Phê bình văn học, nghệ thuật là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn học, nghệ thuật nói riêng, sự phát triển xã hội nói chung. Trong những năm qua, hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật đã phát huy vai trò định hướng giá trị xã hội, định hướng sáng tác, là cầu nối giữa sáng tạo và tiếp nhận, tác động sâu sắc đến thị hiếu của công chúng văn nghệ. Các cây bút phê bình luôn đồng hành cùng hoạt động sáng tác, phân tích, đánh giá những giá trị tư tưởng và thẩm mỹ của tác phẩm; dự báo, cổ vũ những xu hướng phát triển lành mạnh, đúng đắn, đồng thời cảnh báo, đấu tranh với các xu hướng, quan điểm sai trái, cực đoan trong đời sống văn học, nghệ thuật, góp phần bảo vệ, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tuy nhiên, bên cạnh những dấu ấn, thành tựu cũng tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém trong công tác phê bình văn học, nghệ thuật. Sự thiếu hụt đội ngũ phê bình chuyên nghiệp, công tác đào tạo gặp nhiều khó khăn; môi trường sinh hoạt phê bình thiếu tinh thần khoa học, tranh luận và đối thoại, xuất hiện nhiều bài phê bình cảm tính, không có sức thuyết phục, khen chê dễ dãi, “dĩ hòa vi quý”... Những biểu hiện trên đang làm nhiễu loạn các giá trị thẩm mỹ, nhân văn, gây ra nguy cơ lệch chuẩn trong đời sống văn nghệ.
Trước đòi hỏi của tình hình thực tiễn, được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề: Vai trò định hướng của phê bình trong hoạt động thực tiễn và sáng tạo văn học, nghệ thuật hiện nay.
Từ kết quả Hội thảo, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tuyển chọn hơn 50 bài tham luận để xuất bản cuốn sách Phê bình văn học, nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay Thực trạng và định hướng phát triển. Các bài viết được tập hợp theo bố cục từng phần, từng chủ đề và sắp xếp theo thứ tự A, B, C tên tác giả.
Với những phân tích cụ thể, sâu sắc, các tác giả đã đề cập đến bức tranh chung của đời sống phê bình văn học, nghệ thuật Việt Nam những năm qua và đi sâu đánh giá thực trạng hoạt động phê bình trong từng lĩnh vực như văn học, âm nhạc, điện ảnh, múa, nhiếp ảnh, mỹ thuật..., nêu lên những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến thành tựu và hạn chế, đồng thời đề xuất những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phê bình văn học, nghệ thuật trong thời gian tới.
Những bài viết trong cuốn sách là tiếng nói tâm huyết, đầy trách nhiệm của các nhà nghiên cứu, quản lý, các văn nghệ sĩ, cung cấp những cơ sở khoa học, tư liệu quý giá để các cấp, các ngành và công chúng có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về công tác phê bình văn học, nghệ thuật, từ đó có những chính sách, hành động thiết thực thúc đẩy phê bình văn học, nghệ thuật đổi mới mạnh mẽ, tích cực, khẳng định vai trò định hướng trong hoạt động thực tiễn và sáng tạo văn học, nghệ thuật, góp phần dựng xây nền văn hóa dân tộc trở thành nguồn sức mạnh nội sinh to lớn, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 11 năm 2020
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
Tuy nhiên, bên cạnh những dấu ấn, thành tựu cũng tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém trong công tác phê bình văn học, nghệ thuật. Sự thiếu hụt đội ngũ phê bình chuyên nghiệp, công tác đào tạo gặp nhiều khó khăn; môi trường sinh hoạt phê bình thiếu tinh thần khoa học, tranh luận và đối thoại, xuất hiện nhiều bài phê bình cảm tính, không có sức thuyết phục, khen chê dễ dãi, “dĩ hòa vi quý”... Những biểu hiện trên đang làm nhiễu loạn các giá trị thẩm mỹ, nhân văn, gây ra nguy cơ lệch chuẩn trong đời sống văn nghệ.
Trước đòi hỏi của tình hình thực tiễn, được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề: Vai trò định hướng của phê bình trong hoạt động thực tiễn và sáng tạo văn học, nghệ thuật hiện nay.
Từ kết quả Hội thảo, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tuyển chọn hơn 50 bài tham luận để xuất bản cuốn sách Phê bình văn học, nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay Thực trạng và định hướng phát triển. Các bài viết được tập hợp theo bố cục từng phần, từng chủ đề và sắp xếp theo thứ tự A, B, C tên tác giả.
Với những phân tích cụ thể, sâu sắc, các tác giả đã đề cập đến bức tranh chung của đời sống phê bình văn học, nghệ thuật Việt Nam những năm qua và đi sâu đánh giá thực trạng hoạt động phê bình trong từng lĩnh vực như văn học, âm nhạc, điện ảnh, múa, nhiếp ảnh, mỹ thuật..., nêu lên những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến thành tựu và hạn chế, đồng thời đề xuất những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phê bình văn học, nghệ thuật trong thời gian tới.
Những bài viết trong cuốn sách là tiếng nói tâm huyết, đầy trách nhiệm của các nhà nghiên cứu, quản lý, các văn nghệ sĩ, cung cấp những cơ sở khoa học, tư liệu quý giá để các cấp, các ngành và công chúng có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về công tác phê bình văn học, nghệ thuật, từ đó có những chính sách, hành động thiết thực thúc đẩy phê bình văn học, nghệ thuật đổi mới mạnh mẽ, tích cực, khẳng định vai trò định hướng trong hoạt động thực tiễn và sáng tạo văn học, nghệ thuật, góp phần dựng xây nền văn hóa dân tộc trở thành nguồn sức mạnh nội sinh to lớn, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 11 năm 2020
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT