Người Thăng Long, bản trường ca hào hùng về các vị vương, tướng nhà Trần trong cuộc chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai. Với nhân vật trung tâm là Trần Nhật Duật, ông hoàng Sáu, một người Thăng Long thanh lịch, tài hoa, không chỉ thông minh trí lự chiến thắng giặc ngoại xâm mà còn thắng bản thân trong cuộc chiến với những oán cừu của cuộc đời.
Người đọc như bị cuốn vào không khí náo nức sôi động của buổi Hội thề, vui vẻ lạ lẫm của lễ cướp dâu, không khí căng thẳng trang nghiêm của hội nghị Bình Than và trang trọng, hừng hực ý chí chiến đấu của hội nghị Diên Hồng…
Và đó là khởi đầu của một khúc ca khải hoàn…
Nhà văn HÀ ÂN (1928-2011)
Tên thật là Hoàng Hiển Mô, quê ở Hà Nội.
Ông gia nhập Trung đoàn thủ đô liên khu I năm 1947, rồi làm trưởng ty Hoa kiều vụ tỉnh Lào Cai năm 1948. Năm 1955, ông về làm giáo viên văn hóa ở Trường Quân y và Hậu cần.
Từ năm 1964, ông làm biên tập viên tại Nhà xuất bản Hà Nội…
Ông nổi tiếng với các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, truyện kể lịch sử, dã sử và được tặng các giải thưởng: Giải C Giải văn học thành phố Hà Nội cho tiểu thuyết lịch sử Ngàn năm Thăng Long; Giải bồ câu vàng kịch bản phim hoạt hình Ông Trạng thả diều; Nhiều lần giải A văn học thiếu nhi Trung ương Đoàn; Giải khuyến khích kịch bản hoạt hình Ngựa thần Tây Sơn.
TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN:
• Tướng quân Nguyễn Chích (truyện lịch sử, 1962)
• Quận He khởi nghĩa (truyện lịch sử, 1963)
• Nguyễn Trung Trực (truyện lịch sử, 1964)
• Phú Riềng đỏ (ký lịch sử, 1965)
• Bên bờ Thiên Mạc (truyện lịch sử, 1967)
• Tổ quốc kêu gọi (tiểu thuyết lịch sử, 1973)
• Trên sông truyền hịch (truyện lịch sử, 1973)
• Trăng nước Chương Dương (truyện lịch sử, 1975)
• Người Thăng Long (tiểu thuyết lịch sử, 1980)
• Lưỡi gươm nhân ái (truyện lịch sử, 1981)
• Ông Trạng thả diều (truyện lịch sử, 1982)
• Cái chum vàng (truyện lịch sử, 1986)
• Vụ án trầu cánh phượng (truyện lịch sử, 1990)
• Kho báu dưới gốc hoàng đào (truyện lịch sử, 1993)
• Mùa chim ngói (tập truyện, 1995)
• Khúc khải hoàn dang dở (tiểu thuyết lịch sử, 2002)
Người đọc như bị cuốn vào không khí náo nức sôi động của buổi Hội thề, vui vẻ lạ lẫm của lễ cướp dâu, không khí căng thẳng trang nghiêm của hội nghị Bình Than và trang trọng, hừng hực ý chí chiến đấu của hội nghị Diên Hồng…
Và đó là khởi đầu của một khúc ca khải hoàn…
Nhà văn HÀ ÂN (1928-2011)
Tên thật là Hoàng Hiển Mô, quê ở Hà Nội.
Ông gia nhập Trung đoàn thủ đô liên khu I năm 1947, rồi làm trưởng ty Hoa kiều vụ tỉnh Lào Cai năm 1948. Năm 1955, ông về làm giáo viên văn hóa ở Trường Quân y và Hậu cần.
Từ năm 1964, ông làm biên tập viên tại Nhà xuất bản Hà Nội…
Ông nổi tiếng với các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, truyện kể lịch sử, dã sử và được tặng các giải thưởng: Giải C Giải văn học thành phố Hà Nội cho tiểu thuyết lịch sử Ngàn năm Thăng Long; Giải bồ câu vàng kịch bản phim hoạt hình Ông Trạng thả diều; Nhiều lần giải A văn học thiếu nhi Trung ương Đoàn; Giải khuyến khích kịch bản hoạt hình Ngựa thần Tây Sơn.
TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN:
• Tướng quân Nguyễn Chích (truyện lịch sử, 1962)
• Quận He khởi nghĩa (truyện lịch sử, 1963)
• Nguyễn Trung Trực (truyện lịch sử, 1964)
• Phú Riềng đỏ (ký lịch sử, 1965)
• Bên bờ Thiên Mạc (truyện lịch sử, 1967)
• Tổ quốc kêu gọi (tiểu thuyết lịch sử, 1973)
• Trên sông truyền hịch (truyện lịch sử, 1973)
• Trăng nước Chương Dương (truyện lịch sử, 1975)
• Người Thăng Long (tiểu thuyết lịch sử, 1980)
• Lưỡi gươm nhân ái (truyện lịch sử, 1981)
• Ông Trạng thả diều (truyện lịch sử, 1982)
• Cái chum vàng (truyện lịch sử, 1986)
• Vụ án trầu cánh phượng (truyện lịch sử, 1990)
• Kho báu dưới gốc hoàng đào (truyện lịch sử, 1993)
• Mùa chim ngói (tập truyện, 1995)
• Khúc khải hoàn dang dở (tiểu thuyết lịch sử, 2002)