Về Quê - 60 Ca Khúc Phát Triển Dân Ca Người Việt

Thể loại: Âm Nhạc
Tác giả : Đào Ngọc Dung
  • Lượt đọc : 206
  • Kích thước : 12.23 MB
  • Số trang : 94
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 46
  • Số lượt xem : 675
  • Đọc trên điện thoại :
Đây là những bài hát, những tác phẩm âm nhạc đã làm rung động xốn xang bao trái tim con người Việt Nam đang sinh sống trên khắp mọi miền của Tổ Quốc và cả những người con Việt đang phải tha phương cầu thực nơi đất khách quê người. Nó được cha anh chúng ta đã hát trên đường hành quân ra trận qua mấy cuộc trường chinh để bảo vệ nền độc lập tự do cho dân tộc; nó được chúng ta đang hát trong lao động hàn gắn vết thương chiến tranh để xảy dựng lại đất nước to đẹp, đàng hoàng hơn; chắc chắn nó còn được con cháu chúng ta sẽ hát khi Tổ Quốc Việt Nam đã trở thành một quốc gia phát triển giàu mạnh trên thế giới. Vì đó là những bài hát mang đậm nét dân ca người Việt, đã được các nhạc sỹ dùng các kỹ thuật tiên tiến của nghệ thuật âm nhạc thế giới phát triển thành những tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh có sức sống trường tồn cùng với đất trời Việt Nam.

- Có khi chỉ là những địa danh mà mỗi khi nhắc đến đã gây xúc động lòng người : Vầng trăng Ba Đình (Thuận Yến), Một thoáng Hồ Tây (Phó Đức Phương), Tháng giêng về Quan họ (Đào Ngọc Dung), Thanh Hoá anh hùng (Hoàng Đạm), Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh (Nguyễn Văn Tý), Chào em cô gái Lam Hồng (Ảnh Dương), Tiếng hát sông Lam (Đinh Quang Họp), Câu hò bên bờ Hiền Lương (Hoàng Hiệp), Huế tình yêu của tôi (Trương Tuyết Mai), Thăm bến Nhà Rồng (Trần Hoàn), v.v…

- Có khi là những cấu trúc thơ truyền thống rất đặc trưng của dân tộc Việt : Thơ lục bát : (Hành quân ta lại hành quân, núi sông nâng bước đôi chân lên đường - Ta ra trận hôm nay - Văn An), (Cớ sao anh vội theo sau, để khi ngoảnh lại gặp nhau em thẹn thùng - Chim sáo ngày xưa - Nhất Sinh), (Yêu nhau mấy núi cũng leo, mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua - Yêu nhau ghét nhau - Vi Nhật Tảo); Song thất lục bát : (Lúa tháng năm kén tằm vàng óng, hạt khô còn đem đóng thuế nông - Đóng nhanh lúa tốt - Lê Lôi); Thất ngôn bát cú : (Ở tận sông Hồng em có biết, quê hương anh cũng có dòng sông - Vàm Cỏ Đông - Trương Quang Lục); Thơ 3,4,5 chữ : (Rút sợi thương, chằm mái lợp, rút sợi nhớ, đan vòm xanh, nghiêng sườn đóng, che mưa anh, nghiêng sườn tây, xoà bóng mát - Sợi nhớ sợi thương - Phan Huỳnh Điểu); (Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè, của tôi đi đâu - Phượng hồng - Vũ Hoàng), (Nhu đầy thuyền trăng ngân, rằm xưa sông Đáy hát, dưới trăng thuyền Việt Bắc, Bác bận bàn việc quân, gió hàng trẻ dào dạt, trăng ngắn như đẩy thuyền - Vầng trăng Ba Đình - Thuận Yến)v.v...


- Có khi phát triển từ những làn điệu dân ca cụ thể : Hò sông Mã (Sông Mã anh hùng - Hoàng Đạm); Hồ Huế (Huế thương - An Thuyên - , Huế tình yêu của tôi - Trương Tuyết Mai) Hồ Đồng Tháp (Thăm bến Nhà Rồng - Trần Hoàn), Hò Đồng Tháp (Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người - Trần Kiết Tường); Lý giận thương (Bài ca bên cánh võng - Nguyễn Nhung), (Ca dao em và tôi - An Thuyên), (Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví giặm - Trần Hoàn); Lý thương nhau (Đi tìm người hát Lý thương nhau - Vĩnh An): Bình bán (Xuân chiến khu - Xuân Hồng); Ru con Nam Bộ (Dáng đứng Bến Tre - Nguyễn Văn Tý); Ru con Bắc bộ (Mẹ yêu con - Nguyễn Văn Tý).....

- Có khi chỉ rút ra một nét rất đặc trưng từ một loại dân ca nào đó : Những phách nội, phách ngoại của chèo cổ (Về quê - Phó Đức Phương), (Đồng nhanh lúa tốt - Lê Lôi); Những đảo phách, nghịch phách lắng lạ của Ả đào (Đất nước lời ru - Văn Thành Nho), (Hạt mưa mùa xuân - Trương Ngọc Ninh); (Một thoáng Hồ Tây - Phó Đức Phương); Những nhịp trường, nhịp đoàn của ca cải lương (Tình đất đỏ miền Đông - Trần Long Ẩn). (Chiếc áo bà ba - Trần Thiện Thanh), (Tình thắm duyên quê - Lam Phương) v.v…

- Có khi lại nhấn mạnh vào ngữ điệu của từng địa phương : “Nên các mẹ già lại phải thức thâu đêm và đo"(Tấm áo chiến sỹ mẹ vá năm xưa - Nguyễn Văn Tý), “Em đây còn bé lần mấy anh ơi" (Em đi chùa Hương - Trung Đức), "Để rồi đắm say, để rồi ngất ngây” (Thì thẩm mùa xuân - Ngọc Châu), "Em thương anh rồi sao anh chẳng nói, để hoa của vùng trắng đêm trăng buổi" (Hoa cau vườn trầu - Nguyễn Tiến), "Cho nét buồn vui, bốn mùa trăn trở (Chị tôi - Trọng Đài), “Con dễ mòn lối cả về" (Sao em nỡ vội lấy chồng - Trần Tiến), “Cung thanh cung trúm, rung lòng người sâu thẳm” (Tiếng đàn bầu - Nguyễn Đình Phúc); “Bé đôi câu thơ tôi làm mái chèo lướt sóng” (Ca dao em và tôi - An Thuyền); "Dù kháng chiến còn trường kỳ và còn gian khổ" (Lời người ra đi - Trần Hoàn); “Năm quả tìm chung một đập rộn vàng" (Năm anh em trên một chiếc xe tăng - Doãn Nho); “Nón bài thơ em đội, đi đón ngày hội mới” (Gửi em chiếc nón bài thơ - Lê Việt Hoà); “Mùa mưa, cầu tre dẫu khó đưa dân (Tuỳ hứng Lý qua cầu - Trân Tiến); “Điệu ví giặm quê mình, răng mà thương mà nhớ" (Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví giặm - Trần Hoàn); “Trường Sơn khi năng khi mưa rừng, trên đây mưa nắng như không chia” (Đưa anh đi hái măng rừng - Hoàng Tạo); “Mà bao giọt mồ hồi, đẹp quá mặn môi” (Duyên quê - Hoàng Thi Thơ); “Là con gái của Bến Tre, con gái của Bến Tre” (Dáng đứng Bến Tre - Nguyễn Văn Tý); “Sáng nay em đi chợ sớm, tìm mua một vuông vải tín” (Chiếc khăn tay - Xuân Hồng).v.v…

- Phát triển các điệu thức 5 âm dân tộc : Điệu thức 5 âm loại V (Vũ) : Sĩ vũ (Về quê Phó Đức Phương); Đô vũ (Chị tôi - Trọng Đài): Rẻ vũ (Chuyển đò quê hương - Vi Nhật Tảo), (Hương cốm - Đào Ngọc Dung); Mi vũ (Lời người ra đi - Trần Hoàn), (Thì thầm mùa xuân - Ngọc Châu)v.v... Điệu thức 5 âm loại I (Cung) : Độ cung (Đóng nhanh lúa tốt - Lê Lôi), (Yêu nhau ghét nhau - Vi Nhật Tảo); Rê cung (Làng Quan Họ quê tôi - Nguyễn Trọng Tạo); Sơn cung : (Xuân chiến khu - Xuân Hồng)v.v..; Điệu thức 5 âm loại IV (Chuỷ) : Sơn chuỷ : (Say trăng - Nguyễn Cường), Đỏ chuỷ (Huế thương - An Thuyên)v.v...; Những điệu thức đặc biệt của ca cải lương : Điệu thức thứ (Vũ) có quãng 6 tăng (Cô gái Sài Gòn đi tải đạn - Lư Nhất Vũ), (Giấc ngủ đầu nôi - Thanh Sơn), (Duyên quê - Hoàng Thi Thơ), (Chiếc áo bà ba - Trần Thiện Thanh), (Tình thắm duyên quê - Lam Phương) v.v...; Điệu thức trưởng (Cung) có quãng 7 giảm : (Dáng đứng Bến Tre - Nguyễn Văn Tý) v.v…

- Có tác giả còn khơi thác những cung bậc đặc biệt của giọng điệu người Việt : Thăng giáng bất thường hoà trộn giữa 2 điệu thức I và V (Cung và Vũ) : "Lắng tai nghe ." (Tiếng đàn bầu - Nguyễn Đình Phúc), “Tiếng sáo hôm qua lay động rừng cây vách đá, hay tiếng em ca mà lòng anh nghe rộn rã" (Lời cây sáo trúc - Thái Cơ), “Tiếng còi tàu đi da diết làm sao, tưởng con tàu rời xa bến năm nào” (Thăm bến Nhà Rồng - Trần Hoàn) "Và người con gái tôi yêu nơi làng quê, có ai ngờ chân lấm bùn mà tôi ngỡ gót chân tiên ư hừ", "Để cùng hát khúc dân ca quê mình, để tôi sống giữa bao nhiêu ân tình” (Ca dao em và tôi - An Thuyên); Những cung bậc đặc biệt - chỉ 1/4 hoặc 3/4 cung -“ Ru con mẹ ru con, tiếng ru cả cuộc đời” (Đất nước lời ru - Văn Thành Nho)v.v..

- Và bao trùm hết, đó là những hình ảnh, những phong cảnh, những phong tục, những tục ngữ ca dao đặc biệt của làng quê, của nông thôn Việt Nam : “Quê ta bánh đa bánh đúc, thảo thơm đồng xanh trái ngọt” (Về quê - Phó Đức Phương), “Nhỏ nhỏ cái đuôi gà cao, em đeo cái dải yếm đào, quần lĩnh áo the mới" (Em đi chùa Hương - Trung Đức), “Chia tháng so chín năm, gian khó tính khôn cùng” (Mẹ yêu con - Nguyễn Văn Tý), "Iloa con rụng trắng sản nhà em, hương can ngan ngát quanh vườn trầu" (Hoa cau vườn trầu - Nguyễn Tiến), "Bướm vàng đậu trái mù u, lấy chồng càng sớm lời ra cùng buồn" (Sao em nỡ vội lấy chồng - Trần Tiến), “Có tiếng gió cây đa, nắng ao bèo dịu mát, đọng xanh vào mỗi hạt, thành hương cảm thơm lành" (Hương cốm - Đào Ngọc Dung), “Cắt nửa vầng trăng, làm con đò nhỏ, chặt đôi câu thơ, làm mái chèo lướt sóng" (Ca dao em và tôi . An Thuyên), “Nước dưới sông khi đẩy khi cạn, trăng trên trời khi tỏ khi mì” (Gửi em chiếc nón bài thơ - Lê Việt Hoà), "Trên bến Văn Lâu, ai ngồi a cậu, ai sầu ai thăm” (Dòng sông ai đã đặt tên - Trần Hữu Pháp), “Dòng sông nước chảy liu riu, anh thấy em nhỏ xíu anh thương” (Tuỳ hứng Lý qua cầu - Trần Tiến). “Gặp lại tiếng thoi mẹ ngồi dệt vải, gặp lại giọng trầm đêm trăng cha đọc thơ, gặp lại tuổi xuân đi nghe hát đò đưa" (Người về thăm quê - Thuận Yến), “Tôi nhớ khúc ca mỗi lớn đến Huế, Nam ai Nam bằng mà sao thương thể" (Huế thương - An Thuyên), “Anh còn nhớ con đò xưa, dòng sông mênh mông thơ ấy, mùi hương trái chín trong vườn" (Con đò quê hương - Vi Nhật Tảo), “Bên mái tranh nghèo, nghe bìm bịp kêu, nước lớn nước ròng” (Gợi nhớ quê hương - Thanh sơn), “Gió xao ao bèo, anh thương em không kể giấu nghèo" (Duyên quê - Hoàng Thi Thơ), “Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm, thấp thoảng con đò bé nhỏ đến mong manh” (Chiếc áo bà ba - Trần Thiện Thanh), “Con sáo sổ lồng, con sáo bay theo, pháo đỏ rượu hồng” (Hoàng hôn màu tím - Thế Hiển), “Bìm bịp kêu con nước lớn ròng, bài ca dao hát ru đầu lòng” (Giấc ngủ đầu nôi - Thanh sơn) v.v...
- Tất cả, tất cả đã làm nên một giai điệu Việt Nam, một tiếng nói Việt Nam, một tâm hồn Việt Nam trong những ca khúc Việt Nam mà ta không thể lầm lẫn với bất cứ một ca khúc của một nước nào khác. Đây là giá trị của chính mình để hội nhập với thế giới trong thời kỳ mở cửa hiện nay, " Đang ở thời kỳ mở cửa và hội nhập, điều cần tránh hơn hết là không nên và không thể "bắt chước” và cũng không được quân sự có mặt và giá trị của chính mình. Và lại nếu đã không còn là mình nữa thì hội nhập cũng vô ích, thậm chí vô nghĩa...” (- Xuân Oanh - Tạp chí m Nhạc và Thời Đại quý 1 năm 2002).
- Chỉ với một tuyển tập nhỏ nhoi và hạn chế này thôi, ta đã thấy giá trị của dân ca Việt Nam có thể cấu tạo nên bất cứ một loại hình ca khúc nào . Từ loại chính ca (Vầng trăng Ba Đình, Đất nước lời ru, Thăm bến Nhà Rồng, Vàm Cỏ Đông ...) đến những bài hát có tính hoạt ca (Say trăng. Yêu nhau ghét nhau...). Từ những bài có tính ngâm ngợi (Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Phượng hồng, Tiếng đàn bầu ...) đến những bài có tiết tấu khúc chiết, sôi nổi phù hợp với trào lưu nhạc nhẹ hiện nay (Tuỳ hứng Lý qua cầu, Tuỳ hứng Lý ngựa ô, Thì thầm mùa xuân..). Kể cả những thể loại ca khúc có tính kinh điển học viện như Hành khúc (Ta ra trận hôm nay, Năm anh em trên một chiếc xe tăng...) Hợp xướng (Thanh Hoá anh hùng...).

- Tiếc rằng khuôn khổ tập sách không cho phép tuyển chọn và tập hợp hết được những “giá trị của chính mình". Và không phải trên đất nước Việt Nam này chỉ có dân tộc Việt sinh sống mà còn rất nhiều các dân tộc anh em khác (trên 60 dân tộc), mỗi dân tộc đều có một nền âm nhạc dân gian của riêng mình, và những ca khúc hay, có giá trị đích thực, mang âm hưởng của âm nhạc dân gian các dân tộc thì còn nhiều vô kể. Xin hẹn với độc giả ở các tập sau. Mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp trong việc tuyển chọn . giới thiệu để các tập sau ra mắt bạn đọc được hoàn thiện hơn.

- Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Nhà Xuất Bản hoặc địa chỉ : Đào Ngọc Dung Trường Cao-Đẳng Sư-Phạm Nhạc-Hoạ Trung-Ương Thanh-Xuân Hà-Nội. Điện thoại : (04).5520150.

Hà nội tháng 9 năm 2002 ĐÀO NGỌC DUNG