Âm Vị Học & Tuyến Tính

Tác giả : Cao Xuân Hạo
  • Lượt đọc : 2
  • Kích thước : 19.06 MB
  • Số trang : 411
  • Đăng lúc : 6 tháng trước
  • Số lượt tải : 89
  • Số lượt xem : 895
  • Đọc trên điện thoại :
Cuốn sách này là một bản dịch từ nguyên văn cuốn "Phonologie et linearite" viết xong năm 1980 và được Hội Nghiên cứu Ngôn ngữ học và Nhân loại học Pháp quốc (SELAF) xuất bản năm 1985 tại Paris.
Khi khởi công viết cuốn sách này (1976), tôi không có ý định xuất bản nó. Sở dĩ nó được viết bằng tiếng Pháp chẳng qua cũng vì hỏi ấy tôi chưa có đủ thuật ngữ và biểu thức tiếng Việt để diễn đạt những ý tưởng hơi khó diễn đạt vì nhằm phủ nhận một quan điểm đã trở thành truyền thống trong nền ngôn ngữ học phương Tây, hơn nữa lại là một truyền thống mà ngôn ngữ học phương Tây lấy làm tự hào: quan điểm chiết đoạn luận. Mục địch của tôi hồi ấy chỉ là thử xem những ý nghĩ của minh liệu có thể trinh bày thành một hệ thống lập luận không đến nỗi qua phi lý hay không.
Năm 1978, do một sự ngẫu nhiên may mắn, GS. Phạm Đức Dương trong một chuyến di công tác vào TP. Hồ Chí Minh đã tình cờ trông thấy bản thảo của tôi và mượn nó ra Hà Nội để in "xé-len" nhằm góp thêm vào xấp tài liệu của Viện Đông Nam Á dành cho việc trao đổi với khách nước ngoài. Năm sau, nó đến tay BS. Nguyễn Khắc Viện, rồi được chuyển đến SELAF. Cơ quan này, căn cứ vào bản nhận xét của GS. Andre Haudricourt và GS. Claude Hagege, đã quyết định xuất bản cuốn sách này. Nhờ có GS. Jean - Pierre Chambon và GS. Nguyễn Phủ Phong trông nom việc ấn loát, cuốn sách đã ra đời năm 1985 và đã gây được một tai tiếng vang có ít nhiều thiện cảm trong các tạp chí cùng ngành ở châu Âu và ở Mỹ.
Nhân đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với các ăn nhân nói trên, cũng như những bạn đồng nghiệp đã nâng đỡ và khích lệ tôi từ ba bốn mươi năm trước, đặc biệt là GS. Nguyễn Tài Cẩn và GS. Hoàng Tuệ.
Nội dung chủ yếu của cuốn sách vốn là một luận đề phê phản những định kiến sai lầm đã vô hình trung lọt vào những nguyên lý làm cơ sở cho lý thuyết âm vị học cổ diễn vốn chỉ phản ánh cách trị giác đặc thù của những người bản ngữ tiếng châu Âu, mong tìm ra những nguyên lý thực sự ngôn ngữ học và những thủ pháp hữu hiệu làm cho âm vị học có được tinh phổ quát dịch thực. Trong khi làm như vậy dĩ nhiên người viết phải soát kỹ toàn bộ vốn tri thức và phương pháp của âm vị học đương đại, kể cả những điểm sơ đẳng nhất, cho nên tôi hy vọng cuốn sách sẽ có ích cho cả những người không chuyên, dù đó là những người không tán thành quan điểm của tác giả ngay từ đầu.
Theo lời đề nghị của Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và Nhà Xuất bản Khoa Học Xã Hội, nay tôi xin dịch cuốn sách ra tiếng Việt để sinh viên và các bạn đồng nghiệp (nhất là những bạn không đọc được tiếng Pháp) dùng làm tư liệu. Cũng xin nói trước rằng tuy ngành ngôn ngữ học của ta đã tiến những bước lớn, song thuật ngữ ngôn ngữ học vẫn chưa phải là đã hoàn toàn chuẩn hoa, cho nên tôi vẫn còn vấp phải khá nhiều khó khăn trong khi dịch và thật tinh không đảm chắc là đã diễn đạt được thật rõ ràng và chính xác những điều cầu diễn đạt.
Trong khi dịch tôi muốn sao lại thật dùng cải nội dung đã trình bày cách đây mười mấy năm. Tuy nhiên, tôi vẫn buộc lòng phải trừ một vài chỗ không thể không lược bỏ hay chỉnh lý chút ít. Xin các độc giả lượng thử và sẵn lòng chỉ bảo thêm cho.
CAO XUÂN HẠO