Trong bản thân bạn và tôi, cũng như là của tất cả mọi con người trên thế giới này thì hầu như bất cứ ai cũng có một vốn hiểu biết nhất định, đó là sự biểu hiện cho thế giới quan mà ta đang sinh sống.
Vì thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó.
Tùy theo cách tiếp cận để nghiên cứu về thế giới quan mà chúng ta có thể phân chia nó làm ba loại hình căn bản: thế giới quan huyền thoại, thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học.
Mỗi một thế giới quan thì đều có sự hòa nhập giữa tri thức và niềm tin, tri thức là lý luận cơ sở cho niềm tin, còn niềm tin thì định hướng cho tri thức. Tùy theo từng loại thế giới quan mà niềm tin và tri thức sẽ khác nhau, như trong thế giới quan tôn giáo, thì niềm tin là tin vào một sức mạnh siêu nhiên của thần thánh, nên tri thức của nó mang tính chất huyền bí, cái ảo lấn át cái thật, cái thần vượt trội cái người...
Và dưới đây thì tôi xin trình bày cho các bạn về thế giới quan triết học, vì đối với bản thân tôi thì chỉ có triết học mới giải thoát cho con người ra khỏi con đường tăm tối, bởi niềm tin trong triết học được hình thành dựa trên sự hiểu biết có căn cứ, và tri thức của nó thì chứng minh được, nên triết học không bắt chúng ta tin trong sự mù quáng mà là tin trong sự sáng suốt.
Vì thế giới quan là rất quan trọng, cho nên ta phải xác định được một thế giới quan đúng đắn để làm tiền đề vươn tới một nhân sinh quan tích cực. Đã sang thế kỷ XXI và hiện nay trên thế giới đang tồn tại rất nhiều trường phái Triết học, nhưng riêng với bản thân tôi vì choáng ngợp và khâm phục trước trí tuệ vĩ đại của chủ nghĩa duy vật biện chứng do Marx và Engels xây dựng.
Vì thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó.
Tùy theo cách tiếp cận để nghiên cứu về thế giới quan mà chúng ta có thể phân chia nó làm ba loại hình căn bản: thế giới quan huyền thoại, thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học.
Mỗi một thế giới quan thì đều có sự hòa nhập giữa tri thức và niềm tin, tri thức là lý luận cơ sở cho niềm tin, còn niềm tin thì định hướng cho tri thức. Tùy theo từng loại thế giới quan mà niềm tin và tri thức sẽ khác nhau, như trong thế giới quan tôn giáo, thì niềm tin là tin vào một sức mạnh siêu nhiên của thần thánh, nên tri thức của nó mang tính chất huyền bí, cái ảo lấn át cái thật, cái thần vượt trội cái người...
Và dưới đây thì tôi xin trình bày cho các bạn về thế giới quan triết học, vì đối với bản thân tôi thì chỉ có triết học mới giải thoát cho con người ra khỏi con đường tăm tối, bởi niềm tin trong triết học được hình thành dựa trên sự hiểu biết có căn cứ, và tri thức của nó thì chứng minh được, nên triết học không bắt chúng ta tin trong sự mù quáng mà là tin trong sự sáng suốt.
Vì thế giới quan là rất quan trọng, cho nên ta phải xác định được một thế giới quan đúng đắn để làm tiền đề vươn tới một nhân sinh quan tích cực. Đã sang thế kỷ XXI và hiện nay trên thế giới đang tồn tại rất nhiều trường phái Triết học, nhưng riêng với bản thân tôi vì choáng ngợp và khâm phục trước trí tuệ vĩ đại của chủ nghĩa duy vật biện chứng do Marx và Engels xây dựng.