Môn học kỹ thuật số (còn được gọi là kỹ thuật điện tử số) được chọn làm môn cơ sở trong chương trình đào tạo của khoa Điện tử Viễn thông - trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Thời lượng môn học này chiếm 4 đơn vị học trình lý thuyết, hai đơn vị học trình thực tập (mỗi đơn vị học trình lý thuyết là 15 tiết học, mỗi đơn vị học trình thực tập là 30 tiết sinh viên thực tập ở phòng thí nghiệm).
Phần lý thuyết giáo trình cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở về kỹ thuật điện tử số, hiểu rõ nguyên lý hoạt động, chức năng của các vi mạch logic, biết được các phương pháp thiết kế logic để tạo được các môđun tổ hợp lớn. Môn học kỹ thuật điện tử số có thể được xem là môn học bổ trợ cho môn Cấu trúc máy tính, đo lường điều khiển ghép nối vi tính. Nó cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở để sinh viên có thể dễ dàng hiểu sâu hơn các khối chức năng trong cấu trúc phần cứng của máy tính.
Đối với sinh viên thuộc chuyên ngành kỹ thuật điện tử và viễn thông cần phải hiểu rõ yêu cầu của môn học này là: hiểu rõ chức năng của các mạch logic, biết phương pháp thiết kế logic và sử dụng được các vi mạch logic có mức độ tổ hợp nhỏ và vừa (SSI, MSI) để thiết kế được các khối chức năng dùng trong kỹ thuật điện tử, đo lường số, xử lý số và điều khiển số.
Phần bài tập thực hành có trong cuối các chương mục, để sinh viên tự ôn luyện trau dồi kiến thức cơ sở tập làm quen sử dụng vi mạch để thiết kế các môđun chức năng dùng trong kỹ thuật số. Đây cũng là những bài tập bắt buộc nếu sinh viên trong quá trình học không làm được các bài tập này thì không thể nào qua được kỳ kiểm tra tiên quyết để đạt được điều kiện thi.
Phần thực tập ở phòng thí nghiệm, giúp sinh viên hiểu rõ chức năng của các vi mạch logic, làm quen với phương pháp đoán nhận kiểm tra chức năng logic của vi mạch có mức độ tổ hợp vừa (MSI) ghép nối thành các mô đun chuyên dụng trong kỹ thuật điện tử số.
Là sinh viên khoa điện tử viễn thông sinh viên cần phải biết vận dụng các thành tựu mới của công nghệ thông tin, phải biết sử dụng các chương trình phần mềm chuyên dụng trong lĩnh vực điện tử để phục vụ cho việc nâng cao hiểu biết của mình trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử tương tự và kỹ thuật điện tử số, biết thiết kế sơ đồ nguyên lý, thiết kế mạch in, nghiên cứu thiết kế mô phỏng các mạch điện tử số trên máy vi tính. Trong thời gian thực tập kỹ thuật số ở phòng thí nghiệm, thực tập làm đồ án học kỳ, đồ án tốt nghiệp, sinh viên cần tranh thủ học các chương trình phần mềm Protel, CircuitMaker để thiết kế mạch điện tử, thiết kế mô phỏng các vi mạch điện tử số. Trong chương cuối của giáo trình có giới thiệu chương trình phần mềm CircuitMaker, hướng dẫn cho sinh viên biết cách dùng chương trình phần mềm CircuitMaker để thiết kế vẽ các sơ đồ nguyên lý các mạch điện tử, thiết kế các thí nghiệm mô phỏng các mạch điện tử số.
Để phát huy thế mạnh và đặc thù của trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, chú trọng nghiên cứu phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, khuyến khích sinh viên học tin học và ứng dụng tin học trong lĩnh vực điện tử viễn thông, sinh viên đã coi vi tính là công cụ học tập, công cụ hành nghề của mình khi ra trường, các bài tập và thí nghiệm thực hành nêu trong giáo trình này đã được thiết kế mô phỏng để có thể tiến hành các thí nghiệm thực hành ngay trên máy vi tính. Sinh viên có thể tìm hiểu chức năng của của các vi mạch số, hoạt động của chúng thông qua các thí nghiệm mô phỏng này.
Chúng tôi hi vọng cuốn sách này sẽ là người bạn đồng hành, giúp ích cho sinh viên trong quá trình học tập lý thuyết cũng như thực hành kỹ thuật điện tử số và vi mạch số. Mặc dù đã cố gắng biên soạn song chắc chắn giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong muốn nhận được nhiều ý kiến nhận xét, phê bình của bạn đọc và các bạn đồng nghiệp để giáo trình được sửa chữa, bổ sung hoàn thiện hơn cho lần xuất bản sau.
Xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của bạn đọc.
Thời lượng môn học này chiếm 4 đơn vị học trình lý thuyết, hai đơn vị học trình thực tập (mỗi đơn vị học trình lý thuyết là 15 tiết học, mỗi đơn vị học trình thực tập là 30 tiết sinh viên thực tập ở phòng thí nghiệm).
Phần lý thuyết giáo trình cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở về kỹ thuật điện tử số, hiểu rõ nguyên lý hoạt động, chức năng của các vi mạch logic, biết được các phương pháp thiết kế logic để tạo được các môđun tổ hợp lớn. Môn học kỹ thuật điện tử số có thể được xem là môn học bổ trợ cho môn Cấu trúc máy tính, đo lường điều khiển ghép nối vi tính. Nó cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở để sinh viên có thể dễ dàng hiểu sâu hơn các khối chức năng trong cấu trúc phần cứng của máy tính.
Đối với sinh viên thuộc chuyên ngành kỹ thuật điện tử và viễn thông cần phải hiểu rõ yêu cầu của môn học này là: hiểu rõ chức năng của các mạch logic, biết phương pháp thiết kế logic và sử dụng được các vi mạch logic có mức độ tổ hợp nhỏ và vừa (SSI, MSI) để thiết kế được các khối chức năng dùng trong kỹ thuật điện tử, đo lường số, xử lý số và điều khiển số.
Phần bài tập thực hành có trong cuối các chương mục, để sinh viên tự ôn luyện trau dồi kiến thức cơ sở tập làm quen sử dụng vi mạch để thiết kế các môđun chức năng dùng trong kỹ thuật số. Đây cũng là những bài tập bắt buộc nếu sinh viên trong quá trình học không làm được các bài tập này thì không thể nào qua được kỳ kiểm tra tiên quyết để đạt được điều kiện thi.
Phần thực tập ở phòng thí nghiệm, giúp sinh viên hiểu rõ chức năng của các vi mạch logic, làm quen với phương pháp đoán nhận kiểm tra chức năng logic của vi mạch có mức độ tổ hợp vừa (MSI) ghép nối thành các mô đun chuyên dụng trong kỹ thuật điện tử số.
Là sinh viên khoa điện tử viễn thông sinh viên cần phải biết vận dụng các thành tựu mới của công nghệ thông tin, phải biết sử dụng các chương trình phần mềm chuyên dụng trong lĩnh vực điện tử để phục vụ cho việc nâng cao hiểu biết của mình trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử tương tự và kỹ thuật điện tử số, biết thiết kế sơ đồ nguyên lý, thiết kế mạch in, nghiên cứu thiết kế mô phỏng các mạch điện tử số trên máy vi tính. Trong thời gian thực tập kỹ thuật số ở phòng thí nghiệm, thực tập làm đồ án học kỳ, đồ án tốt nghiệp, sinh viên cần tranh thủ học các chương trình phần mềm Protel, CircuitMaker để thiết kế mạch điện tử, thiết kế mô phỏng các vi mạch điện tử số. Trong chương cuối của giáo trình có giới thiệu chương trình phần mềm CircuitMaker, hướng dẫn cho sinh viên biết cách dùng chương trình phần mềm CircuitMaker để thiết kế vẽ các sơ đồ nguyên lý các mạch điện tử, thiết kế các thí nghiệm mô phỏng các mạch điện tử số.
Để phát huy thế mạnh và đặc thù của trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, chú trọng nghiên cứu phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, khuyến khích sinh viên học tin học và ứng dụng tin học trong lĩnh vực điện tử viễn thông, sinh viên đã coi vi tính là công cụ học tập, công cụ hành nghề của mình khi ra trường, các bài tập và thí nghiệm thực hành nêu trong giáo trình này đã được thiết kế mô phỏng để có thể tiến hành các thí nghiệm thực hành ngay trên máy vi tính. Sinh viên có thể tìm hiểu chức năng của của các vi mạch số, hoạt động của chúng thông qua các thí nghiệm mô phỏng này.
Chúng tôi hi vọng cuốn sách này sẽ là người bạn đồng hành, giúp ích cho sinh viên trong quá trình học tập lý thuyết cũng như thực hành kỹ thuật điện tử số và vi mạch số. Mặc dù đã cố gắng biên soạn song chắc chắn giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong muốn nhận được nhiều ý kiến nhận xét, phê bình của bạn đọc và các bạn đồng nghiệp để giáo trình được sửa chữa, bổ sung hoàn thiện hơn cho lần xuất bản sau.
Xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của bạn đọc.