Trong lịch sử văn học Trung Quốc. Hồng Lâu Mộng có một vị trí đặc biệt. Người Trung Hoa say mê đọc nó, bình luận về nó(1), sáng tác về nó đến nỗi nói: “Khai đàm bất thuyết Hồng Lâu Mộng, Độc tận thi thư diệc uổng nhiên!” (Mở miệng mà không nói Hồng Lâu Mộng thì đọc hết cả thi thư cũng vô ích!). Có một ngành học chuyên nghiên cứu về Hồng Lâu Mộng, gọi là Hồng học; gần đây nhất vẫn thấy Trung Quốc in chuyên san “Hồng Lâu Mộng nghiên cứu”.
Có lẽ trên thế giới chỉ có Shakespeare là có một vinh dự lớn lao như thế, vì có “Shakespeare học”. Cái gì làm người Trung Quốc say Hồng lâu mộng “như điếu đổ” vậy? Trước hết, đó là do tác phẩm đáp ứng những nhu cầu sâu xa của thời đại. Thời nhà Thanh, dưới thời các hoàng đế Ung Chính, Càn Long (1723 - 1795) là thời kinh tế phồn vinh, chẳng những công nghiệp, thủ công nghiệp, mà cả khai thác mỏ, thương nghiệp...cũng phát triển mạnh mẽ. Các thành thị lớn như Nam Kinh, Dương Châu, Võ Xương, Nhạc Châu... buôn bán, sản xuất sầm uất là những đô thị lớn. Chỉ kể một thị trấn như Thanh Giang bên bờ Vận Hà thôi mà thời đó đã có hơn nửa triệu dân!
Hồng Lâu Mộng được đánh giá là "tuyệt thế kì thư" phản ánh toàn diện và sâu sắc xã hội, con người Trung Hoa giai đoạn mạt Thanh khi đứng bên bờ vực suy vong, sụp đổ.
Tác phẩm được Tào Tuyết Cần sáng tác trong khoảng thời gian giữa thế kỉ 18 khi triều đại phong kiến đã bắt đầu mục ruỗng và đi tới hồi kết. 80 hồi đầu do Tào Tuyết Cần viết, 40 hồi sau do Cao Ngạc hoàn thành
Hồng lâu mộng miêu tả quá trình hình thành, phát triển và cuối cùng tan vỡ của thế giới lí tưởng Đại Quan Viên. Thế giới lí tưởng đó ngay từ đầu đã không tách rời khỏi thế giới hiện thực: Đại Quan Viên hoa thanh quả khiết vốn được xây trên cái nền bẩn thỉu Hội Phương Viên. Trong suốt quá trình 12 chị em thanh nữ vun đắp phát triển khu vườn, hoa thanh quả khiết của họ cũng không ngừng bị rình rập, bẻ phá bởi bàn tay nhớp nhúa từ bên ngoài. Thanh khiết mọc lên từ ô uế, sau cùng cũng đành rơi rụng giữa ô uế. Đó chính là ý nghĩa trung tâm của bi kịch Hồng lâu mộng. Đó là sự bế tắc của những con người trẻ tuổi, khát khao lý tưởng sống mới nhưng cuối cùng đành bị khuất phục bởi họ đang ở trong bóng đêm suy tàn của ngày cũ, chưa thể đứng trong áng sáng ban mai của ngày mới, đó là yếu tố bi kịch của lịch sử trùm lên bi kịch cuộc đời của tất cả các nhân vật.
Tiểu thuyết được dựng thành phim, ngay khi ra mắt bộ phim Hồng lâu mộng đã gây tiếng vang ở khắp Trung Quốc và nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. .
Có lẽ trên thế giới chỉ có Shakespeare là có một vinh dự lớn lao như thế, vì có “Shakespeare học”. Cái gì làm người Trung Quốc say Hồng lâu mộng “như điếu đổ” vậy? Trước hết, đó là do tác phẩm đáp ứng những nhu cầu sâu xa của thời đại. Thời nhà Thanh, dưới thời các hoàng đế Ung Chính, Càn Long (1723 - 1795) là thời kinh tế phồn vinh, chẳng những công nghiệp, thủ công nghiệp, mà cả khai thác mỏ, thương nghiệp...cũng phát triển mạnh mẽ. Các thành thị lớn như Nam Kinh, Dương Châu, Võ Xương, Nhạc Châu... buôn bán, sản xuất sầm uất là những đô thị lớn. Chỉ kể một thị trấn như Thanh Giang bên bờ Vận Hà thôi mà thời đó đã có hơn nửa triệu dân!
Hồng Lâu Mộng được đánh giá là "tuyệt thế kì thư" phản ánh toàn diện và sâu sắc xã hội, con người Trung Hoa giai đoạn mạt Thanh khi đứng bên bờ vực suy vong, sụp đổ.
Tác phẩm được Tào Tuyết Cần sáng tác trong khoảng thời gian giữa thế kỉ 18 khi triều đại phong kiến đã bắt đầu mục ruỗng và đi tới hồi kết. 80 hồi đầu do Tào Tuyết Cần viết, 40 hồi sau do Cao Ngạc hoàn thành
Hồng lâu mộng miêu tả quá trình hình thành, phát triển và cuối cùng tan vỡ của thế giới lí tưởng Đại Quan Viên. Thế giới lí tưởng đó ngay từ đầu đã không tách rời khỏi thế giới hiện thực: Đại Quan Viên hoa thanh quả khiết vốn được xây trên cái nền bẩn thỉu Hội Phương Viên. Trong suốt quá trình 12 chị em thanh nữ vun đắp phát triển khu vườn, hoa thanh quả khiết của họ cũng không ngừng bị rình rập, bẻ phá bởi bàn tay nhớp nhúa từ bên ngoài. Thanh khiết mọc lên từ ô uế, sau cùng cũng đành rơi rụng giữa ô uế. Đó chính là ý nghĩa trung tâm của bi kịch Hồng lâu mộng. Đó là sự bế tắc của những con người trẻ tuổi, khát khao lý tưởng sống mới nhưng cuối cùng đành bị khuất phục bởi họ đang ở trong bóng đêm suy tàn của ngày cũ, chưa thể đứng trong áng sáng ban mai của ngày mới, đó là yếu tố bi kịch của lịch sử trùm lên bi kịch cuộc đời của tất cả các nhân vật.
Tiểu thuyết được dựng thành phim, ngay khi ra mắt bộ phim Hồng lâu mộng đã gây tiếng vang ở khắp Trung Quốc và nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. .