Vỡ đê là cuốn tiểu thuyết phản ánh bức tranh xã hội với đầy đủ chi tiết, chân thật đời sống người dân dưới thời nô lệ.
“Vỡ đê” gồm 3 phần với 25 chương, mang góc nhìn đa chiều, chân thực và nhân bản. Cuốn tiểu thuyết phản ánh hiện thực trên một phạm vi khá rộng, từ thành thị đến nông thôn, song tập trung lên án những chính sách, thủ đoạn thống trị của bọn thực dân, quan lại đã đẩy người nông dân vào tình cảnh đói rét cơ cực. Một tác phẩm hiện thực phê phán của Vũ Trọng Phụng đã cho người đọc thấy lại những ngày tăm tối của dân tộc ta dưới ách thống trị của thực dân phong kiến trong giai đoạn trước 1945.
Trong Vỡ đê ông đã ca tụng những người cộng sản trong tòa báo Lao động thời mặt trận bình dân, những người ngang tàng coi nhà tù là một cái trường đào tạo nên những tay chiến sĩ của cái phần nhân loại bị bóc lột đề chiến đấu với bọn có ở hai vai của mình những cánh tay lao động của người khác.
Tiểu thuyết Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng, giúp độc giả thấy được tấm lòng của người viết hiểu cái đáy của xã hội không phải từ trên nhìn xuống, từ ngoài nhìn vào mà là người nhập cuộc để thấu hiểu và đưa vào trang viết.
***
Phú uống vội bát nước vối nóng, cầm cái tăm bỏ miệng, rồi xách cái ghế mây ra sân, để chỗ dưới gốc lựu. Chàng đứng tần ngần như lãng quên một điều gì mà chưa nhớ ngay ra được, rồi lại đi vào nhà cầm một tờ nhật báo ra. Chàng ngồi xuống ghế, chân bắt chữ ngũ, cổ ngửa trên thành ghế, rộng mở tờ báo... Cái tin một ủy ban đã làm việc suốt ngày đêm để có thể kịp gửi những hồ sơ của chính trị phạm về cho quan Tổng trưởng thuộc địa khiến Phú sung sướng mỉm cười một mình, cái tăm rơi xuống đất mà không biết. Chàng ngồi ngay ngắn lên, nhìn vào bếp gọi:
-Đẻ ơi đẻ! Sướng quá, đẻ ạ!
Bà Cử lúc ấy đương ngồi đun xanh cám lợn, thấy con gọi thì ngơ ngác quay ra đáp bằng một giọng hơi gắt:
- Cái gì thế?
Giọng chua chát của mẹ làm cho Phú hơi cụt hứng và hơi giận mẹ. Nhưng chợt nghĩ đến cảnh bần hàn bảy năm nay nó làm cho mẹ chàng hóa cấm cảu, khó chịu thì Phú lại động lòng thương. Chàng chạy xuống bếp, nói:
-Đẻ ạ, con chắc anh con sắp được tha!
Bà Cử ngơ ngác, trước thì còn hoài nghi, mà sau thì không tin nữa. Bà lại quay mặt nhìn vào xanh cám, hời hợt đáp:
-Mày chỉ được cái chuyện nhảm.
Phú vẫn cười, cố làm cho mẹ tin:
-Báo đăng rồi đấy mà! Hiện quan trên đương xét hồ sơ những người cách mệnh, để bên ấy xét rồi tha cho. Bây giờ ở bên Tây có sự thay đổi, đảng Xã hội và đảng Cộng sản...
Phú nói đến đấy thì bà mẹ cắt đứt:
- Thôi tao không chuyện rườm!
Bực mình, Phú lại ra ngồi ghế mây ngoài sân. Chàng không biết tìm cách nào làm cho mẹ chàng hiểu nổi. Rồi chàng thấy rằng một người đã chịu đau khổ như mẹ chàng đến nỗi không còn tin gì nữa, không còn dám hy vọng gì nữa, thì cũng không lạ gì. Phú ngẫu nhiên ôn lại quãng đời xưa... Từ khi Phú còn nhỏ lắm, phụ thân của chàng, ông Cử, đã bị bắt và bị đày đi Côn Đảo. Từ đấy, mẹ chàng vẫn can đảm sống bằng nghề quay tơ mà nuôi nổi ba con:
Minh, anh Phú, Tuất, chị Phú và Phú. Rồi anh Minh được bổ đi dạy học, rồi chị Tuất đi lấy chồng, rồi Phú vào trường trung học. Cuộc đời đã tưởng tốt đẹp. Công khó nhọc của bà Cử tưởng đã được đền bù... nào ngờ chưa được hai năm nhàn hạ thì Minh bị bắt, vào năm 1930 là năm Việt Nam Quốc dân đảng vỡ lở. Năm sau nữa Tuất góa chồng, quay về ở với mẹ với một đứa con thơ... Phú học đến năm thứ ba trường trung học thì cảnh túng thiếu khiến chàng phải bỏ đèn sách. Bà Cử cứ mỗi ngày một nhiều nợ thêm lên, già đi, hóa ra khó chịu thêm...
Phú không kiếm được việc làm, không biết học nghề gì cả, đành về quê nhà đóng cái vai trí thức thất nghiệp trong hương thôn. Bà Cử từ đấy tuyệt vọng, lấy sống làm vui, cả đến sự no ấm cũng không dám ao ước nữa. Một phiên tòa Đề hình đã kết án giáo Minh 15 năm tội đồ. Bà Cử không dám hy vọng đến cái thời xa lắc xa lơ kia mà coi con mình như đã chết hoặc trước khi con mãn hạn tù, thì bà cũng đã chết. Ngày nay... Thốt nhiên Phú kêu anh mình sắp được tha! Như vậy kể cũng khó tin thật. Phú chỉ còn cách cắt nghĩa cho kỹ nhưng không bao giờ bà Cử lại chịu để cho Phú cắt nghĩa. Mỗi khi nghe thấy Phú nói đến: “Đảng cộng sản bên Pháp” thì bà Cử lại giật nẩy mình lên đánh thót một cái và không cho Phú được nói tiếp. Bà sợ con bà sẽ bị vạ miệng. Bà cho con bà sắp hóa dại, hoặc nói chuyện làm quà.
Nghĩ thế, Phú tức lắm. Phú lại muốn vào bếp nói kỹ càng cho mẹ hiểu, để mẹ có hy vọng, để mẹ đỡ khổ, để mẹ được một chút vui mừng. Nhưng chợt một tư tưởng thoáng qua làm cho Phú vừa đứng lên lại ngồi xuống ghế. Liệu Minh có được tha về nay mai không hay là người ta sẽ giảm hạn tù từ 15 năm xuống độ 10 năm mà thôi? Nếu vậy, có nên nói với mẹ không? Phú sợ ngộ cái ảo tưởng của Phú sẽ làm cho Phú nói rõ thì mẹ chàng sẽ vì đó mà lại càng buồn bã hơn xưa. Chàng nghĩ thầm: “âu là chờ bao giờ có đích xác vậy”.
Gió hây hây thổi, đã có cái vẻ heo may. Nắng chiều rọi qua rặng tre ở góc sân in lên vách nhà hình bóng một cành tre đẹp như trong những tranh thủy mạc Tầu, lại còn rung rinh hoạt động nữa. Những mẩu lá tre úa rụng lả tả xuống sân, trước khi rơi xuống đất cứ quay tít theo chiều một chiếc ngư lôi vừa bị bắn ra khỏi miệng súng. Một cành lựu bị gió đẩy thỉnh thoảng lại chạm vào tai Phú, tinh quái như một người nhân tình. Phú nhìn lên trời, nhìn những đám mây thiên hình vạn trạng, nhìn kỹ cả những hình tròn tròn hiện trên da trời - phản ảnh của con người mà tầm mục quan chỉ đến được đấy thì hắt trở lại. Một cái diều vo vo những tiếng sáo như bị treo lưng chừng mây, trông như một vầng trăng đen, khiến Phú ngẫu nhiên có những cảm tưởng man mác buồn. Chàng bỗng tủi cho thân thế.
Phú đã 24 tuổi đầu mà còn cứ phải ăn hại mẹ, mà người mẹ khốn khổ, nghèo xơ nghèo xác! Chàng có một khối óc sáng suốt để suy nghĩ mà không biết để suy nghĩ vào việc gì cả. Chàng có hai cánh tay khỏe mạnh sẵn sàng làm việc mà xã hội không thèm mượn đến, không cắt cho một việc gì cả. Sự mầu nhiệm của tạo hóa, sự mang nặng đẻ đau của bà Cử, bao nhiêu công ăn học của Phú, ngần ấy cái chỉ kết quả nên Phú là một người thừa... Phú thấy rằng cái xã hội như vậy phải cải cách, không thể để thế được nữa. Cải cách? Chỉ còn có một đường là: không sợ chết, như những người đã há sinh cả tính mệnh lẫn con khôn vợ đẹp. Há sinh thì cũng không thể biết trước kết quả sẽ thế nào, song đã muốn thì phải há sinh... Khốn nỗi Minh đã há sinh mất rồi, đã để lại một cảnh gia đình tiều tụy, để lại một mẹ già chỉ còn có trông cậy ở Phú. Chàng thấy nếu không liều thì chỉ là người hèn nhát, mà liều thì sẽ phạm tội đại bất hiếu với mẹ - thật là tiến thoái lưỡng nan...
Phú đã sống những ngày buồn bực, cực khổ. Nhưng nay, thời cục đã làm cho Phú được phép lạc quan. Cũng như những người trí thức hiểu đời, Phú rất hy vọng vào Chính phủ Bình Dân Pháp. Xưa kia Phú không bao giờ dám hy vọng đến cái hy vọng ấy, nên chi khi thấy nay hy vọng kia đã hiện ra sự thực, thì Phú cũng vẫn phải hơi lo sợ, hơi nghi ngờ, mặc lòng rằng không dám tin vững thì chàng khổ sở lắm, và chàng không muốn phải nghi hoặc một phút bao giờ. Hằng ngày, những tin tức của Chính phủ Bình Dân bên Pháp càng làm cho Phú chứa chan hy vọng. Chàng cảm thấy rằng cái “sự không hiểu nhau” của hai dân tộc thế là không còn có nữa
- Người bị chinh phục đã có thể coi kẻ đến chinh phục như ân nhân của mình nếu mình không muốn bị một kẻ thù khác nữa, nếu mình không muốn bị diệt chủng hoặc bị tái nô. Cái việc có một không hai trong lịch sử nước Pháp là cuộc toàn thắng của thuyền thợ và nông dân, làm cho Phú được dịp nhận thấy rằng cái quan niệm quốc gia của chàng là hẹp hòi, là sai lầm, và có tội nặng nữa. Một nước Việt Nam độc lập trong đó có một ông vua độc lập hay một ông tổng thống Việt Nam, mà tựu trung vẫn không chắc giữ vững được bờ cõi, hoặc là vẫn để cho dân quê ngu dốt, đói khát lầm than thì quả nhiên không khi nào bằng một nước Việt Nam hộ thuộc của một nước Pháp trọng công lý hơn, của một nước Pháp nhân đạo hơn. Một con gà mái vừa cục cục vừa dắt díu mười hai con gà con đến chỗ trước mặt Phú làm cho sự mơ màng của chàng phải gián đoạn. Phú nhìn những con gà con mới nở xinh xinh, mỗi con trông như một cuộn nhung vàng ấy, mà thích chí quá, chỉ những muốn bắt để kề vào miệng, hôn... Chàng tự cười mình vì đã đi mượn mấy cuốn sách dạy nuôi gà, hy vọng giúp đỡ mẹ bằng cách nuôi gà theo phương pháp mới. Chàng lại nghĩ đến cái vườn rau một sào do chính tay chàng trông nom tưới bón theo những phương pháp khoa học, cũng do cái kiêu ngạo muốn giúp mẹ mà bày ra hai tháng rưỡi rồi kết quả vẫn chẳng thấy đâu vào đâu... Phú nghĩ thầm:
“Nay mai ta sẽ được gánh vác những bổn phận nặng nề hơn, ta sẽ được góp sức vào làm những công việc vĩ đại hơn”. Phú nghĩ thế là vì cái hy vọng nếu ông toàn quyền mới mà sang nhậm chức thì nước nhà sẽ được hưởng những sự cải cách lớn, Phú sẽ góp sức vào cuộc nâng cao trình độ tri thức và nhân sinh của dân quê, đạp đổ những hủ tục, giáo hóa cho nông dân có quan niệm về chính trị, truyền bá khoa học cho lan rộng, tổ chức những chính đảng, những nghiệp đoàn... Phú nghĩ thế rồi lại phải thôi, e mình mơ mộng nhiều quá. Cô Tuất về, với đống quần áo và đứa bé con trần truồng đeo sau lưng, Phú hỏi:
- Chị đã tắm cho cháu rồi? Bé ơi, ra đây với cậu.
Cô Tuất vừa đi vào nhà vừa nói:
- Ấy ông thủ ông ấy nhắn rằng cậu đọc báo xong chưa thì cho ông ấy mượn đấy.
-Đã xong đâu, tôi vừa mượn được có một lát.
Phú lại tìm tòi trong trang báo và nét mặt lộ đầy những vẻ sung sướng khi thấy bài phỏng vấn quan tổng trưởng Moutet của bà André Viollia. Chàng miệt mài như người ta đọc thư của nhân tình. Bỗng ngoài ngõ có tiếng hỏi:
-Bác Phú ơi, nhật trình có gì lạ không?
Phú vẫn cúi xuống tờ báo mà đáp:
- Ông vào chơi! Thú vị lắm ông ạ, quan toàn quyền và quan thống sứ cũng định xin đại xá cho hết thảy chính trị phạm. Thật là một tin mừng không ai ngờ.
Ông thủ quỹ, một người đứng tuổi, vẻ mặt tỏ ra là chỉ có nho học, tất tưởi bước nhanh vào, hỏi dồn:
-Đâu? Đâu?
Phú giơ tờ báo ra, nói:
-Đây này!
Ông thủ đọc ba phút rồi ngơ ngác như bị mất cắp:
-Lạ nhỉ! Tôi không ngờ đấy!
Phú đứng lên nhường ghế, nói một cách kiêu ngạo:
- Tôi vẫn bảo ông cứ nên tin vững ở nội các Bình Dân kia mà.
- À, đây là ảnh quan tổng trưởng mới!
-Phải, từ khi đảng Xã hội còn kém thế, quan tổng trưởng lúc ấy chỉ mới là một ông nghị, cũng đã nhiều lần lên diễn đàn cãi cho Đông Dương. Chúng ta có hy vọng nhiều lắm.
-Bác đã thưa chuyện cho cụ Cử nhà rõ tin rằng...
- Chưa, để đích xác hơn đã. Tôi sợ anh tôi không được về hẳn, hoặc là chỉ được giảm hạn thì đẻ tôi lại buồn thêm. Ông thủ châu đầu xuống tờ báo, chăm chú đọc, Phú vào nhà lấy thêm cái ghế mây nữa ra sân. Giữa lúc ấy, ngoài ngõ có tiếng người:
- Thủ quỹ trong này đây phỏng?
- À, kìa ông lý! Ông lên quan về có việc gì lạ đấy không?
Ông lý vào, lắc đầu, thất vọng:
- Nguy lắm! Nước lên to lắm. Quan sở tại đòi riêng làng nhà phải có ít ra là năm chục phu đi tạp dịch.
Ông thủ nói:
- Năm chục thì đào đâu ra? Làng ta còn bao nhiêu bạch đinh? Chả nhẽ có chân tư vấn cũng phải đi hộ đê.
Ông lý cau có:
- Thế mới rầy rà! Lại còn bao nhiêu người vắng mặt là khác! Quan bảo đứa nào đi vắng thì đã có vợ con chúng nó thay! Cậu Phú ạ, việc quan tôi cứ phép công tôi làm, âu là ai không có chân tư văn tôi bắt đi ráo cả một lượt vậy.
Phú cười khanh khách:
- Thôi thế thì tôi phải đi rồi!
- Chứ gì! Tôi chẳng nể ai cả, vì nếu thiên tư thì không xong.
“Vỡ đê” gồm 3 phần với 25 chương, mang góc nhìn đa chiều, chân thực và nhân bản. Cuốn tiểu thuyết phản ánh hiện thực trên một phạm vi khá rộng, từ thành thị đến nông thôn, song tập trung lên án những chính sách, thủ đoạn thống trị của bọn thực dân, quan lại đã đẩy người nông dân vào tình cảnh đói rét cơ cực. Một tác phẩm hiện thực phê phán của Vũ Trọng Phụng đã cho người đọc thấy lại những ngày tăm tối của dân tộc ta dưới ách thống trị của thực dân phong kiến trong giai đoạn trước 1945.
Trong Vỡ đê ông đã ca tụng những người cộng sản trong tòa báo Lao động thời mặt trận bình dân, những người ngang tàng coi nhà tù là một cái trường đào tạo nên những tay chiến sĩ của cái phần nhân loại bị bóc lột đề chiến đấu với bọn có ở hai vai của mình những cánh tay lao động của người khác.
Tiểu thuyết Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng, giúp độc giả thấy được tấm lòng của người viết hiểu cái đáy của xã hội không phải từ trên nhìn xuống, từ ngoài nhìn vào mà là người nhập cuộc để thấu hiểu và đưa vào trang viết.
***
Phú uống vội bát nước vối nóng, cầm cái tăm bỏ miệng, rồi xách cái ghế mây ra sân, để chỗ dưới gốc lựu. Chàng đứng tần ngần như lãng quên một điều gì mà chưa nhớ ngay ra được, rồi lại đi vào nhà cầm một tờ nhật báo ra. Chàng ngồi xuống ghế, chân bắt chữ ngũ, cổ ngửa trên thành ghế, rộng mở tờ báo... Cái tin một ủy ban đã làm việc suốt ngày đêm để có thể kịp gửi những hồ sơ của chính trị phạm về cho quan Tổng trưởng thuộc địa khiến Phú sung sướng mỉm cười một mình, cái tăm rơi xuống đất mà không biết. Chàng ngồi ngay ngắn lên, nhìn vào bếp gọi:
-Đẻ ơi đẻ! Sướng quá, đẻ ạ!
Bà Cử lúc ấy đương ngồi đun xanh cám lợn, thấy con gọi thì ngơ ngác quay ra đáp bằng một giọng hơi gắt:
- Cái gì thế?
Giọng chua chát của mẹ làm cho Phú hơi cụt hứng và hơi giận mẹ. Nhưng chợt nghĩ đến cảnh bần hàn bảy năm nay nó làm cho mẹ chàng hóa cấm cảu, khó chịu thì Phú lại động lòng thương. Chàng chạy xuống bếp, nói:
-Đẻ ạ, con chắc anh con sắp được tha!
Bà Cử ngơ ngác, trước thì còn hoài nghi, mà sau thì không tin nữa. Bà lại quay mặt nhìn vào xanh cám, hời hợt đáp:
-Mày chỉ được cái chuyện nhảm.
Phú vẫn cười, cố làm cho mẹ tin:
-Báo đăng rồi đấy mà! Hiện quan trên đương xét hồ sơ những người cách mệnh, để bên ấy xét rồi tha cho. Bây giờ ở bên Tây có sự thay đổi, đảng Xã hội và đảng Cộng sản...
Phú nói đến đấy thì bà mẹ cắt đứt:
- Thôi tao không chuyện rườm!
Bực mình, Phú lại ra ngồi ghế mây ngoài sân. Chàng không biết tìm cách nào làm cho mẹ chàng hiểu nổi. Rồi chàng thấy rằng một người đã chịu đau khổ như mẹ chàng đến nỗi không còn tin gì nữa, không còn dám hy vọng gì nữa, thì cũng không lạ gì. Phú ngẫu nhiên ôn lại quãng đời xưa... Từ khi Phú còn nhỏ lắm, phụ thân của chàng, ông Cử, đã bị bắt và bị đày đi Côn Đảo. Từ đấy, mẹ chàng vẫn can đảm sống bằng nghề quay tơ mà nuôi nổi ba con:
Minh, anh Phú, Tuất, chị Phú và Phú. Rồi anh Minh được bổ đi dạy học, rồi chị Tuất đi lấy chồng, rồi Phú vào trường trung học. Cuộc đời đã tưởng tốt đẹp. Công khó nhọc của bà Cử tưởng đã được đền bù... nào ngờ chưa được hai năm nhàn hạ thì Minh bị bắt, vào năm 1930 là năm Việt Nam Quốc dân đảng vỡ lở. Năm sau nữa Tuất góa chồng, quay về ở với mẹ với một đứa con thơ... Phú học đến năm thứ ba trường trung học thì cảnh túng thiếu khiến chàng phải bỏ đèn sách. Bà Cử cứ mỗi ngày một nhiều nợ thêm lên, già đi, hóa ra khó chịu thêm...
Phú không kiếm được việc làm, không biết học nghề gì cả, đành về quê nhà đóng cái vai trí thức thất nghiệp trong hương thôn. Bà Cử từ đấy tuyệt vọng, lấy sống làm vui, cả đến sự no ấm cũng không dám ao ước nữa. Một phiên tòa Đề hình đã kết án giáo Minh 15 năm tội đồ. Bà Cử không dám hy vọng đến cái thời xa lắc xa lơ kia mà coi con mình như đã chết hoặc trước khi con mãn hạn tù, thì bà cũng đã chết. Ngày nay... Thốt nhiên Phú kêu anh mình sắp được tha! Như vậy kể cũng khó tin thật. Phú chỉ còn cách cắt nghĩa cho kỹ nhưng không bao giờ bà Cử lại chịu để cho Phú cắt nghĩa. Mỗi khi nghe thấy Phú nói đến: “Đảng cộng sản bên Pháp” thì bà Cử lại giật nẩy mình lên đánh thót một cái và không cho Phú được nói tiếp. Bà sợ con bà sẽ bị vạ miệng. Bà cho con bà sắp hóa dại, hoặc nói chuyện làm quà.
Nghĩ thế, Phú tức lắm. Phú lại muốn vào bếp nói kỹ càng cho mẹ hiểu, để mẹ có hy vọng, để mẹ đỡ khổ, để mẹ được một chút vui mừng. Nhưng chợt một tư tưởng thoáng qua làm cho Phú vừa đứng lên lại ngồi xuống ghế. Liệu Minh có được tha về nay mai không hay là người ta sẽ giảm hạn tù từ 15 năm xuống độ 10 năm mà thôi? Nếu vậy, có nên nói với mẹ không? Phú sợ ngộ cái ảo tưởng của Phú sẽ làm cho Phú nói rõ thì mẹ chàng sẽ vì đó mà lại càng buồn bã hơn xưa. Chàng nghĩ thầm: “âu là chờ bao giờ có đích xác vậy”.
Gió hây hây thổi, đã có cái vẻ heo may. Nắng chiều rọi qua rặng tre ở góc sân in lên vách nhà hình bóng một cành tre đẹp như trong những tranh thủy mạc Tầu, lại còn rung rinh hoạt động nữa. Những mẩu lá tre úa rụng lả tả xuống sân, trước khi rơi xuống đất cứ quay tít theo chiều một chiếc ngư lôi vừa bị bắn ra khỏi miệng súng. Một cành lựu bị gió đẩy thỉnh thoảng lại chạm vào tai Phú, tinh quái như một người nhân tình. Phú nhìn lên trời, nhìn những đám mây thiên hình vạn trạng, nhìn kỹ cả những hình tròn tròn hiện trên da trời - phản ảnh của con người mà tầm mục quan chỉ đến được đấy thì hắt trở lại. Một cái diều vo vo những tiếng sáo như bị treo lưng chừng mây, trông như một vầng trăng đen, khiến Phú ngẫu nhiên có những cảm tưởng man mác buồn. Chàng bỗng tủi cho thân thế.
Phú đã 24 tuổi đầu mà còn cứ phải ăn hại mẹ, mà người mẹ khốn khổ, nghèo xơ nghèo xác! Chàng có một khối óc sáng suốt để suy nghĩ mà không biết để suy nghĩ vào việc gì cả. Chàng có hai cánh tay khỏe mạnh sẵn sàng làm việc mà xã hội không thèm mượn đến, không cắt cho một việc gì cả. Sự mầu nhiệm của tạo hóa, sự mang nặng đẻ đau của bà Cử, bao nhiêu công ăn học của Phú, ngần ấy cái chỉ kết quả nên Phú là một người thừa... Phú thấy rằng cái xã hội như vậy phải cải cách, không thể để thế được nữa. Cải cách? Chỉ còn có một đường là: không sợ chết, như những người đã há sinh cả tính mệnh lẫn con khôn vợ đẹp. Há sinh thì cũng không thể biết trước kết quả sẽ thế nào, song đã muốn thì phải há sinh... Khốn nỗi Minh đã há sinh mất rồi, đã để lại một cảnh gia đình tiều tụy, để lại một mẹ già chỉ còn có trông cậy ở Phú. Chàng thấy nếu không liều thì chỉ là người hèn nhát, mà liều thì sẽ phạm tội đại bất hiếu với mẹ - thật là tiến thoái lưỡng nan...
Phú đã sống những ngày buồn bực, cực khổ. Nhưng nay, thời cục đã làm cho Phú được phép lạc quan. Cũng như những người trí thức hiểu đời, Phú rất hy vọng vào Chính phủ Bình Dân Pháp. Xưa kia Phú không bao giờ dám hy vọng đến cái hy vọng ấy, nên chi khi thấy nay hy vọng kia đã hiện ra sự thực, thì Phú cũng vẫn phải hơi lo sợ, hơi nghi ngờ, mặc lòng rằng không dám tin vững thì chàng khổ sở lắm, và chàng không muốn phải nghi hoặc một phút bao giờ. Hằng ngày, những tin tức của Chính phủ Bình Dân bên Pháp càng làm cho Phú chứa chan hy vọng. Chàng cảm thấy rằng cái “sự không hiểu nhau” của hai dân tộc thế là không còn có nữa
- Người bị chinh phục đã có thể coi kẻ đến chinh phục như ân nhân của mình nếu mình không muốn bị một kẻ thù khác nữa, nếu mình không muốn bị diệt chủng hoặc bị tái nô. Cái việc có một không hai trong lịch sử nước Pháp là cuộc toàn thắng của thuyền thợ và nông dân, làm cho Phú được dịp nhận thấy rằng cái quan niệm quốc gia của chàng là hẹp hòi, là sai lầm, và có tội nặng nữa. Một nước Việt Nam độc lập trong đó có một ông vua độc lập hay một ông tổng thống Việt Nam, mà tựu trung vẫn không chắc giữ vững được bờ cõi, hoặc là vẫn để cho dân quê ngu dốt, đói khát lầm than thì quả nhiên không khi nào bằng một nước Việt Nam hộ thuộc của một nước Pháp trọng công lý hơn, của một nước Pháp nhân đạo hơn. Một con gà mái vừa cục cục vừa dắt díu mười hai con gà con đến chỗ trước mặt Phú làm cho sự mơ màng của chàng phải gián đoạn. Phú nhìn những con gà con mới nở xinh xinh, mỗi con trông như một cuộn nhung vàng ấy, mà thích chí quá, chỉ những muốn bắt để kề vào miệng, hôn... Chàng tự cười mình vì đã đi mượn mấy cuốn sách dạy nuôi gà, hy vọng giúp đỡ mẹ bằng cách nuôi gà theo phương pháp mới. Chàng lại nghĩ đến cái vườn rau một sào do chính tay chàng trông nom tưới bón theo những phương pháp khoa học, cũng do cái kiêu ngạo muốn giúp mẹ mà bày ra hai tháng rưỡi rồi kết quả vẫn chẳng thấy đâu vào đâu... Phú nghĩ thầm:
“Nay mai ta sẽ được gánh vác những bổn phận nặng nề hơn, ta sẽ được góp sức vào làm những công việc vĩ đại hơn”. Phú nghĩ thế là vì cái hy vọng nếu ông toàn quyền mới mà sang nhậm chức thì nước nhà sẽ được hưởng những sự cải cách lớn, Phú sẽ góp sức vào cuộc nâng cao trình độ tri thức và nhân sinh của dân quê, đạp đổ những hủ tục, giáo hóa cho nông dân có quan niệm về chính trị, truyền bá khoa học cho lan rộng, tổ chức những chính đảng, những nghiệp đoàn... Phú nghĩ thế rồi lại phải thôi, e mình mơ mộng nhiều quá. Cô Tuất về, với đống quần áo và đứa bé con trần truồng đeo sau lưng, Phú hỏi:
- Chị đã tắm cho cháu rồi? Bé ơi, ra đây với cậu.
Cô Tuất vừa đi vào nhà vừa nói:
- Ấy ông thủ ông ấy nhắn rằng cậu đọc báo xong chưa thì cho ông ấy mượn đấy.
-Đã xong đâu, tôi vừa mượn được có một lát.
Phú lại tìm tòi trong trang báo và nét mặt lộ đầy những vẻ sung sướng khi thấy bài phỏng vấn quan tổng trưởng Moutet của bà André Viollia. Chàng miệt mài như người ta đọc thư của nhân tình. Bỗng ngoài ngõ có tiếng hỏi:
-Bác Phú ơi, nhật trình có gì lạ không?
Phú vẫn cúi xuống tờ báo mà đáp:
- Ông vào chơi! Thú vị lắm ông ạ, quan toàn quyền và quan thống sứ cũng định xin đại xá cho hết thảy chính trị phạm. Thật là một tin mừng không ai ngờ.
Ông thủ quỹ, một người đứng tuổi, vẻ mặt tỏ ra là chỉ có nho học, tất tưởi bước nhanh vào, hỏi dồn:
-Đâu? Đâu?
Phú giơ tờ báo ra, nói:
-Đây này!
Ông thủ đọc ba phút rồi ngơ ngác như bị mất cắp:
-Lạ nhỉ! Tôi không ngờ đấy!
Phú đứng lên nhường ghế, nói một cách kiêu ngạo:
- Tôi vẫn bảo ông cứ nên tin vững ở nội các Bình Dân kia mà.
- À, đây là ảnh quan tổng trưởng mới!
-Phải, từ khi đảng Xã hội còn kém thế, quan tổng trưởng lúc ấy chỉ mới là một ông nghị, cũng đã nhiều lần lên diễn đàn cãi cho Đông Dương. Chúng ta có hy vọng nhiều lắm.
-Bác đã thưa chuyện cho cụ Cử nhà rõ tin rằng...
- Chưa, để đích xác hơn đã. Tôi sợ anh tôi không được về hẳn, hoặc là chỉ được giảm hạn thì đẻ tôi lại buồn thêm. Ông thủ châu đầu xuống tờ báo, chăm chú đọc, Phú vào nhà lấy thêm cái ghế mây nữa ra sân. Giữa lúc ấy, ngoài ngõ có tiếng người:
- Thủ quỹ trong này đây phỏng?
- À, kìa ông lý! Ông lên quan về có việc gì lạ đấy không?
Ông lý vào, lắc đầu, thất vọng:
- Nguy lắm! Nước lên to lắm. Quan sở tại đòi riêng làng nhà phải có ít ra là năm chục phu đi tạp dịch.
Ông thủ nói:
- Năm chục thì đào đâu ra? Làng ta còn bao nhiêu bạch đinh? Chả nhẽ có chân tư vấn cũng phải đi hộ đê.
Ông lý cau có:
- Thế mới rầy rà! Lại còn bao nhiêu người vắng mặt là khác! Quan bảo đứa nào đi vắng thì đã có vợ con chúng nó thay! Cậu Phú ạ, việc quan tôi cứ phép công tôi làm, âu là ai không có chân tư văn tôi bắt đi ráo cả một lượt vậy.
Phú cười khanh khách:
- Thôi thế thì tôi phải đi rồi!
- Chứ gì! Tôi chẳng nể ai cả, vì nếu thiên tư thì không xong.