng cho những gì tôi viết ra đây. Tôi mang ơn họ suốt đời vì điều đó.
Món nợ này gắn với trách nhiệm. Những câu chuyện trong cuốn sách này cho thấy thách thức rất lớn trong việc bảo đảm tính riêng tư và danh tiếng của các bệnh nhân. Trong trường hợp thông tin về loại bệnh đó đã được phổ biến rộng rãi trước công chúng (trong các bài báo hay buổi phỏng vấn), tôi dùng tên thật của bệnh nhân. Còn trong trường hợp thông tin đó chưa được phổ biến cho công chúng, hoặc trong các buổi phỏng vấn có tính riêng tư, tôi không dùng tên thật và cố gắng hết mức chỉnh sửa chi tiết về ngày tháng và nhân thân bệnh nhân để không ai có thể biết về họ. Tuy nhiên, vì trong sách có những bệnh nhân thật và những cuộc gặp gỡ có thật, tôi rất mong độc giả tôn trọng danh tính và những giới hạn cá nhân của người bệnh.
Trong xếp hạng 172 quốc gia và vùng lãnh thổ về tỷ lệ chết vì bệnh ung thư do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố tháng 5/2014, Việt Nam đứng ở vị trí 78. Trong hoàn cảnh như vậy, mỗi người nên tự trang bị cho mình hiểu biết nhất định về căn bệnh này để bảo vệ chính mình và người thân. Lịch sử ung thư – Hoàng đế của bách bệnh , như tên gọi của nó là cuốn sách nói về lịch sử của ung thư.
Siddhartha Mukherjee đã đưa độc giả đến với ung thư kể từ lần đầu tiên nó được mô tả vào 4.600 năm trước bởi vị thầy thuốc người Ai Cập tên là Imhotep. Cuốn sách là biên niên sử về một căn bệnh cổ xưa – một thời là bí mật, một căn bệnh chỉ nên rỉ tai “nói thầm” với nhau – thường được nói một cách ẩn dụ thành một thực thể biến hình chết người có khả năng len lỏi vào tận các mặt chính trị, khoa học, y khoa, và thường được mô tả chắc chắn như một bệnh dịch khủng khiếp trong thế hệ chúng ta.
Cuốn sách nỗ lực đi vào tâm trí của căn bệnh bất trị này, để hiểu rõ đặc tính của nó, và để đánh tan huyền thoại bí ẩn về nó. Theo Mukherjee, cuốn sách này giúp trả lời câu hỏi muôn thuở của bệnh nhân: "Tôi sẵn sàng tiếp tục chiến đấu, nhưng tôi cần biết tôi đang chiến đấu với cái gì." Nhưng mục đích tối thượng của Siddhartha Mukherjee là đặt một câu hỏi vượt ra ngoài cuốn tiểu sử này: liệu ung thư có còn xâm chiếm tâm trí chúng ta trong tương lai không? Liệu có thể loại bỏ hoàn toàn căn bệnh này ra khỏi cơ thể và xã hội chúng ta không?
Siddhartha Mukherjee là chuyên gia về ung thư, người Mỹ gốc Ấn, giảng dạy và nghiên cứu y khoa tại Đại học Columbia. Ông đã tốt nghiệp trường đại học danh giá trên thế giới là Đại học Stanford, Đại học Oxford, và Trường Y Harvard. Ông đã xuất bản các bài báo trên tạp chí Nature, Tạp chí Y học New England, New York Times và Cell. “Lịch sử ung thư – Hoàng đế của Bách bệnh” đã được trao giải Pulitzer năm 2011 dành cho hạng mục sách phi hư cấu và được bình chọn là một trong 100 cuốn sách có ảnh hưởng nhất trong 100 năm qua theo tạp chí Time. Ý nghĩa của ảnh trên bìa sách: Từ con cua theo tiếng Hy lạp được dùng để chỉ ung thư.
***
Cuốn sách này là về lịch sử ung thư. Nó là biên niên sử về một căn bệnh cổ xưa - một thời là bí mật, một căn bệnh chỉ nên rỉ tai “nói thầm” với nhau - thường được nói một cách ẩn dụ thành một thực thể biến hình chết người có khả năng len lỏi vào tận các mặt chính trị, khoa học, y khoa; và thường được mô tả chắc chắn như một bệnh dịch khủng khiếp trong thế hệ chúng ta. Đây cũng là “tiểu sử” theo nghĩa chân thật nhất của nó - một nỗ lực đi vào tâm trí của căn bệnh bất trị này, để hiểu rõ đặc tính của nó, và để đánh tan huyền thoại bí ẩn về nó. Nhưng mục đích tối thượng của tôi là đặt một câu hỏi vượt ra ngoài cuốn tiểu sử này: liệu ung thư có còn xâm chiếm tâm trí chúng ta trong tương lai không? Liệu có thể loại bỏ hoàn toàn căn bệnh đó ra khỏi cơ thể và xã hội chúng ta không?
Ung thư không phải là một bệnh duy nhất mà là nhiều bệnh. Chúng ta gọi chúng là ung thư vì chúng có chung một tính chất cơ bản: các tế bào phát triển bất thường. Và vượt ra ngoài tính chất sinh học chung đó, đã có những kịch bản về văn hóa và chính trị sâu sắc trải rộng qua nhiều kiểu ung thư tàn phá khác nhau để hợp nhất chúng thành những câu chuyện giống nhau. Không thể nào xem xét những câu chuyện theo từng biến thể của nó, nhưng tôi đã cố gắng làm nổi bật những nét lớn trải dài suốt bốn ngàn năm lịch sử ung thư.
Kế hoạch này, rõ ràng rất rộng lớn, bắt đầu ở một bệnh viện hiện đại nhất. Mùa hè năm 2003, sau khi hoàn thành chương trình nội trú nội khoa và miễn dịch ung thư, tôi bắt đầu được đào tạo nâng cao về ung thư nội khoa tại Viện ung thư Dana-Farber và Bệnh viện Đa khoa Massachusetts tại Boston. Tôi đã bắt đầu hình dung về việc viết lại hành trình của năm đó - một quan điểm về việc điều trị trong ung thư. Nhưng hành trình này đã phát triển thành một chuyến khám phá lớn hơn để đưa tôi đi sâu vào không chỉ về khoa học và y khoa, mà còn cả về văn hóa, lịch sử, văn chương và chính trị, vào trong quá khứ và tương lai của ung thư.
Có hai nhân vật đóng vai trò trung tâm trong câu chuyện này - cả ở tính đương đại, cả ở tính lý tưởng hóa, cả ở sự đại diện cho một thế hệ bùng nổ trẻ em được sinh ra trong thời hậu chiến tại Hoa Kỳ, cả trong chiến dịch quay cuồng đầy mê hoặc để phát động “Cuộc chiến chống Ung thư.” Người đầu tiên là Sidney Farber, cha đẻ của ngành hóa trị hiện đại, ông đã tình cờ khám phá ra hóa chất có hoạt tính chống ung thư mạnh mẽ trong một dẫn xuất vitamin và bắt đầu giấc mơ chữa lành mọi loại ung thư. Người thứ hai là Mary Lasker, một người bặt thiệp với năng lực chính trị và xã hội huyền thoại ở Manhattan, đã kết hợp với Farber trong cuộc hành trình hàng thập niên. Nhưng Lasker và Farber chỉ là những hạt cát nhỏ của thế hệ những nam thanh nữ tú đầy trí tưởng tượng, sáng tạo và lạc quan đã làm lệch cán cân trong cuộc chiến chống ung thư bốn ngàn năm. Trong ý nghĩa này, đây chính là lịch sử của một cuộc chiến - mà kẻ địch thì vô hình, vô tận và ở khắp nơi. Trong cuộc chiến này có những chiến thắng và mất mát, chiến dịch này nối tiếp chiến dịch kia, anh hùng và kẻ chiến bại, sống sót và hồi phục - và những điều không thể chối bỏ được, những vết thương, sự trừng phạt, sự lãng quên và cái chết. Kết cuộc, ung thư đã trỗi dậy, theo lời của một bác sĩ ngoại khoa thế kỷ 19 đã viết trong sách, như “là hoàng đế của bách bệnh, là vua của mọi nỗi kinh hoàng.”
Có một điều mặc định trong khoa học và y khoa, nơi mà khám phá đầu tiên được xem là tối thượng, đó là bộ áo khoác của các nhà phát minh được thành hình nhờ công thiết kế của các nhà khoa học và nhà nghiên cứu. Tuy có nhiều câu chuyện về những khám phá và phát minh trong cuốn sách này, nhưng không có công bố nào được tuyên bố là phát minh đầu tiên một cách chính thức.
Cuốn sách này chủ yếu dựa vào các sách, nghiên cứu, tạp chí khoa học, hồi ký và bài phỏng vấn khác nhau đã được công bố trước đây. Ngoài ra, cuốn sách cũng dựa vào sự đóng góp lớn lao của các cá nhân, thư viện, các bộ sưu tập, bài báo được nêu tên trong phần cảm ơn ở cuối sách.
Tuy nhiên, có một lời cảm ơn không thể đặt ở cuối sách được. Cuốn sách này không chỉ là một hành trình tìm về quá khứ của ung thư, mà còn là một hành trình của cá nhân tôi với tư cách là một bác sĩ ung thư thực thụ. Cuộc hành trình thứ hai này không thể có được nếu không có bệnh nhân, những người vượt trên mọi sự đóng góp, đã tiếp tục chỉ dạy tôi và tạo nguồn cảm hứng cho những gì tôi viết ra đây. Tôi mang ơn họ suốt đời vì điều đó.
Món nợ này gắn với trách nhiệm. Những câu chuyện trong cuốn sách này cho thấy thách thức rất lớn trong việc bảo đảm tính riêng tư và danh tiếng của các bệnh nhân. Trong trường hợp thông tin về loại bệnh đó đã được phổ biến rộng rãi trước công chúng (trong các bài báo hay buổi phỏng vấn), tôi dùng tên thật của bệnh nhân. Còn trong trường hợp thông tin đó chưa được phổ biến cho công chúng, hoặc trong các buổi phỏng vấn có tính riêng tư, tôi không dùng tên thật và cố gắng hết mức chỉnh sửa chi tiết về ngày tháng và nhân thân bệnh nhân để không ai có thể biết về họ. Tuy nhiên, vì trong sách có những bệnh nhân thật và những cuộc gặp gỡ có thật, tôi rất mong độc giả tôn trọng danh tính và những giới hạn cá nhân của người bệnh.