Tiếng Trung 10 Nâng Cao

Tác giả : Nguyễn Hữu Cầu
  • Lượt đọc : 955
  • Kích thước : 29.06 MB
  • Số trang : 208
  • Đăng lúc : 3 năm trước
  • Số lượt tải : 881
  • Số lượt xem : 4.551
  • Đọc trên điện thoại :
LỜI NÓI ĐẦU

SGK Tiếng Trung Quốc 10 nâng cao được biên soạn theo Chương trình THPT nâng cao môn Tiếng Trung Quốc, thể hiện tính kế thừa, phát triển và nâng cao năng lực thực hành tiếng của học sinh ở cấp THCS.

SGK Tiếng Trung Quốc 10 nâng cao đòi hỏi học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về từ vựng, ngữ pháp được quy định trong chương trình chuẩn của môn học, biết hệ thống hoá, củng cố kiến thức đã học, từ đó nâng cao trình độ, mở rộng thêm kiến thức cần thiết và hiểu biết sâu hơn về văn hoá Trung Quốc. Học sinh có thể vận dụng nhuần nhuyễn hơn kiến thức ngôn ngữ, văn hoá vào hoạt động lời nói, từ đó hình thành năng lực vận dụng tổng hợp tiếng Trung Quốc vào thực tiễn giao tiếp cụ thể.

Quan điểm giao tiếp vẫn được quán xuyển trong SGK Tiếng Trung Quốc 10 nâng cao, bảo đảm tính liên thông với chương trình THCS. Nội dung kiến thức, kĩ năng đều được bổ sung nâng cao thông qua các hình thức bài tập rèn luyện kĩ năng theo các chủ đề đã học, chủ yếu là năng lực khẩu ngữ, đọc hiểu.

Kiến thức, kĩ năng nâng cao tập trung vào đặc điểm từ loại, cách dùng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp. Phương pháp giảng dạy cần giúp học sinh tổng kết, hệ thống hoá, củng cố, nâng cao kiến thức và kĩ năng và quan trọng hơn là định hướng cách tự học, tự tìm tòi, tích luỹ kiến thức.

Nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá cần bám sát kiến thức và kĩ năng năng cao đã được trình bày trong SGK. Từ đó biên soạn các loại hình để tương ứng.

Về bố cục, sách Tiếng Trung Quốc 10 nâng cao gồm 20 bài (trong đó có 15 bài học và 5 bài ôn tập).

Các bài học được cấu tạo như sau:

1. Bài khoá : Nội dung xoay quanh những chủ điểm đã được xác định trong chương trình, chú ý tích hợp các nội dung liên môn khác, tạo thêm hứng thú học tập cho học sinh.

2. Từ mới : Nêu phiên âm La-tinh, nghĩa và từ loại của từ mới. Đối với những từ nhiều nghĩa, sách thường chỉ đưa ra nghĩa xuất hiện trong bài. Cuối phần này thường có thêm mục Chú thích để giải thích rõ hơn ý nghĩa, cách dùng của một số từ ngữ.

3. Trọng điểm ngôn ngữ : Mỗi bài thường nếu khoảng 2 đến 5 từ hoặc cấu trúc ngữ pháp, Mỗi từ hoặc cấu trúc ngữ pháp này được giải thích ngắn gọn về ngữ nghĩa, kết cấu, phong cách ngôn ngữ, phân biệt cách dùng với những từ đồng nghĩa, gần nghĩa...

4. Luyện tập : Gồm các dạng bài tập:

- Bài tập ngôn ngữ.

- Bài tập rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ cơ bản, kĩ năng giao tiếp.

- Bài tập tổng hợp.

5. Bài đọc thêm ở nhà : Là một bài khoá ngẩn nói chung có cùng chủ điểm nội dung với bài khoá chính. SGK cung cấp từ mới và một số câu hỏi gợi ý để học sinh tự đọc thêm ở nhà.

Mỗi bài học đều có mục Ghi nhớ hệ thống lại những kiến thức ngôn ngữ trọng tâm và nội dung tư tưởng của bài học.

Các bài ôn tập : Mỗi bài là một hệ thống các bài luyện tập được chia làm 3 phần :

1. Trọng điểm ngôn ngữ : Thiết kế các bài tập ôn luyện những từ và cấu trúc ngữ pháp trọng điểm đã học trong 3 bài học trước đó.

2. Kĩ năng ngôn ngữ : Gồm các bài tập luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.

3. Để tự trắc nghiệm : Đưa ra một để tự trắc nghiệm để học sinh tự làm qua đó tự đánh giá mức độ nắm vững và vận dụng kiến thức của mình.

Ngoài hệ thống bài học và bài ôn tập, sách có bảng từ ngữ thống kê lại những từ ngữ mới đã xuất hiện và được giải nghĩa trong sách để giáo viên và học sinh tiện tra cứu.

Cuối sách có phần Phụ lục cung cấp một số loại hình bài tập trắc nghiệm khách quan chủ yếu để giáo viên và học sinh có thể tham khảo thêm trong quá trình giảng dạy và học tập. Đồng thời cũng tạo điều kiện để giáo viên và học sinh tiếp cận nhiều hơn với loại hình trắc nghiệm này trong quá trình đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá ở trường phổ thông.

CÁC TÁC GIẢ

Thuộc bộ sách