Tôi tin – (I Believe – Lần đầu xuất bản năm 1977) trong cuốn sách này Bác sĩ Rampa nói về một người tự sát, chính xác những gì sẽ xảy ra, và họ sẽ phải trả như thế nào món nợ mà nó có thể trải dài qua nhiều kiếp sống – mỗi một lần điều kiện sẽ trở nên càng khó khăn hơn nếu họ không học hỏi từ những sai lầm của họ. Bất cứ ai dự tính tự tử nên đọc điều này trước khi hành động quyết liệt như vậy. Bên cạnh đó, ông cũng đưa ra cái nhìn về Thượng Đế từ những quan điểm khác nhau, về Phong trào Giải phóng Phụ nữ, nơi phụ nữ bắt đầu đi sai đường.
***
Cô Mathilda Hockersnickler ngồi bên khung cửa sổ hé mở. Quyển sách cô đang đọc thu hút hết tâm trí của cô. Một đoàn rước đám tang đi qua trong lúc bóng cô đổ lên tấm rèm cửa bằng đăng ten trang trí cho khung cửa sổ. Một cuộc cãi nhau của hai người hàng xóm bên ngoài bị che khuất bởi chậu măng tây rung ring bên dưới cửa sổ. Cô Mathilda đang đọc sách.
Đặt quyển sách vào lòng một lát, cô đẩy cặp kính gọng thép lên trán và lấy tay dụi mắt. Sau đó cô lại đẩy cặp kính xuống sống mũi có phần nổi bật của mình, cầm quyển sách lên và đọc tiếp.
Ở trong lồng một chú vẹt lông màu xanh và vàng với đôi mắt nhỏ và sang đang nhìn xuống một cách tò mò. Và rồi nó kêu lên quang quác với giọng khàn khàn ‘Polly muốn ra, Polly muốn ra!’
Nó làm cho cô Mathilda Hockersnickler giật mình. ‘Ôi lạy chúa tôi,’ cô kêu lên, ‘chị xin lỗi cục cưng bé bỏng thân yêu của chị, chị quên mát không chuyển em sang cái cành của em.’
Một cách cẩn thận cô mở cánh cửa của cái lồng chim mạ vàng và đưa tay vào trong, cô nâng chú vẹt già nua tả tơi lên và nhẹ nhàng đưa chú qua cánh cửa lồng. ‘Polly muốn ra, Polly muốn ra!’ chú vẹt lại kêu lên lần nữa.
‘Ôi chú vẹt ngốc nghếch,’ cô Mathilda trả lời. ‘Em đã ở bên ngoài rồi còn gì, chị sẽ để em lên cái cành của em.’ Nói vậy, cô để chú vẹt lên một thanh ngang cỡ một mét rưỡi một đầu có gắn khay. Cô buộc cẩn thận một sợi dây quanh chân chú vẹt, rồi đổ đầy nước và hạt thức ăn vào trong bát của chú.
Chú vẹt xù long ra và rúc đầu vào dưới cánh, phát ra một tiếng chiêm chiếp. ‘Polly ạ,’ cô Mathilda nói, ‘em nên đến đọc cuốn sách này cùng chị. Nó nói về chúng ta là gì khi mà chúng ta không ở đây. Chị ước chị có thể biết được những điều mà tác giả thật sự tin.’ Cô vừa nói vừa ngồi xuống và rất cẩn thận cô sửa lại cái váy để đầu gối không bị lộ ra.
…
***
Tuesday Lobsang Rampa tự nhận mình là linh hồn của một vị lama người Tây Tạng đã mượn tạm xác của một người Anh tên là Cyril Hoskin (8 tháng 4 1910 – 25 tháng 1 1981). Cái tên Tuesday (thứ Ba) liên quan đến lời ông kể rằng các quý tộc người Tây Tạng được đặt tên theo ngày mà họ sinh ra.
Vào tháng 11 năm 1956 một cuốn sách với tựa đề The Third Eye (Con mắt thứ ba) được xuất bản ở Anh. Cuốn sách được viết bởi một người ký tên là Lobsang Rampa và kể lại những kinh nghiệm của ông khi lớn lên trong một tu viện ở Tây Tạng từ năm lên bảy tuổi. Tựa đề cuốn sách liên quan đến một cuộc phẫu thuật trên trán để mở ra con mắt thứ ba để làm tăng cường khả năng nhìn aura của ông.
Các sách viết bởi Lobsang Rampa
Tây Tạng huyền bí (The Third Eye) (1956), bản dịch mạng có tựa: Con Mắt Thứ Ba
My Visit to Venus (Chuyến đi thăm Sao Kim) (1957, xem chú thích bên dưới)
Doctor from Lhasa (Bác Sĩ Từ Lhasa) (1959)
The Rampa Story (Câu chuyện của Rampa) (1960)
Cave of the Ancients (Hang Động Của Các Lạt Ma) (1963)
Living with the Lama (Sống với vị Lama) (1964)
You Forever (Bạn-Là-Mãi-Mãi) (1965)
Wisdom of the Ancients (Trí tuệ người xưa) (1965)
The Saffron Robe (Chiếc áo cà sa) (1966)
Chapters of Life (Các chương của cuộc đời) (1967)
Beyond the Tenth (Vượt trên chiều thứ mười) (1969)
Feeding the Flame (Nuôi dưỡng ngọn lửa) (1971)
The Hermit (Ẩn sỹ) (1971)
The Thirdteenth Candle (Ngọn nến thứ mười ba) (1972)
Candlelight (Ánh sáng ngọn nến) (1973)
Twilight (Hoàng hôn) (1975)
As it was (Như là đã xảy ra) (1976)
I Believe (Tôi Tin) (1976)
Three lives (Ba đời sống) (1977)
Tibetan Sage (Nhà thông thái người Tây Tạng) (1980)
My Visit to Venus dựa trên các bản thảo mà Lobsang Rampa đã không đồng ý xuất bản và được xuất bản vài năm sau khi được viết.
***
Cô Mathilda Hockersnickler ngồi bên khung cửa sổ hé mở. Quyển sách cô đang đọc thu hút hết tâm trí của cô. Một đoàn rước đám tang đi qua trong lúc bóng cô đổ lên tấm rèm cửa bằng đăng ten trang trí cho khung cửa sổ. Một cuộc cãi nhau của hai người hàng xóm bên ngoài bị che khuất bởi chậu măng tây rung ring bên dưới cửa sổ. Cô Mathilda đang đọc sách.
Đặt quyển sách vào lòng một lát, cô đẩy cặp kính gọng thép lên trán và lấy tay dụi mắt. Sau đó cô lại đẩy cặp kính xuống sống mũi có phần nổi bật của mình, cầm quyển sách lên và đọc tiếp.
Ở trong lồng một chú vẹt lông màu xanh và vàng với đôi mắt nhỏ và sang đang nhìn xuống một cách tò mò. Và rồi nó kêu lên quang quác với giọng khàn khàn ‘Polly muốn ra, Polly muốn ra!’
Nó làm cho cô Mathilda Hockersnickler giật mình. ‘Ôi lạy chúa tôi,’ cô kêu lên, ‘chị xin lỗi cục cưng bé bỏng thân yêu của chị, chị quên mát không chuyển em sang cái cành của em.’
Một cách cẩn thận cô mở cánh cửa của cái lồng chim mạ vàng và đưa tay vào trong, cô nâng chú vẹt già nua tả tơi lên và nhẹ nhàng đưa chú qua cánh cửa lồng. ‘Polly muốn ra, Polly muốn ra!’ chú vẹt lại kêu lên lần nữa.
‘Ôi chú vẹt ngốc nghếch,’ cô Mathilda trả lời. ‘Em đã ở bên ngoài rồi còn gì, chị sẽ để em lên cái cành của em.’ Nói vậy, cô để chú vẹt lên một thanh ngang cỡ một mét rưỡi một đầu có gắn khay. Cô buộc cẩn thận một sợi dây quanh chân chú vẹt, rồi đổ đầy nước và hạt thức ăn vào trong bát của chú.
Chú vẹt xù long ra và rúc đầu vào dưới cánh, phát ra một tiếng chiêm chiếp. ‘Polly ạ,’ cô Mathilda nói, ‘em nên đến đọc cuốn sách này cùng chị. Nó nói về chúng ta là gì khi mà chúng ta không ở đây. Chị ước chị có thể biết được những điều mà tác giả thật sự tin.’ Cô vừa nói vừa ngồi xuống và rất cẩn thận cô sửa lại cái váy để đầu gối không bị lộ ra.
…
***
Tuesday Lobsang Rampa tự nhận mình là linh hồn của một vị lama người Tây Tạng đã mượn tạm xác của một người Anh tên là Cyril Hoskin (8 tháng 4 1910 – 25 tháng 1 1981). Cái tên Tuesday (thứ Ba) liên quan đến lời ông kể rằng các quý tộc người Tây Tạng được đặt tên theo ngày mà họ sinh ra.
Vào tháng 11 năm 1956 một cuốn sách với tựa đề The Third Eye (Con mắt thứ ba) được xuất bản ở Anh. Cuốn sách được viết bởi một người ký tên là Lobsang Rampa và kể lại những kinh nghiệm của ông khi lớn lên trong một tu viện ở Tây Tạng từ năm lên bảy tuổi. Tựa đề cuốn sách liên quan đến một cuộc phẫu thuật trên trán để mở ra con mắt thứ ba để làm tăng cường khả năng nhìn aura của ông.
Các sách viết bởi Lobsang Rampa
Tây Tạng huyền bí (The Third Eye) (1956), bản dịch mạng có tựa: Con Mắt Thứ Ba
My Visit to Venus (Chuyến đi thăm Sao Kim) (1957, xem chú thích bên dưới)
Doctor from Lhasa (Bác Sĩ Từ Lhasa) (1959)
The Rampa Story (Câu chuyện của Rampa) (1960)
Cave of the Ancients (Hang Động Của Các Lạt Ma) (1963)
Living with the Lama (Sống với vị Lama) (1964)
You Forever (Bạn-Là-Mãi-Mãi) (1965)
Wisdom of the Ancients (Trí tuệ người xưa) (1965)
The Saffron Robe (Chiếc áo cà sa) (1966)
Chapters of Life (Các chương của cuộc đời) (1967)
Beyond the Tenth (Vượt trên chiều thứ mười) (1969)
Feeding the Flame (Nuôi dưỡng ngọn lửa) (1971)
The Hermit (Ẩn sỹ) (1971)
The Thirdteenth Candle (Ngọn nến thứ mười ba) (1972)
Candlelight (Ánh sáng ngọn nến) (1973)
Twilight (Hoàng hôn) (1975)
As it was (Như là đã xảy ra) (1976)
I Believe (Tôi Tin) (1976)
Three lives (Ba đời sống) (1977)
Tibetan Sage (Nhà thông thái người Tây Tạng) (1980)
My Visit to Venus dựa trên các bản thảo mà Lobsang Rampa đã không đồng ý xuất bản và được xuất bản vài năm sau khi được viết.