Hồi Ký Sheela (Những Điều Chưa Kể Trong Tự Truyện Osho)

Thể loại: Hồi Ký – Tuỳ Bút
Tác giả : Anand Sheela
  • Lượt đọc : 231
  • Kích thước : 1.80 MB
  • Số trang : 844
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 96
  • Số lượt xem : 1.060
  • Đọc trên điện thoại :
"Thầy là người lên kịch bản. Còn tôi là một cô đào đóng một vai rất khó. Ngay từ đầu, tôi như một ống trúc rỗng để thầy thổi bản nhạc của thầy."

Là thư ký riêng của ông Đạo (Bhagwan Shree Rajneesh - còn gọi là Osho) từ năm 1981 đến năm 1985, và là người chỉ huy thứ nhì trong tổ chức của ông, Ma Anand Sheela có một mối quan hệ mật thiết với ông Đạo Bhagwan Shree Rajneesh.

Ông Đạo gọi cho cô mỗi khi muốn thảo luận về các vấn đề cá nhân, các vấn đề hành chánh quan trọng, thực hiện các công việc vặt, thậm chí là đặt hàng một chiếc Rolls-Royce mới. Ma Anand Sheela là người bạn tâm giao, người phụ tá thân cận nhứt của ông, người mà ông tin tưởng hơn bất cứ ai. Cô điều hành toàn bộ công xã dưới sự hướng dẫn của ông... cho đến khi sự bất đồng leo thang.

Những gì xảy ra tiếp theo nhanh chóng trở thành một phần trong lịch sử khét tiếng của ông Đạo. Sau nhiều năm phục vụ trung thành, Ma Anand Sheela từ chức, rời khỏi công xã và chạy sang châu Âu cùng với các thành viên khác. Ông Đạo tức giận buộc tội cô lên kế hoạch tấn công khủng bố sinh học, âm mưu sát hại các quan chức chánh phủ và bỏ trốn với 55 triệu đô la. Ma Anand Sheela thừa nhận một số cáo buộc trước tòa và phải ngồi tù 39 tháng.

Giờ đây, sau gần hai thập niên, Ma Anand Sheela, vẫn yêu ông Đạo và giáo lý của ông, cuối cùng đã kể ra câu chuyện của mình, tuyên bố rằng sự thật không như mọi người vẫn tưởng, và làm sáng tỏ một phần cuộc đời của ông Đạo mà cho đến nay vẫn bị che giấu trong lớp màn bí ẩn và tăm tối...
***
Trong suốt cuộc đời, Osho đã có vài người thư ký riêng, nhưng bà Anand Sheela là người nổi bật nhứt.

Trong quyển hồi ký của mình, Sheela kể về cuộc hành trình của bà bên cạnh Osho: từ một du học sinh mới ra trường, bà gia nhập vào đội ngũ môn đồ (Sannyasins) của Osho, làm việc dưới quyền của thư ký Laxmi. Dần dà, bà có được lòng tin và sự sủng ái của Osho để rồi ông phế truất Laxmi và đưa bà lên làm thư ký riêng… Quá trình ấy diễn ra như thế nào?

Quyển hồi ký này cũng kể về đạo viện (ashram) của Osho ngay từ buổi đầu thành lập:

Cách vận hành của đạo viện.
Cuộc sống trong đạo viện.
Cách giải quyết những rắc rối nảy sinh khi ngày càng có nhiều người phương Tây tìm đến Osho.

Mặt khác, quyển sách cũng lý giải cho người đọc nhiều câu hỏi như:

Vì sao rất nhiều người Ấn Độ thời đó ghét Osho, chánh quyền Ấn Độ ghét Osho, dân địa phương ở Poona ghét Osho?
Vì sao Osho không cho người Ấn tham gia các nhóm trị liệu tâm lý trong đạo viện?
Vì sao Osho lại giàu?
Vì sao giáo lý của Osho rất đồ sộ mà không đề ra cho tín đồ giới luật hay một bộ nguyên tắc đạo đức nào?
Vì sao Osho quyết định tịnh khẩu?
Vì sao thư ký Laxmi cầm tiền đi khắp Ấn Độ mà không mua nổi một mảnh đất nào cho Osho mở đạo viện mới?
Vì sao Osho không cho phép việc mang thai và sanh nở diễn ra trong đạo viện hay công xã của ông?
Vì sao Osho ghét nền dân chủ?
Osho là một người rất dễ dị ứng với các loại mùi hương. Nhân sự của ông đã làm thế nào để ông có thể xuất hiện trước hàng ngàn người trong một hội trường kín mà không bất ngờ lên cơn hen?
Trong phim Wild Wild Country (Cõi Hoang), nhà làm phim đã cắt bỏ đoạn Sheela kể về hành trình gian khổ khi xin thị thực cho Osho. Osho vốn ghét lui tới các cơ quan công quyền. Làm cách nào Sheela có thể hoàn tất mọi thủ tục nhập cảnh vào Mỹ cho Osho khi mà ông chỉ ngồi yên một chỗ?
Việc chuyển một đạo viện từ Ấn qua Mỹ giống như việc di chuyển một thành phố nhỏ có hàng ngàn người cư trú trong đó. Sheela đã gặp phải những vấn đề nan giải nào? Và bà giải quyết ra sao?

Tranh thủ giai đoạn dịch bệnh, ăn chẳng nên, làm chẳng ra, nằm nhà thất nghiệp, mình thực hiện một dự án nhỏ: dịch quyển hồi ký của Sheela ra tiếng Việt để mọi người có thêm một góc nhìn và nhiều thông tin thú vị. Các bạn có thể đọc nó trên kindle, điện thoại, máy tính bảng, laptop.