Nho Sĩ Đô Vật

Tác giả : Toan Ánh
  • Lượt đọc : 100
  • Kích thước : 0.81 MB
  • Số trang : 127
  • Đăng lúc : 11 tháng trước
  • Số lượt tải : 41
  • Số lượt xem : 552
  • Đọc trên điện thoại :
Toan Ánh, là một tác giả lão thành, hay chính xác hơn, một nhà phong tục học có bề dày nghiên cứu, đã từng quen thuộc với độc giả Việt Nam cũng như độc giả nước ngoài qua các tác phẩm đượm màu sắc dân tộc như Làng xóm Việt Nam, Phong tục cổ truyền, Hội hè đình đám, Tinh thần trọng nghĩa Đông Phương, Người Việt đất Việt. Tác giả không hạn chế mình trong những công trình nghiên cứu, mà còn hoạt động trong lĩnh vực truyện ngắn như Sau lũy tre làng, tiểu thuyết phong tục như Ký vãng, Nho sĩ đô vật.

NHO SĨ ĐÔ VẬT được hoàn thành cách đây 15 năm, vào cuối thu 1980. Và nay, tôi được hân hạnh trực tiếp đọc tập bản thảo viết tay ấy. Nhìn tập bản thảo, tôi bồi hồi nghĩ rằng đây là một di vật lịch sử, giá nó có thể đến với độc giả trong nguyên trạng thì lại hay hơn. Giấy được tác giả dùng để viết là những tờ giấy nhỏ, cũ, được sản xuất tại miền Nam trước năm 1975. Một mặt giấy đã được in tóm tắt nội dung cuốn Hội hè đình đám II của chính tác giả. Cứ mỗi hai tờ giấy nhỏ ấy được cẩn thận dán nối lại với nhau hầu có diện tích lớn hơn, để tác giả có đủ chỗ viết vào mặt sau, nơi không có chữ in. Đấy là một chứng tích quý giá nói lên lòng yêu nghề không bờ bến của tác giả.



NHO SĨ ĐÔ VẬT đến với độc giả trong khung cảnh thời gian của phong trào Cần Vương, khung cảnh không gian là đất Phong Châu xưa của miền Vĩnh Yên (Vĩnh Phú ngày nay). Nhân vật chính là một chàng nho sinh, nhưng thay vì trói gà không chặt, chàng nho sinh ấy lại rất giỏi đấu vật. Ở đây, tình yêu đôi lứa được lồng trong tình yêu nước, tình bạn hữu. Đặc biệt hình ảnh một thiếu nữ dịu dàng, biết làm thơ, biết têm trầu cánh phượng đưa ta trở về sống trong cảnh quan xã hội một thời còn đượm màu Nho giáo của Việt Nam.

Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả NHO SĨ ĐÔ VẬT, hy vọng rằng qua tập sách này, độc giả sẽ lại làm quen với các chàng đô vật dũng mãnh, các cụ Tiên chỉ đạo mạo, với các tập tục ngày xưa quyện trong không khí lễ hội, trong tinh thần đấu tranh của dân tộc Việt Nam vào những năm cuối của thế kỷ XIX.